Jun 14, 2018
Câu
chuyện nguyên một tập thể cô giáo tại Thanh Chương quỳ gối khóc lóc trước một
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện để xin trường mầm non mà các cô đang dạy được mở
cửa trở lại đã chìm sâu dưới những cơn nóng giận của mạng xã hội trước các việc
khác trọng đại hơn, như Đặc khu kinh tế, như anh Will Nguyễn bị bắt, 300 ngàn
đồng để đi biểu tình, hay cách giảng giải “đám mây”… Nhưng theo tôi, hình ảnh
quỳ gối có liên quan mật thiết, nếu không muốn nói là nhân quả của Đặc khu kinh
tế, Luật An Ninh mạng cũng như hầu hết các tiêu cực, tha hóa, bợm bãi, và tất
cả những tính từ miêu tả cái xấu, cái ác tại Việt Nam.
tập thể cô giáo tại
Thanh Chương quỳ gối khóc lóc trước một Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện
Cộng
Sản Việt Nam cai trị dân bằng công thức “xin-cho”. Trong đời sống chính trị,
kinh tế, xã hội, giáo dục, ngay cả văn hóa mọi thứ người dân đều phải xin. Xin
cả những thứ không thuộc về nhà nước, bằng không sẽ không được cho phép sử dụng
tới: Internet là thành quả của nhân loại nhưng cho phép người dân sử dụng ra
sao thì thuộc bàn tay nhà nước. Giáo Dục là xương sống phát triển của một quốc
gia, thiếu cơ chế giáo dục hợp lý giáo dục Việt Nam trở thành con tin của Đảng
qua cơ chế xin cho. Cơ chế này thể hiện rất rõ trong hệ thống giáo dục qua câu
chuyện mua bán chỗ đứng lớp của hơn 500 cô giáo tại Dak Lak bị mất việc vừa
qua.
Tác
hại việc xin cho lâu ngày ăn mòn lòng tự trọng của quần chúng. Người dân xem
việc ngồi chờ nhiều tiếng đồng hồ để xin một tờ giấy khai tử cho người thân là
bình thường, họ không nghĩ rằng cơ chế xin cho đã cướp mất quyền được phục vụ
từ nhà nước, nơi có bổn phận cấp cho họ tờ giấy xác nhận người đã chết. Xin
giấy khai tử là chuyện nhỏ, quỳ gối xin được dạy học là chuyện to hơn. Động tác
quỳ gối làm cho người nhìn thấy bức ảnh này xấu hổ. Bởi là con người, không ai
không cảm thấy xấu hổ cho việc làm này. Xấu hổ là một phản xạ của một sinh vật
có lý trí vì động tác quỳ chỉ có thể xảy ra cho một hay nhiều người khi bị quân
thù buộc phải quỳ trước họng súng. Hai nữa một người phải quỳ khi xin tha mạng
cho mình hay chính người thân của mình, có nghĩa là chấp nhận hay tự nguyện quỳ
trong trường hợp tính mạng bị đe dọa, bằng không hiếm có ai quỳ để xin… việc
làm. Thà như người ăn xin ngoài chợ, còn hơn làm thầy cô giáo trong hình ảnh
quỳ gối như câu chuyện vừa xảy ra.
Nhưng
với Việt Nam, cô giáo mất trắng tiền tươi thóc thật để xin một chân dạy học là
câu chuyện không còn làm cho ai ngạc nhiên. Cái trường mầm non mà các cô làm
việc không biết “xin” nên không được “cho” Chỉ khốn khổ cho những con người yếu
ớt nhẹ dạ trong xã hội Việt Nam hôm nay. Nếu cái trường Mầm non này hiểu rành
rẽ kỹ thuật bôi trơn thì họ đâu đến nỗi phải quỳ, mà ngược lại là đàng khác.
Cũng câu chuyện “xin-cho” nhưng khi kẻ “xin” bỏ quá nhiều tiền thì kẻ “cho” trở
thành con tin, vừa hèn hạ vừa xuẩn động. Câu chuyện ba Đặc khu kinh tế là một
trong hàng trăm ví dụ.
Hèn
hạ khi tìm mọi cách biện minh rằng ba vị trí chiến lược này không phải cho
Trung Quốc thuê, và nếu có cho Trung Quốc thuê chăng nữa thì cũng như các khu
China Town của Tàu tại Mỹ tại Tây mà thôi không có gì phải lo. Xuẩn động khi dự
luật đang trên bàn của mấy ông nghị gật, thì ngoài kia các loại xe cơ giới đã
ầm ầm hoạt động. Đường băng cho phi cơ hạ cánh đã thành hình, đất đã được phân
lô và rao bán công khai tại địa phương nơi được gọi là đặc khu kinh tế.
Luật
An ninh mạng là một hình thức “xin-cho” khác. Có điều, Nhà nước tự quyền cho
cái mà họ không làm ra, hay nói chính xác hơn cái không thuộc về họ. Internet
là sản phẩm chung của nhân loại sau khi đã qua nhiều đợt hoàn thiện. Người sử
dụng Internet phải trả cước vận chuyển và không một nước nào của phương Tây đòi
hỏi người dùng phải tuân thủ điều luật nào ngoài phạm vi an ninh cho đất nước
của họ. An ninh mạng (Cyper Security) bao gồm hacker, tấn công, ăn cắp dữ liệu
của người dùng, lừa đảo, lợi dụng internet tập trung, huấn luyện chế tạo vật
phẩm với mục đích khủng bố. Không nước nào có hành động ngăn cấm việc bày tỏ
chính kiến, phản biện hay phê bình chính phủ, ngoại trừ bốn nước độc tài còn
sót lại trên trái đất trong đó có Việt Nam.
Quen
với tư duy xin cho những ông chủ ngồi trong phòng lạnh tuy không run vì nhiệt
độ của hàn thử biểu nhưng lại run thật sự khi thấy dân “lợi dụng” trang mạng xã
hội để phê phán, nguyền rủa, khai quật, phát tán, những hình ảnh, con người, sự
kiện tiêu cực của chế độ. Nếu đến nước này thì có “xin” cũng không “cho” nữa.
Một lý do quan trọng hơn: không cho vì người dân không bôi trơn khi vào mạng xã
hội, vì vậy cơ quan chức năng “kiểm soát” internet không có cái để ăn thì làm
sao cho?
Huy
chương nào cũng có mặt trái của nó. Mặt trái của việc thông qua Dự luật An ninh
mạng là ngay lập tức thị trường chứng khoán rơi tự do và kéo theo hệ lụy cho
doanh nghiệp nước ngoài trong các sinh hoạt của họ trong tương lai gần. Việt
Nam nhìn vào Trung Quốc như một chỗ dựa nếu có vấn đề kỹ thuật xảy ra như
Google hay Facebook rút khỏi Việt Nam thì Trung Quốc nhảy vào thay thế. Tuy
nhiên nhà cầm quyền tính sai một nước cờ, người Việt Nam muôn đời không thể
sống chung với Trung Quốc, ngay cả những con chữ Baidu hay Weibo, Renren hoặc
Yoku cũng làm họ dị ứng rồi thì làm sao họ có thể “đồng hành” với những ai còn
quá ngây thơ về ý tưởng này.
Ngày
10 tháng 6 không làm cho họ sáng mắt ra chút nào hay sao?
Tác
giả gửi Trí Việt News
No comments:
Post a Comment