Thursday, 24 April 2014

[Vụ Nhã Thuyên] HIỆN TƯỢNG CẢ VÚ LẤP MIỆNG EM CỦA ÔNG PGS-TS PHAN TRỌNG THƯƠNG (Đỗ Trường - Danlambao)




4/25/2014                              6 Comments

Sau khi đọc bài “Để hiểu hơn thực chất của một luận văn” của Pgs, Ts Phan Trọng Thưởng (PTT), phó chủ tịch hội đồng lý luận phê bình VHNT trung ương, nguyên viện trưởng Viện Văn học VN và nhiều chức vụ quan trọng kèm theo khác... nhận xét (qui kết) luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên, tôi không thể tìm được, hình tượng nào chuẩn xác hơn, hay hơn cái câu thành ngữ “Cả vú lấp miệng em” cho con người, cũng như cách viết không chính nhân, nặng mùi sát khí, phi lập luận khoa học này.

Phải nói thẳng, đọc luận văn: “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm mở miệng từ góc nhìn văn hóa” thực sự tôi cảm được cái dũng khí, cũng như sự hiểu biết sâu rộng, không chỉ trong lãnh vực văn học của Nhã Thuyên, dù cô (cháu) còn rất trẻ. Nhưng với tôi, luận án này, không nằm trong số các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ văn chương đặc sắc về mặt lập luận, lý giải vấn đề (đã đặt ra), mà tôi đã tìm thấy và được đọc qua. Về đối tượng nghiên cứu của Nhã Thuyên là nhóm Mở Miệng. Thơ của họ, quả thật, không phải cái cần đọc, gu đọc của tôi. Tuy nhiên, trong môi trường, thể chế và chế độ xã hội nào, cũng có sự tồn tại của nó. Đôi khi, nó như là chất xúc tác trong tính phát triển, cũng như tính đào thải của văn học nói riêng và xã hội nói chung. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Đức: “Nhóm Mở Miệng không cách tân bút pháp và tư tưởng, họ chỉ sáng tạo bằng thái độ muốn quẫy đạp, phản xạ lại thói quen, dùng rác phản lại rác...”

Cơ thể con người, đột nhiên nảy sinh ra một tế bào mới lạ, thầy thuốc cần phải nghiên cứu, xem đó là tế bào lành, dữ, để có phương pháp điều trị, hoặc cắt bỏ. Một hiện tượng văn học mới, xuất hiện trong xã hội cũng vậy, phải có những công trình nghiên cứu khoa học, tìm ra nguyên nhân và sự hay dở, tầm ảnh hưởng, tác động của nó đến xã hội, con người ra sao. Và điều hiển nhiên, không ai bắt buộc người nghiên cứu phải đồng thuận với đề tài mình nghiên cứu. Vì vậy, ông Phan Trọng Thưởng bác bỏ đề tài nghiên cứu của Nhã Thuyên về nhóm Mở Miệng là kìm hãm sự phát triển của văn hóa. Nó ấu trĩ chẳng khác gì thời đánh Pháp, đánh Mỹ bỏ học tiếng Tây, khi đánh Tầu, các trường đại học bỏ khoa tiếng Trung, hoặc hạn chế học. Ai học, biết nhiều sinh ngữ có khi bị theo dõi, quàng cho cái tội phản động, làm gián điệp. Người ít học nhất, cũng có thể hiểu, muốn chiến thắng kẻ thù, hay trừ bỏ được cái ác, trước nhất phải nghiên cứu và hiểu về nó. Cũng như vậy, nếu như ông Phan Trọng Thưởng, coi nhóm Mở Miệng là xấu, là phản động thì trước tiên phải nghiên cứu, mới có thể tiêu diệt được nó. Là phó giáo sư, tiến sĩ, lẽ nào, ông cũng không hiểu điều này?

Có điều kỳ lạ, là phó giáo sư, tiến sĩ lãnh đạo cả một cái viện hàn lâm, thế mà bài viết của ông Phan Trọng Thưởng lại kém phần lý luận, tốt phần hù dọa. Cũng vẫn với cái kiên che (cũ rích) nhiệm mầu cuối cùng, là bóng đảng, bóng dáng Hồ Chí Minh, đồng chí phó giáo sư đã lươn lẹo, gán nghiến cho Nhã Thuyên cái tội to vật vã: “Nguy hiểm hơn, tác giả luận văn còn cổ vũ cho việc đem tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra để giễu nhại, xàm xỡ và xem đó là sự “lật đổ của Slogan xã hội, các ảo tưởng đóng đinh trong ngôn ngữ ý thức hệ.”

