Thursday, 21 June 2018

BAO GIỜ TRUNG QUỐC THẮNG GIẢI WORLD CUP? (Ngô Nhân Dụng)




Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Trung Quốc chỉ được dự vô Giải Túc Cầu Thế Giới World Cup đúng một lần, năm 2002, khi Nhật Bản và Nam Hàn đứng cái tổ chức. Trong vòng loại năm đó, các cầu thủ Trung Quốc không làm được một bàn nào cả. Những năm sau đó, đội banh Trung Quốc đã thua những trận ê chề; thua Brazil 0-8 vào Tháng Chín, 2012; thua Uzbekistan 1-2 hồi Tháng Sáu, 2013, chín ngày sau thua Thái Lan 1-5.

Vậy đến năm nào Trung Quốc sẽ thắng giải World Cup?

Trước năm 2050, theo “chỉ thị” của Chủ Tịch Tập Cận Bình.

Năm 2015, Tập Cận Bình đã đưa ra ba mục tiêu: Phải được dự World Cup; phải tổ chức một World Cup; và thắng giải một lần trong vòng 30 năm.

Điểm thứ nhất đến nay chưa đạt được. Năm nay không được dự World Cup, đội Trung Quốc thua cả đội Syria 0-1 mà nước Syria chỉ có 18 triệu dân, lại đang ăn bom đạn suốt ngày đêm. Quá nhục nhã, dân lục địa đã đi biểu tình chửi đội banh nhà!

Điểm thứ hai, dư sức làm; vì Trung Quốc rất nhiều tiền, kể cả tiền hối lộ những người có quyền bỏ phiếu quyết định trong FIFA, nếu có thể. Tổ chức này đầy tai tiếng vì ăn hối lộ. Các nước Nga và Qatar bị nghi ngờ đút tiền nên giành được việc tổ chức World Cup. Trong số 22 người năm 2010 bỏ phiếu cho Nga và Qatar tổ chức World Cup, bảy người đã bị chính phủ Mỹ truy tố; cầu thủ nức tiếng Đức Franz Beckenbauer đang bị điều tra ở Đức và Thụy Sĩ; cầu thủ Tây Ban Nha Angel Maria Villar bị bắt Tháng Bảy vừa qua; và năm người khác bị ủy ban đạo đức của FIFA phạt.

Điểm thứ ba, Trung Ương Đảng và Nội Các đã ra lệnh thực hiện cho bằng được. Sẽ lập 20,000 trung tâm huấn luyện đá banh trên toàn quốc. Một học viện đá banh đã thành lập ở thành phố Quảng Châu, mang tên Evergrande, Hằng Đại (恒大) vi chi phí được ước tính t $156 triu đến $185 triu, cư xá cho gn 3,000 hc viên rng 21,000 mét vuông, mt ging đường chứa được 1,000 người và một sân vận động có 3,000 chỗ ngồi.

Liệu ông Tập Cận Bình có đạt được điều ước nguyện thứ ba hay không?

Nhìn vào những nước đã thắng giải World Cup trong quá khứ, có thể thấy nếu muốn đạt chỉ tiêu này, Trung Quốc sẽ phải thay đổi rất nhiều.

Một nước nhỏ bé chỉ có 3.4 triệu dân (bằng một thành phố hạng nhỏ ở Trung Quốc) nhưng đã thắng giải World Cup hai lần là Uruguay, ngang hàng Argentina, và chỉ thua Brazil 5 lần, Đức 4 lần và Ý 4 lần; Anh, Pháp, Tây Ban Nha chỉ thắng một lần.

Yếu tố đầu tiên giúp các nước này thắng giải là trẻ em mê đá banh. Trẻ em Uruguay biến đường phố thành sân banh, không có banh thật thì làm quả cầu bằng vải! Nhiều cầu thủ quốc tế xuất thân từ những “trường huấn luyện ngoài phố” này, kể cả các hảo thủ Châu Phi. Hiện nay chỉ có 2% dân Trung Quốc chơi túc cầu, giống như phần lớn các nước Á Đông khác. Theo FIFA, tỷ lệ này ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ La Tinh là 7%.

