Gia
Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-04-29
2014-04-29
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới hôm 29 tháng Tư
công bố danh sách 100 người được vinh danh là 'anh hùng thông tin'.
Trong danh sách này có ba người Việt Nam là tiến sĩ
Phạm Chí Dũng, blogger Trương Duy Nhất đang bị ở tù, và linh mục An Tôn Lê Ngọc
Thanh, phụ trách Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam.
Gia Minh hỏi chuyện Linh mục Lê Ngọc Thanh về một số
thông tin liên quan. Trước hết ông nhắc lại một số hoạt động thực hiện được:
Linh
Mục Lê Ngọc Thanh: Những việc mà chúng tôi làm thật ra xuất phát từ
nhu cầu của bản thân mình: chính mình cần có thông tin và những người chung
quanh mình họ cũng không có thông tin và nếu họ có những thông tin đó thì
chuyện đời của họ cũng sẽ tốt hơn.
Tôi nghĩ rằng một mình tôi thì không đủ sức nên tôi
mới qui tụ những bạn trẻ lại để cùng làm những hoạt động truyền thông nho nhỏ
từ những ‘newsletters’ cho đến những ‘websites’.
Đến năm 2009, nhà Dòng chính thức tái lập lại ban
Truyền thông thì đặt tôi làm người điều hành. Lúc đó, với trách nhiệm chính
thức, tôi mở những khóa huấn luyện để huấn luyện cho rất nhiều người từ Bắc chí
Nam, đặc biệt là các bạn trẻ. Lúc đó tôi ước ao rất đơn giản là làm sao mỗi
người có thể nói lên nguyện ước và điều đó có thể giúp cho cộng đồng. Đôi khi
việc xây dựng cộng đồng có thể làm cho người này hay người kia buồn lòng vì làm
cho bát cơm của họ bị đổ đi, có thể làm cho địa vị của họ không còn chính danh
nữa vì họ đã lạm danh, lạm quyền. Nhưng đó là sự thật.
Tôi cũng có buồn một chút bởi vì có rất nhiều học
trò của tôi sau khi được học và đi làm truyền thông đã bị nhà cầm quyền bắt cầm
tù. Tôi không thể làm gì cho họ. Tôi nghĩ nếu mình có năng lực nào đó để có thể
bảo đảm hơn cái quyền cho những người trẻ, những người dân được quyền
thông tin và được quyền làm thông tin cho người khác.
Gia
Minh: Trước những khó khăn, cản trở như vậy từ phía cơ
quan chức năng của nhà cầm quyền và là người cũng đã dấn thân thì sắp tới linh
mục có thể cho biết mọi người cần phải làm gì để tiếp tục công việc đã được nêu
ra như thế ạ?
Linh
Mục Lê Ngọc Thanh: Về cá nhân tôi, anh em biết tôi là một linh mục nên
đời sống của tôi là đời sống theo sứ vụ. Nếu Bề Trên giao cho tôi thì tôi nhận
đó là Chúa giao cho tôi và tôi sẽ sống tiếp với sứ vụ đó cho đến khi nào Bề
Trên cất cái công việc đó đi. Đối với cộng đồng và truyền thông thì tôi biết
rằng là vấn đề vẫn còn khó với mọi người nhưng không phải là không làm được.
Một trong những điều mà tôi đang suy nghĩ đó là làm
sao cho nhiều người biết sử dụng các mạng xã hội để họ có thể truyền tin cho
nhau một cách nhanh hơn vì bây giờ có quá nhiều oan sai, có quá nhiều vấn
đề bất công ở khắp mọi nơi, họ không nói lên được nên nhà cầm quyền ở nơi
này nơi kia coi như là có thể che giấu được và cứ tiếp tục làm.
Nếu mọi người, dù là một anh nông dân hay một cô,
cậu sinh viên đều có thể đưa ngay một cái tin của mình từ một điện thoại thông
minh lên facebook thì nhà cầm quyền sẽ phải điều chỉnh lại chính sách, hành
động của họ cho đúng hơn. Và tiếp nữa, nếu được thì được nhiều người hỗ trợ để
giúp chuyển những bản tin từ tiếng Việt sang tiếng Anh để làm sao các hãng
truyền thông nước ngoài có thể tiếp cận được nguồn tin về Việt Nam khác với
nguồn tin do thông tấn xã Việt Nam cung cấp.