Nếu đã gọi Đường Kách Mệnh của tác giả Hồ Chí Minh, là một tác phẩm... lý luận, hay văn học hoặc là gì gì đi chăng nữa, thì Nhã Thuyên lấy nó làm dẫn chứng nghiên cứu khoa học là chuyện rất bình thường. Bởi tác giả, khoa học không có thứ bậc, vua quan, hay thường dân. Suy diễn, áp đặt chính trị vào khoa học kiểu như ông Phan Trọng Thưởng, có lẽ, khi tôi cho rằng: Bài chúc tết năm (1969) của cụ Hồ, không phải là thơ, chỉ là những câu nói, vần vè ghép lại. Chắc chắn, ông sẽ cho tôi lên đoạn đầu đài mất.

Luận văn của Nhã Thuyên giải quyết câu hỏi đã đặt ra, về nhóm Mở Miệng: “Đây là hiện tượng chính trị đội lốt thi ca hay cuộc cách tân văn chương gây hiệu ứng chính trị...” và tác giả đã chứng minh, tìm ra câu trả lời, đi đến kết luận “Không nên đặt ra cái gọi văn học phản kháng, có thể tìm sự phản kháng trong văn học. Ở đây sự phản kháng trở thành phẩm chất, không phải là mục tiêu”. Thế mà, ông PGS-TS Phan Trọng Thưởng, hạ bút kết tội Nhã Thuyên một cách đáng xấu hổ. (Như từ ngữ của một số nhà phê bình trong nước, là ông đã đánh tráo khái niệm, đổi trắng thay đen).

Đọc lại đoạn trích dưới đây, ta thấy được nghệ thuật làm xiếc trơ trẻn, bỉ ổi biến câu hỏi, thành khẳng định của ông PGS-TS này: “Như tác giả luận văn đã tự xác nhận, đây là một luận văn “chính trị đội lốt văn chương” với rất nhiều quan điểm chính trị và học thuật sai trái, mang tính chất kích động, đả phá chế độ, xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh; đánh giá sai lệch về sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước; không có giá trị khoa học và thực tiễn; sai lầm trong việc chọn đối tượng nghiên cứu; tài liệu không chính thống, không có độ tin cậy; cổ xúy và biện hộ cho những hiện tượng văn chương tục tĩu, thấp kém; miệt thị văn học và văn hóa chính thống của dân tộc; tạo hậu thuẫn về mặt lý luận và tiếp tay cho những phần tử chống đối, nổi loạn ở trong và ngoài nước... Luận văn lại được viết bằng một văn phong trôi chảy, có sự mở rộng trên cả hai lĩnh vực văn chương và chính trị, vì vậy, đây là luận văn nguy hiểm, cần được chỉ ra các sai sót để hạn chế các tác động tiêu cực đến xã hội và văn học.”

Đọc những lời kết tội Nhã Thuyên, của ông PGS-TS Phan Trọng Thưởng, tôi có cảm giác, ông còn chưa hiểu thế nào là nghiên cứu. Trong cái lộn xộn bán mua bằng cấp ở Việt Nam hiện nay, làm cho người đọc cứ ngợ ngợ cái học hàm, học vị của ông.

Cứ tưởng giới văn chương trong nước, chỉ có một tắc kè Đông La, không dám ngẩng lên, đường đường chính chính, dùng đúng cái tên cúng cơm, do cha mẹ ban cho, viết một bài văn cho ra hồn. Nhưng từ khi luận văn của Nhã Thuyên bị chọc tiết đến nay, làm cho ông phó cối, hàng xóm nhà tôi, phải thốt lên: Việt Nam bây giờ sao nhiều Đông La đến thế!

Leipzig ngày 24-4-2014



-------------------------------------------------


VỤ ÁN NHÃ THUYÊN


21-3-2014
Vụ xử án một giáo viên dạy văn  (Nguyễn Mạnh Tường)   21-7-2013

* Báo Văn Nghệ, Thanh Tra, Quân đội Nhân dân và Nhân dân:
MỘT “GÓC NHÌN” PHẢN VĂN HÓA VÀ PHI CHÍNH TRỊ  (Tuyên Hóa  -  báo Quân Đội Nhân Dân)
Một luận văn kích động sự phản kháng và chống đối   (Chu Giang  -  báo Văn Nghệ TPHCM)
NHÂN DANH “NGHIÊN CỨU” ĐỂ CA NGỢI THỨ “THƠ” RÁC RƯỞI   (Cẩm Khê  -  báo Nhân Dân) 
Nổi loạn là điều kiện để sáng tạo?    (Minh Tâm  -  báo Thanh Tra)


No comments:

Post a Comment

View My Stats