J.B
Nguyễn Hữu Vinh, viết từ VN
30/06/2018
Nhân câu chuyện “Luật
Đặc khu” đang rất nóng trong lòng xã hội Việt Nam, BVN xin đăng lại một bài
viết đã hơn 4 năm về trước của J.B. Nguyễn Hữu Vinh mà hôm nay đọc lại vẫn
nguyên tính thời sự “trông người mà ngẫm đến ta”.
Bauxite
Vietnam
-----------------------------
2014-03-18
Người
dân Simferopol, Crimea đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3/2014.
AFP PHOTO / VIKTOR DRACHEV
Sáng
nay, 17/3/2014, Crưm (Crimea), phần lãnh thổ của Ukraina đã công bố kết quả “bỏ
phiếu” để ly khai Ukraina và sáp nhập vào Nga. Kết quả được công bố là 96% số
phiếu ủng hộ việc ly khai khỏi Ukraina để sáp nhập phần lãnh thổ này vào nước
Nga. Như vậy, về hình thức, số phận của vùng lãnh thổ Crưm đã được định đoạt.
Ukraina,
một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã tách ra khi khối cộng sản đổ sụp với
những hệ lụy chưa dứt bởi sau khi chế độ cộng sản bạo tàn chấm dứt, đất nước
này lại bị cai trị bởi nhà độc tài mang tên “Tổng thống” - một hình thức độc
tài mới theo kiểu Putin. Ở đó, Tổng thống Viktor Yanukovych đã sống như đế
vương với đầy đủ sự xa hoa, sang trọng có thể có của một ông hoàng và mang đầy
đủ sự căm phẫn đến tột độ của người dân. Kết quả là một cuộc lật đổ ngoạn mục
và con đường của nhà độc tài là tháo chạy đến đồng minh. Thông thường, các chế
độ độc tài tìm đến nhau ở những điểm chung để nương náu. Ở đây, Yanukovych đã
tìm đến Putin.
Crưm
với diện tích gần 30 nghìn km2 và số dân gần hai triệu người, trước khi xảy ra
biến cố ở Ukraina, nó vẫn thuộc về Ukraina. Nhưng, kể từ khi chính biến xảy ra
ở Ukraina, nhà độc tài “Tổng thống Viktor Yanukovych và các phụ tá chạy trốn
khỏi dinh thự tổng thống bằng trực thăng” sang Nga, thì tình hình tại đây có
nhiều biến động. Những đoàn quân không đeo phù hiệu, những đoàn chiến xa, trực
thăng của Nga bay trên bầu trời Crưm, viên “Tổng thống” lưu vong trên đất Nga…
đã làm tình hình Crưm nóng lên từng ngày. Thế rồi với chiêu bài “bảo vệ lợi
ích” của Nga trên khu vực này, Nga đã triển khai các hành động quân sự. Đi đôi
với các hành động quân sự, là bộ máy ở Crưm được vận hành theo chiều hướng đổ
về nước Nga ngoại bang. Kết quả là đi tới một cuộc “Trưng cầu dân ý” để “lấy ý
kiến nhân dân” về việc sáp nhập vào Nga.
Và
dĩ nhiên là con số 96% cử tri đi bỏ phiếu đã chọn cách bám theo Nga. Điều mà
người Nga mong đợi và cũng là những người yêu mến Ukraina cảm thấy xót xa đau
đớn. Nhưng, điều nguy hiểm hơn, là việc này đã tạo một tiền lệ cho việc đòi sáp
nhập vào Nga lan sang các vùng khác của Ukraina.
Thế
nhưng, chẳng lẽ cả khu vực rộng lớn 30.000 km vuông và hai triệu dân Crưm đã
không ý thức được vấn đề dân tộc, đất nước… khi họ đồng tình với việc sáp nhập
vào Nga? Tôi nghĩ rằng không hẳn vậy. Mặc dù có thể là cuộc “Trưng cầu dân ý”
đã nêu lên tỷ lệ phiếu gần như tuyệt đối.
Sở
dĩ những nghi ngờ này có cơ sở tồn tại, chỉ vì việc gọi là “Trưng cầu dân ý”
được thực hiện trong hoàn cảnh của Crưm nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga.
Quân đội Nga hiện đang kiểm soát phần lớn bán đảo đông người Nga sinh sống này
và các cử tri được cho là sẽ ủng hộ việc tách khỏi Ukraina. Trong khi đó Nga
can thiệp vào Crưm bằng cách kiểm soát các tòa nhà chính quyền và phong tỏa
quân lính Ukraina tại các căn cứ của họ sau khi Tổng thống thân Nga Viktor
Yanukovych bị Quốc hội Ukraina phế truất trước sức ép biểu tình ở Kiev ngày
22/2.
Những
lời nói từ chính miệng Tổng thống Nga Putin lộ rõ sự dối trá khi cho rằng lực
lượng mặc quân phục giống Nga không mang phù hiệu là “Lực lượng phòng vệ của
Crưm” đã nhanh chóng bị lật tẩy. Những lời nói này, chỉ khẳng định thêm một lần
nữa rằng cái nguồn gốc cộng sản trong con người Putin vẫn chưa mấy thay đổi,
chỉ chờ dịp là tái diễn mà thôi.
Trông
người lại ngẫm đến ta
Làn
sóng người TQ tràn ngập lãnh thổ Việt Nam, các phố Tàu, xóm trọ người Tàu, khu
công nghiệp người Tàu khắp nơi. Citizen photo. Photo: RFA
Thoạt trông, những thông tin về tình
hình Ukraina được đăng tải trên báo chí Việt Nam, đa phần có thái độ ủng hộ và
đưa tin có lợi cho việc chiếm đóng và bành trướng của Nga làm người ta giật
mình.