Hiện nay, dù muốn dù không thì các hãng truyền thông
quốc tế phải theo nguồn tin của thông tấn xã Việt Nam, còn phóng có thể tác
nghiệp được thì rất là ít. Do vậy, nếu anh em làm báo “lề trái”, viết blog mà
có khả năng đó thì nên viết bằng tiếng Anh, hoặc những người không có khả năng viết
báo nhưng có khả năng dịch thuật thì hãy cộng tác để giúp chuyển những bản tin
từ tiếng Việt sang tiếng Anh được nhiều hơn.
Điều đó sẽ giúp cho tình trạng Việt Nam bớt bất
công, những người nghèo bớt đi những phần thiệt thòi của mình hơn bởi vì các tổ
chức quốc tế, các quốc gia văn minh họ sẽ biết và họ sẽ lên tiếng khi Việt Nam
làm việc với họ. Lúc đó buộc nhà nước Việt Nam phải thay đổi chính sách. Như
vậy lúc đó truyền thông đã đóng vai trò tác động của mình lên sự thay đổi đó.
Gia
Minh: Vâng, ngày 3 tháng 5 là ngày Tự do báo chí quốc
tế, vậy đối với những người làm truyền thông như linh mục nói là thuộc “lề
trái” như linh mục, có những sinh hoạt nào có thể chia sẻ với mọi người
không ạ?
Linh
mục Lê Ngọc Thanh: Chúng tôi đã qui tụ với nhau. Hiện nay đã có 80
thành viên đăng ký ghi danh để tham dự hội thảo với chủ đề “Tự do thông tin ở
Việt Nam dưới ánh sáng của Giáo hội công giáo mà chúng tôi sẽ tổ chức từ 3 giờ
chiều đến 6 giờ chiều ngày 1 tháng 5 tới đây, trong đó gồm truyền thông Chúa
Cứu Thế, các anh chị em nghiên cứu về xã hội công giáo, các bloggers tự do.
Trong chương trình này thì phần đầu sẽ có những
thuyết trình của những người có một chút nghiên cứu và sau đó là phần thảo luận
và phần đúc kết. Về phần thuyết trình thì đầu tiên tôi sẽ đóng góp đề tài “
Những người truyền thông được nhìn như thế nào dưới góc độ của Gíao hội Công
giáo và Gíao hội đòi hỏi giáo dân của mình khi dấn thân vào truyền thông
thì phải làm như thế nào.”
Đây cũng như là định hướng chính của buổi hội thảo.
Sau đó nhà báo Phạm Chí Dũng sẽ trình bày vấn đề về thực trạng của tự do truyền
thông ở Việt Nam. Tiếp nữa là một tham luận đặc biệt của luật sư Lê Công Định.
Tất nhiên do bị đang quản thúc không thể đến trực
tiếp được, luật sư Lê Công Định đã gởi tham luận đến và tôi sẽ cử một người
thay mặt ông để đọc tham luận đó. Tham luận này nói về vấn đề tự do báo chí
dưới góc nhìn của pháp luật và pháp luật Việt Nam so sánh với Hiến pháp và so
sánh với Công ước quốc tế về nhân quyền liên quan đến điều 19 hay là quyền tự
do báo chí.
Anh Phạm Minh Hoàng cũng đang trong tình trạng bị
quản thúc nên anh đã gởi một video clip về những phát biểu của anh về vấn đề tự
do thông tin, tự do báo chí. Như vậy tạm gọi phần nghiên cứu nho nhỏ thì chừng
một tiếng và sau đó những người tham dự được chia làm 10 tổ để cùng thảo luận
với nhau trong vòng nửa tiếng và sau đó mỗi tổ sẽ có vài phút để đúc kết; Và
rồi những vị khác đặc biệt của chúng tôi sẽ nhận định về hội thảo. Đó là chương
trình dự kiến của chúng tôi.
Gia
Minh: Chân thành cảm ơn linh mục Lê Ngọc Thanh.
----------------------------------
No comments:
Post a Comment