Monday, 18 June 2018

AI MẤT BIỂN ĐÔNG? (Brahma Chellaney - Project Syndicate)




Brahma Chellaney
18/06/2018

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã lên tiếng chống lại chiến lược "đe doạ và ép buộc" của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm việc phối trí các hoả tiển chống chiến hạm, các hoả tiển phòng không, các thiết bị gây nhiễu loạn sóng bằng điện tử, và gần đây hơn, việc hạ cánh các máy bay ném bom có vũ khí nguyên tử tại đảo Woody. Mattis cảnh báo: “đó là hậu quả của việc Trung Quốc coi thường cộng đồng quốc tế."
 
Nhưng hậu quả gì? Hai chính quyền Mỹ liên tiếp là Barack Obama và hiện nay là Donald Trump đã thất bại trong việc đẩy lùi một cách đáng kể để chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam, đã gia tăng tốc độ bất chấp phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế năm 2016, tòa đã vô hiệu hoá các yêu sách về lãnh thổ ở đó.
 
Thay vì thế, Hoa Kỳ đã dựa vào hành động có tính hùng biện hoặc tượng trưng. Ví dụ như việc trong mùa hè này, Hoa Kỳ đã mời Trung Quốc ra khỏi cuộc tập trận hải quân trong vùng Vành Cung Thái Bình Dương (RIMPAC) của 26 quốc gia. Động thái này xem như là dấu hiệu tiềm ẩn cho thấy cuối cùng rồi thì Hoa Kỳ có thể áp dụng một phương sách gay gắt hơn đối với Trung Quốc. Bản thân Mattis đã gọi quyết định này là “phản ứng ban đầu” cho việc quân sự hóa của Trung Quốc về vùng Biển Đông, nơi có diện tích gấp đôi vùng Vịnh Mexico và lớn hơn 50% so với Biển Địa Trung Hải.
 
Cũng tương tự như vậy, các hoạt động tự do hải hành (FON) của Hải quân Hoa Kỳ đang diễn ra thường xuyên dưới thời của Trump hơn so với dưới thời của Obama, vấn đề đã được thổi phồng rộng rãi. Sau chiến dịch gần đây nhất, trong đó một tuần dương hạm có trang bị hoả tiển và một khu trục hạm đi qua Quần đảo Hoàng Sa còn đang tranh chấp, Mattis tuyên bố rằng Hoa Kỳ là "quốc gia duy nhất" đứng lên chống lại Trung Quốc.
 
Nhưng Trung Quốc cũng đã sử dụng các hoạt động thuộc về tự do hải hành của Mỹ để phô trương cho công chúng Trung Quốc biết, nhằm cáo buộc là sau các hoạt động mới nhất về hải quân Trung Quốc, họ đã "cảnh báo và trục xuất" hai chiến hạm của Mỹ. Quan trọng hơn, cả hoạt động FON lẫn loại trừ Trung Quốc ra khỏi cuộc diễn tập RIMPAC đều không giải quyết được những thay đổi về động lực trong khu vực do việc xây dựng đảo và quân sự hóa do Trung Quốc gây ra, đó là còn chưa kể đến việc bắt nạt các nước láng giềng. Kết quả là cả hai việc sẽ không ngăn cản Trung Quốc một cách đáng kể hoặc trấn an của Hoa Kỳ cho các đồng minh.
 
Thực tế cho thấy là sự lấn chiếm tuần tự của Trung Quốc đã làm thay đổi toàn diện các sự kiện ở Biển Đông. Nó đã củng cố quyền kiểm soát của Trung Quốc trong hành lang chiến lược giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, qua đó có hoạt động của một phần ba mậu dịch hàng hải toàn cầu có trị giá 5,3 nghìn tỷ đô la trong năm ngoái. Trung Quốc cũng khẳng định quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, bằng cách họ bắt nạt và ép buộc những nước khác cùng có yêu sách đang tìm cách khai thác dầu khí ở các vùng lãnh thổ mà họ tự kiểm soát theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Ví dụ như Việt Nam đã bị buộc phải bỏ một dự án khai thác trên thềm lục địa của  mình
 
Có lẽ điều đáng ngại nhất là sự phát triển của Trung Quốc về hoạt động của các căn cứ điều hợp hoạt động triển khai trên các hòn đảo Biển Đông nhân tạo "dường như hoàn chỉnh," như Đô đốc Philip Davidson đã nói với Ủy ban Thượng viện vào tháng Tư trước khi đảm nhiệm Bộ Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương. "Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống, mà không có giao chiến với Mỹ", Davidson khẳng định.