Cái giật mình này cũng dễ hiểu, đó là sự giật mình về số phận của một dân tộc,
một đất nước, một vùng lãnh thổ đang bên cạnh một kẻ lớn xác, nhưng mang đầy dã
tâm xâm lược. Đặc biệt là khi ở đó có một bộ máy cầm quyền hèn nhát luôn tìm
cách vừa lòng quân giặc, ngược lại luôn hung hãn với dân.
Người
ta có quyền đặt câu hỏi: Nếu một ngày nào đó, hoàn cảnh đất nước Việt Nam chúng
ta trước bọn bành trướng Bắc Kinh tương đồng hoàn cảnh Ukraina trước nước Nga
hiện nay, điều gì sẽ xảy ra? Những điểm tương đồng sau đây cho chúng ta những
điều e ngại.
-
Trước hết, với làn sóng người Trung Cộng tràn ngập lãnh thổ Việt Nam không chỉ
ở Miền Bắc, Miền Trung và cả Miền Nam, không chỉ là du lịch, làm ăn một năm dăm
bảy tháng mà là các dự án thuê đất trồng rừng, cho thuê đất, biển đến 70 năm,
các công trình dân dụng, công nghiệp đều có nhà thầu Trung Quốc… Các phố Tàu,
xóm trọ người Tàu, khu công nghiệp người Tàu khắp nơi. Ai dám chắc chắn rằng sẽ
không có lúc nào đó, theo gương người Nga, nhà cầm quyền Trung Quốc không đưa
binh lính, xe tăng, đại bác và các phương tiện chiến tranh đến Việt Nam để “bảo
vệ lợi ích” của đám người Tàu đã cắm chốt tại đó?
-
Với hai đảng “cùng ý thức hệ cộng sản”, khi lòng dân nổi giận, ai dám khẳng
định rằng khi đó, Đảng CSVN không chạy sang Tàu để tìm chỗ dựa vững chắc cho sự
tồn tại của ý thức hệ cộng sản. Và cũng chính vì thế, trên đất nước sẽ không
thể thiếu những trò chính trị cù nhầy, bịp bợm, đánh tráo.
-
Hẳn nhiên khi đó, chúng ta sẽ có những cuộc “Trưng cầu dân ý” và với sự lãnh
đạo “sáng suốt, tài tình và tuyệt đối” hiện nay của Đảng CS, thì tỷ lệ 96% thì
còn là quá ít. Hãy nhìn xem cuộc “Lấy ý kiến về Dự thảo Hiến pháp” (LYKDTHP)
vừa qua ở Việt Nam thì sẽ rõ. Những con số hàng chục triệu ý kiến đồng tình với
bản Dự thảo Hiến pháp mà tuyệt nhiên không thấy những ý kiến ngược lại đã nói
lên tất cả. Thậm chí, riêng tỉnh Bình Dương chỉ với 1,5 triệu dân đã có… hơn 44
triệu ý kiến đóng góp Dự thảo Hiến pháp. Thế nhưng, cả nước lại chỉ có 26 triệu
ý kiến góp ý, sửa đổi Hiến pháp (?). Mặc dù con số, lời nói và thực tế cứ đá
nhau ào ào như vậy, nhưng Đảng vẫn cho rằng, như vậy là “hợp lòng dân”.
-
Khốn nỗi, Đảng cứ đổ cho “cỗ lòng” của người dân, nhưng những “cỗ lòng” đó cứ
chịu oan khuất mà không thể kêu lên như đám học sinh ngoài đường là: “đéo hợp”.
-
Điểm tương đồng tiếp theo, là căn bệnh đánh tráo theo kiểu “bầu cua tôm cá”
được sử dụng thành thạo bởi nhà nước độc tài gốc cộng sản. Đó là hình thức “lấy
ý kiến”. Nếu như ở cuộc LYKDTHP vừa qua ở Việt Nam, tờ giấy ghi ý kiến đưa đến
cho người dân chỉ được có hai cách đánh dấu là: 1* Đồng ý với toàn văn dự thảo
(xin ghi nguyên chữ Đồng ý). 2* Đồng ý với nội dung khác trong dự thảo và xin
bổ sung những điều, khoản…
Theo
cách đưa ra hai lựa chọn đó, Đảng chắc chắn nắm phần thắng theo kiểu “Tao bảy,
mày ba” còn nếu không đồng ý thì “mày ba, tao bảy” - một trò chợ giời.
Thì
ở cuộc Trưng cầu dân ý tại Crưm, người ta cũng có hai lựa chọn:
1*
Bạn có đồng ý với việc Crưm được sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga hay
không?”
2*
Bạn có muốn khôi phục Hiến pháp 1992 và Crưm vẫn là một phần lãnh thổ của
Ukraine?”.
Và
kết quả là “tuyệt đại đa số” nhân dân Việt Nam ủng hộ, đồng ý với bản DTHP do
Đảng và Nhà nước đưa ra.
Và
kết quả là 96% số người đồng ý sáp nhập lãnh thổ Crưm vào Nga.
Và
điều đó cũng có nghĩa là một tương lai đang hiện dần ra trước mắt: Crưm hôm
nay, Việt Nam ngày mai.
Hà
Nội, ngày 17/3/2014.
Ngày
chiến thắng Trung Quốc xâm lược trên biên giới Phía Bắc
J.B
N.H.V
__________
*
Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
No comments:
Post a Comment