23/06/2018
Người
ta nói ‘hoà bình là sự tiếp nối của chiến tranh theo một cách khác’. Nhưng cuộc
chiến ngôn từ ở Việt Nam có thể nói chưa từng có ngày hoà bình kể từ sau năm
1975. Cụm từ mà người dân miền nam nghe nói tới nhiều nhất ngay sau khi chiến
tranh kết thúc là ‘cải tạo’.
Đó là lần hiếm hoi trong lịch sử những con người ít hiểu biết và nghèo khó hơn
đi ‘cải tạoủa’ những người am hiểu và có đời sống tương đối sung túc. Sau khi
được ‘cải tạo’, Sài Gòn mất đi vẻ hào hoa và từ chỗ là hòn ngọc phương đông chỉ
còn là thành phố Hồ Chí Minh ngủ vùi trong vinh quang đã mất trong nhiều năm
sau đó. Tướng Lê Minh Đảo, một trong những người kiên quyết trụ lại Sài Gòn và
phải đi ‘cải tạo’ tới 17 năm, nói với tôi cách đây vài năm đó là “đi đày chứ cải
tạo gì”.
Cụm
từ thứ hai dân cả ba miền bắc, trung, nam đều biết đó là ‘xã hội chủ nghĩa’ vốn có
trong tên nước Việt Nam từ tháng 7/1976. Việt Nam có phải là nước xã hội chủ
nghĩa không? Câu trả lời chắc chắn là không và cũng chưa bao giờ từng là nước
xã hội chủ nghĩa. Vậy tại sao Việt Nam lại là nước có lẽ là duy nhất trên thế
giới hiện vẫn còn các chữ ‘xã hội chủ nghĩa’ trong tên nước? Đây có phải là điều
sai trái không? Nhà hoạt động JB Nguyễn Hữu Vinh từng đem điều này ra hỏi một sỹ
quan an ninh Việt Nam và sau đây là câu trả lời và đối thoại tiếp theo giữa hai
bên.
–
Bây giờ Việt Nam chưa phải là chủ nghĩa xã hội, nhưng sẽ tiến đến chủ nghĩa
xã hội, đó là mục tiêu sẽ hướng đến nên đặt tên nước ghi như vậy là đúng chứ
sao lại sai.
– Nếu bây giờ một cậu bé phấn đấu để sau này làm Thủ tướng, mục đích của nó rất rõ ràng nhưng nó đang là học sinh, vậy nó có thể in danh thiếp là “Thủ tướng nước Việt Nam Trần Văn Quai” để giao dịch với mọi người được không?
– Như thế thì không được, anh đang là học sinh, là công nhân hay nông dân thì chỉ ghi đúng như vậy thôi chứ, chắc gì anh ta đã làm được thủ tướng.
– Nhưng mục đích, mục tiêu của nó là sẽ làm thủ tướng, cũng như Việt Nam có mục tiêu là chủ nghĩa xã hội, sao nước ta chưa đến chủ nghĩa xã hội lại ghi là chủ nghĩa xã hội được mà nó lại không được ghi danh thiếp là Thủ tướng? Thôi, cứ cho là có thể nó không được làm thủ tướng đi, vì nó khó, nhưng chắc chắn nó sẽ làm được điều này, là nó sẽ chết. Vậy danh thiếp nó có thể ghi là “Hồn ma Trần Văn Quai” để đi giao dịch được không?
– Nếu bây giờ một cậu bé phấn đấu để sau này làm Thủ tướng, mục đích của nó rất rõ ràng nhưng nó đang là học sinh, vậy nó có thể in danh thiếp là “Thủ tướng nước Việt Nam Trần Văn Quai” để giao dịch với mọi người được không?
– Như thế thì không được, anh đang là học sinh, là công nhân hay nông dân thì chỉ ghi đúng như vậy thôi chứ, chắc gì anh ta đã làm được thủ tướng.
– Nhưng mục đích, mục tiêu của nó là sẽ làm thủ tướng, cũng như Việt Nam có mục tiêu là chủ nghĩa xã hội, sao nước ta chưa đến chủ nghĩa xã hội lại ghi là chủ nghĩa xã hội được mà nó lại không được ghi danh thiếp là Thủ tướng? Thôi, cứ cho là có thể nó không được làm thủ tướng đi, vì nó khó, nhưng chắc chắn nó sẽ làm được điều này, là nó sẽ chết. Vậy danh thiếp nó có thể ghi là “Hồn ma Trần Văn Quai” để đi giao dịch được không?
Dĩ
nhiên nhân viên an ninh không thể trả lời được vì đây có lẽ là sự đánh tráo
khái niệm rõ rệt nhất.
Tới
thời gian gần đây hơn, ngoài những tranh luận về ‘phí’ và ‘giá’, người ta nghe
tới hành động ‘đầu thú’ của Trịnh Xuân Thanh. Cho tới khi ông Thanh ngỏ ý trước
toà muốn sang lại Đức thăm vợ con trước khi về thi hành án thì người ta hiểu ‘đầu thú’ theo kiểu xã hội
chủ nghĩa có nghĩa là người ta tóm anh, tống vào xe, cho lên chuyên cơ rồi đưa
lòng vòng về trình diện công an và buộc anh phải nói mọi việc không phải thế.