Một khó khăn nặng nề cho nền bóng tròn nước Trung Hoa là nạn hối lộ. Một chế độ độc tài sử dụng người theo lối phe đảng thì khó trừ được nạn tham nhũng. Nhiều nhà lãnh đạo túc cầu Trung Quốc đang bị điều tra về tội “hủ bại.” Phó chủ tịch Hội Túc Cầu là Tạ Á Long (谢亚龙, Xie Yalong) b bt v ti ăn hi l, th hi, và dàn xếp các trn đấu được-thua theo yêu cầu của dân cá độ (match fixing).

Các nước Châu Phi rất nhiều hảo thủ bóng tròn, nhưng các đội tuyển quốc gia cũng sa lầy vì nạn tham nhũng. Ký giả Anas Aremeyaw Anas đã giả dạng làm người đi hối lộ mấy nhà lãnh đạo túc cầu các nước Châu Phi, và quay video làm phim tài liệu. Trong số 100 người ông đến gặp, chỉ có ba người từ chối.

Cầu thủ nổi tiếng Tây Ban Nha Javier Ferreras đang làm huấn luyện viên cho “Viện Bóng Đá” Evergrande ở Quảng Châu đã trải qua kinh nghiệm bị đòi hối lộ và được mời ăn hối lộ khi anh đi tuyển học viên cho nhà trường. Ferreras biết nhiều quan chức ngành đá banh đã ăn hối lộ khi tuyển mộ học viên.

Trên nguyên tắc, những thanh thiếu niên từ 8 đến 17 tuổi này phải đóng học phí 50,000 đồng nguyên nhưng các học viên có thể được miễn. Vô trường, các em này được tẩm bổ đầy đủ, sau hai ba năm học lại được gửi đi các nước Châu Âu tập huấn!

Ferreras đã từng bị các quan chức “gửi gấm” gà của họ để được tuyển vô trường. Nhiều phụ huynh đưa tiền để nhờ anh đem con mình vô trường. Ngược lại, khi anh tính tuyển một học viên có khả năng thì cha mẹ của các em cũng đòi đưa “bao thư đỏ” mới cho con học nghề đá banh (Ferreras đã học được tiếng hongbao của người Tàu)!

Yếu tố thứ nhì giúp các nước thắng World Cup là các xã hội tự do khích lệ thanh niên phát triển óc sáng tạo, dám tự biến báo quyết định lấy, không chờ lệnh. Cầu thủ đá banh cần phải có óc sáng tạo, đồng thời tinh thần đồng đội phát sinh tự nhiên. Khi được sống tự do, trẻ em tự phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, dám biến báo, tự quyết định nhanh chóng, nhưng biết yêu tập thể của mình chớ không chỉ nghĩ tới chính mình. Khác với các nước Châu Mỹ La Tinh và Châu Âu, xã hội Trung Quốc không tạo được khung cảnh như vậy vì chế độ độc tài đè nặng suốt 70 năm qua.

Trở ngại lớn cho việc huấn luyện trẻ em nghề đá banh chính là lối quản lý xã hội theo mô thức trên bảo dưới nghe trong các nước Cộng Sản. Chế độ Cộng Sản ở đâu cũng như nhau, luôn luôn tiếm danh “tập thể” để đàn áp mọi cá nhân. Tập thể lớn là nhân dân, quần chúng, cho đến những tập thể nhỏ, từng làng, từng xã, từng hiệp hội, đoàn thể. Từ lãnh tụ đến cán bộ cấp dưới, lạm dụng danh hiệu tập thể để bắt mọi người vâng lệnh, ai thắc mắc bị đàn áp tàn bạo. Cho nên trẻ em cũng như bố mẹ chúng, lúc nào cũng sợ chính quyền, sợ công an, sợ cả những tập thể nho nhỏ chung quanh mình, trong lớp, trong trường, trong các đoàn thiếu nhi cho tới thanh niên. Ngoài gia đình ra, không thể tin ai, không thể coi ai là bạn, làm sao yêu tập thể nào một cách tự nhiên được? Có khi trẻ em còn được huấn luyện nghi ngờ, thù ghét cả gia đình nữa!