Đặc tính hoá của Davidson được tiết lộ. Khi Trung Quốc thực thi một phương sách chiến lược dài hạn để tăng cường việc giữ vững Biển Đông và ngày càng xa hơn, thì Mỹ chỉ tập trung vào viễn cảnh chiến tranh toàn diện.
 
Ngũ Giác Đài đã phô trương khả năng phá hủy các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc, mà việc tạo lập này được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được trích lời là một trong những thành tựu quan trọng của ông. Trung tướng Kenneth McKenzie, Giám đốc tham mưu hỗn hợp, gần đây đã nói: "Tôi sẽ chỉ nói với bạn: Quân đội Mỹ đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc phá sập các hòn đảo nhỏ ở miền Tây Thái Bình Dương."
 
Nếu bùng nổ chiến tranh thì Trung Quốc là nước duy nhất có khả năng bị tổn thương ở Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ mất đi sự cạnh tranh chiến lược lớn hơn. Trong khi tìm cách bảo vệ tự do quân sự trong việc hải hành của mình ở Biển Đông, Hoa Kỳ đã nhắm mắt làm ngơ trước sự tấn công lén lút của Trung Quốc về quyền tự do trên biển, bao gồm cả hạn chế quyền của các nước khác trong khu vực.
 
Cách lựa chọn sống còn duy nhất là một chiến lược đáng tin cậy nhằm đẩy lùi việc Trung Quốc sử dụng cưỡng chế để thúc đẩy chủ trương xét lại lãnh hải về lãnh thổ. Như Đô đốc Harry Harris đã cảnh báo hồi tháng trước trong khi rời chức vụ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, "Nếu không có nhằm mục tiêu trong sự tham gia và cam kết của Mỹ và các đồng minh và đối tác, Trung Quốc sẽ thực hiện giấc mơ về quyền bá chủ ở châu Á".
 
Nói một cách đơn giản, Trung Quốc đang chiến thắng trong trận chiến Biển Đông mà không bắn một phát đạn hoặc trả bất kỳ phí tổn quốc tế nào. Trong khi Trump đang duy trì xu hướng này, nó bắt đầu dưới thời Obama, người theo dõi Trung Quốc đã tạo ra bảy hòn đảo nhân tạo và bắt đầu quân sự hóa các hòn đảo.
 
Sự im lặng của Obama vào năm 2012 khi Trung Quốc chiếm đóng eo biển Scarborough còn đang tranh chấp - một ngư trường truyền thống của Philippine nằm trong khu vực độc quyền kinh tế của họ - đã khuyến khích Trung Quốc bắt tay vào chiến lược xây dựng đảo rộng lớn hơn ở Biển Đông vào năm sau. Vào thời điểm Mỹ nhận ra phạm vi và quy mô của chương trình cải tạo đất đai của Trung Quốc, Nga đã gây chú ý bằng cách sát nhập Đảo Crimea. Tuy nhiên, những tác động chiến lược lâu dài của những gì Trung Quốc đạt được ở Biển Hoa Nam nghiêm trọng hơn nhiều.
 
Chuyện không may là khi nói đến việc hạn chế chủ trương bành trướng của Trung Quốc, Trump dường như không có giải pháp cũng như người tiền nhiệm của ông. Bị ám ảnh phải tập trung về ba vấn đề - thương mại, Bắc Triều Tiên và Iran - Trump đã lặng lẽ theo dõi khi Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự của mình thông qua việc xây dựng cuồng nhiệt các cơ sở vĩnh viễn trên đất mới khai hoang. Hiện nay, Trung Quốc đã bắt đầu chiến lược xâm nhập ở Ấn Độ Dương và Biển Đông, đe dọa lợi ích của nhiều quốc gia, từ Ấn Độ đến Nhật Bản.
 
Biển Đông đã và đang là trung tâm của cuộc thi đua tìm ảnh hưởng ở khu vực Ấn độ -Thái Bình Dương. Do thái độ vô can và thiếu kiên quyết của Hoa Kỳ, nên viễn kiến chung cho khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương đưa tới tự do, cởi mở và dân chủ có thể nhường bước cho một trật tự khu vực đàn áp, mất tự do mà Trung Quốc có toàn quyền kiểm soát.
 
***
 
Brahma Chellaney, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược của Trung  tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở đặt tại New Delhi, Chuyên gia nghiên cứu thuộc Robert Bosch Academy tại Berlin, tác giả của 9 tác phẩm mà trong đó có Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground, and Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis

Nguyên tác: Who Lost the South China Sea?








No comments:

Post a Comment

View My Stats