Rồi
trong hai tuần gần đây, ngoài những dây thép gai, nơi tạm giam dã chiến, những
cảnh khiêng người như súc vật và những hình ảnh máu me trên thân thể và quần áo
của những người biểu tình ở nơi từng là Sài Gòn, cuộc chiến ngôn từ tiếp diễn với
cụm từ ‘tụ tập đông người’.
Việt
Nam tự hào là nước châu Á khá bao dung với người đồng tính và đã có biết bao cuộc
‘tụ tập đông người’ nhiều sắc màu, có lẽ đông hơn nhiều so với các cuộc biểu
tình gần đây nhưng chính quyền chấp nhận điều đó.
Họ
chấp nhận sự khác biệt về giới, hoặc buộc phải làm như vậy, nhưng không chấp nhận
khác biệt về quan điểm chính trị.
Vậy
tại sao người ta lại không coi các đợt xuống đường mới đây nhất là biểu tình
trên phương diện ngôn từ mặc dù quyền biểu tình đã được ghi nhận tại Điều 25 của
Hiến pháp 2013, vốn đứng trên mọi quy định khác của pháp luật. Xin được trích
khá dài những gì mà một trang web chính thống của Việt Nam đã đăng từ vài năm
trước (http://tuphaptamky.gov.vn/2014/news/Gop-y-Hien-phap/Nhu-cau-luat-hoa-quyen-bieu-tinh-theo-Hien-phap-nam-2013-1518.html)
:
“Biểu
tình không phải là câu chuyện hoàn toàn xa lạ ở Việt Nam. Quyền biểu tình của
nhân dân được du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc, cùng với những tư tưởng
tự do khác. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, biểu tình là một công cụ hữu
hiệu mà Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) sử dụng để vận động đấu
tranh chống chính quyền thực dân, phong kiến.
“Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều cuộc biểu tình tại miền Nam Việt Nam
chống chế độ bù nhìn của Mỹ, chống chiến tranh của nhiều tầng lớp nhân dân đã nổ
ra, góp phần thay đổi nhận thức của xã hội và của quốc tế về cuộc chiến tranh
phi nghĩa do Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Những cuộc biểu tình lúc này chính là
những xúc tác quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Như vậy,
biểu tình không phải là khái niệm xa lạ, mới mẻ ở Việt Nam mà với đặc thù lịch
sử ở Việt Nam, biểu tình phải được hiểu là ủng hộ và yêu nước.”
“Quyền
biểu tình tuy không được ghi nhận trực tiếp trong Hiến pháp năm 1946 nhưng nó
cũng được hiểu là nội hàm của quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp. Hai tuần
sau khi giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh về quyền biểu tình,
đủ cho thấy tư duy đúng đắn và quan niệm ủng hộ một quyền quan trọng của người
dân của chính quyền dân chủ cộng hòa non trẻ. Tại các bản Hiến pháp sau này của
Việt Nam, quyền biểu tình luôn được ghi nhận đầy đủ: Điều 25 Hiến pháp năm
1959, Điều 67 Hiến pháp năm 1980, Điều 69 Hiến pháp năm 1992 và Điều 25 Hiến
pháp năm 2013.”
Bài
đăng trên trang web này cũng nói thêm: “Hiện nay, mỗi khi có các cuộc biểu tình tự phát của người
dân thì các cơ quan nhà nước ở Việt Nam thường áp dụng Nghị định số
38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật
tự công cộng. Tuy nhiên, Nghị định này lại nhằm để điều chỉnh hành vi “tập
trung đông người ở nơi công cộng” chứ không phải là điều chỉnh các hoạt động biểu
tình… Theo quy định của Nghị định này, các hoạt động tập trung đông người chỉ
được diễn ra khi có sự “cho phép” Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
“Quy định
này là hoàn toàn trái với tinh thần của pháp luật về biểu tình. Biểu tình là một
quyền tự do, người dân chỉ cần “thông báo” đến cơ quan nhà nước về việc tổ chức
biểu tình chứ không phải là “xin - cho”. Đồng thời, các quy định của Nghị định
này đều thể hiện rõ xu hướng là tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước trong công
tác quản lý chứ không phải là tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền của
mình. Hơn nữa, biểu tình là một quyền hiến định và vì thế, những nội dung liên
quan đến quyền này chỉ có thể được ghi nhận trong luật chứ không thể dùng nghị
định để điều chỉnh.”
Trích
dẫn dài như vậy để cho thấy không phải không có các ‘đồng chí’, một sự đánh
tráo khai niệm khác, hiểu rằng nên chấm dứt cuộc chiến ngôn từ và cuộc chiến
quyền lực giữa người dân và chính quyền. Nhưng số ‘đồng chí’ đi ngược lại xu hướng
này còn đông hơn trong khi những người sẵn sàng thực hiện quyền hiến định của
mình còn quá ít ỏi. Họ thậm chí còn không dám tham gia cuộc chiến ngôn từ. Và
đây sẽ là đề tài của blog sắp tới – tin thất thiệt chính thống.
No comments:
Post a Comment