Các nước Liên Xô, Đông Đức và Trung Cộng có thể đào tạo các lực sĩ thế vận hội, đoạt nhiều huy chương, họ thắng giải từng cho cá nhân một. Trẻ em sống trong gò bó vừa mất sáng kiến, không bạo dạn, vừa thiếu tinh thần đồng đội ngay từ nhỏ.

Ibon Labaien, 28 tuổi, một trong 22 người được đội Real Madrid, Tây Ban Nha, gửi qua giúp học viện Hằng Đại, Evergrande, trong hợp đồng cộng tác, đang đóng vai huấn luyện viên trưởng trong trường. Anh nhận xét rằng trẻ em Trung Hoa rất giỏi giữ kỷ luật nhưng không tự nảy sinh sáng kiến, không táo bạo, và không say mê công việc chúng đang làm, là đá bóng, như trẻ em nước anh. Chúng lo lắng khi phải tự quyết định, và không dám nói ra ý kiến riêng.

Nhà dìu dắt 28 tuổi này đang làm việc với 116 huấn luyện viên người Trung Hoa, khi làm việc anh phải dùng thông dịch viên. Anh thấy những trẻ em 11, 12 tuổi lúc nào cũng im lặng, hỏi đâu đáp đó. Chúng lắng nghe anh giải thích chiến thuật trên những đồ hình, nhưng khi ra sân thì không biết áp dụng. Chúng ít khi nói chuyện với nhau, cho nên trên sân cỏ cũng rất khó điều hợp các đường đưa banh theo chiến thuật. “Nếu không bảo chúng phải làm gì, chúng không biết phải làm gì cả!”

Một huấn luyện viên ngoại quốc, ông Guus Hiddink, làm việc ở Nam Hàn năm 2001 và ở các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Nga và Hòa Lan, cũng nhận thấy các cầu thủ Hàn Quốc có đầy triển vọng, họ chỉ thiếu tánh mạo hiểm, tự quyết định. Họ sợ mình có thể quyết định sai lầm. Nam Hàn là quốc gia Á Châu duy nhất đã vào được tới vòng bán kết giải World Cup năm 2002.

Manu Merino, một huấn luyện viên khác người Tây Ban Nha kể rằng anh rất ngạc nhiên thấy các cầu thủ nho nhỏ của anh không reo hò nhảy nhót ôm nhau khi đội mình làm bàn! Chúng cứ tiếp tục chơi banh như không có chuyện gì mới cả! “Tôi phải dạy các em hãy ôm lấy nhau sau một bàn thắng. Nhưng chúng rất ngượng nghịu!”

Merino nghĩ rằng chế độ mỗi gia đình một con khiến cho những đứa trẻ này sống như vậy. Ở trong nhà chúng là ông hoàng. Đến trường thì thi đua để đứng đầu lớp. Chúng không được huấn luyện để chú ý đến người khác, chăm sóc bạn đồng đội. Huấn luyện những người như vậy để trở thành vô địch điền kinh thì được. Nhưng bóng tròn đòi hỏi tinh thần đồng đội! Merino diễn tả lối sống này, “Nếu đội mình thua 20-1 cũng không sao, miễn mình là người đá quả thắng đó!”

Trước năm 1990, Đông Đức đã đào tạo các lực sĩ chiếm rất nhiều giải Thế Vận Hội. Họ được huấn luyện nhiều hơn bên Tây Đức. Nhưng đội túc cầu Đông Đức chỉ được dự giải World Cup đúng một lần, trong khi bên phía Tây chiếm nhiều giải vô địch.

Nếu ông Tập Cận Bình muốn “Giấc Mộng Trung Quốc” chiếm giải World Cup của ông thành sự thật trước năm 2050, thì ông cần tấn công ngay hai trở ngại trên đây.

Thứ nhất, bài trừ nạn tham nhũng. Thứ hai, tập cho trẻ em Trung Hoa sống tự do, độc lập, nảy sinh óc sáng tạo, dám tự quyết định, và ngay từ nhỏ đã mến yêu tập thể ngoài gia đình của mình.

Muốn vậy, cách tốt nhất là giải thể chế độ Cộng Sản!

Xây dựng các trung tâm huấn luyện thì chỉ cần tung tiền vô là được. Thay đổi cách sống cách suy nghĩ của một thế hệ rất khó.









No comments:

Post a Comment

View My Stats