29.04.2014
Một nữ dân biểu Hoa Kỳ mới lên tiếng hồi đáp sau khi
một tờ báo ở trong nước viết rằng buổi điều trần về tự do báo chí tại Việt Nam
ở Quốc hội Mỹ do bà đồng tổ chức là ‘một chiều’, ‘thiếu khách quan’ và ‘ẩn chứa
nhiều ý đồ xấu’.
Trao đổi với VOA Việt Ngữ tối 28/4, bà Loretta Sanchez cho rằng chính phía Việt Nam ‘phải cải thiện để có một hệ thống báo chí cởi mở, không chỉ có tình trạng báo chí một chiều do chính phủ kiểm soát’.
Bà Sanchez lên tiếng như vậy sau khi tờ Quân Đội Nhân dân đăng bài viết chỉ trích buổi điều trần nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới cũng như gọi bà là ‘nghị sĩ diều hâu, thường đưa ra những ý kiến rất chủ quan, phiến diện về dân chủ, nhân quyền Việt Nam và nhiều nước khác’.
Tờ báo do nhà nước kiểm soát viết, VOA xin trích: “Nếu thực sự vì tự do báo chí đích thực, các dân biểu Hoa Kỳ phải hướng tới những kênh thông tin đa chiều, có cơ sở như từ các cơ quan báo chí, các nhà báo, các cuộc khảo sát độc lập…”
Trả lời về việc này, nữ dân biểu cho biết:
“Đầu tiên tôi phải nói rằng, chủ đề của buổi điều trần đó là về tự do báo chí ở Việt Nam. Chúng tôi đã biết ý kiến của phía chính phủ [Việt Nam] vì tất cả đã được đăng tải, được phát sóng trên truyền hình, trên báo đài ở Việt Nam. Chúng tôi đã biết những gì họ sẽ nói. Điều mà họ không lắng nghe, và những người dân Việt Nam không có cơ hội được lắng nghe, đó là những quan điểm và ý kiến trái chiều. Theo ý kiến của tôi, việc chính phủ Việt Nam không cho phép truyền thông độc lập hay báo chí tư nhân hoạt động ở Việt Nam mới chính là một chiều”.
Theo thông báo, tham gia cuộc điều trần ngày hôm nay có các blogger cũng như các phóng viên độc lập từ Việt Nam như blogger Nguyễn Tường Thụy và nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi.
Ngoài ra, còn có các diễn giả từ các tổ chức cổ súy tự do thông tin như Ủy ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế và tổ chức Việt Tân.
Tờ Quân đội Nhân dân viết rằng những người tổ chức cuộc điều trần “chỉ đặt ra một vế “truyền thông tự do”, mà tách rời “nhà nước pháp quyền”, đồng thời cũng quên luôn “báo chí chuyên nghiệp” khi các diễn giả được họ mời gọi thực chất không phải là các nhà báo”.
Khi được hỏi lý do không mời các nhà báo đang làm việc trong các cơ quan báo chí nhà nước ở Việt Nam, bà Sanchez cho biết:
“Hàng ngày, chúng tôi đã biết và đã đọc những gì các phóng viên đó viết. Tôi muốn thách chính phủ Việt Nam tổ chức một sự kiện như chúng tôi sẽ làm ngày hôm nay ở Việt Nam, và mời các phóng viên cả của nhà nước lẫn phóng viên độc lập cùng với các blogger để cho họ thảo luận các quan ngại của mình. Theo ý kiến của tôi, đó sẽ là một hành động có ích mà chính phủ Việt Nam cần làm”.
Bà Sanchez cho biết, tại buổi điều trần, bà sẽ ‘lắng nghe ý kiến về những gì xảy ra tại Việt Nam, nhất là đối với các blogger và các phóng viên độc lập’.
Bà cũng bày tỏ hy vọng ‘có thể mở một cuộc đối thoại với chính phủ Việt Nam về tầm quan trọng của mạng Internet và truyền thông xã hội đối với việc thể hiện quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam’.
“Một thông điệp tôi muốn gửi tới chính phủ Việt Nam, đó là thiết lập truyền thông độc lập là một thành phần hết sức quan trọng trong xã hội dân sự. Tôi hy vọng là họ sẽ lắng nghe cuộc đối thoại của chúng tôi ở đây, và tiến hành những cải tổ hiện hữu, nhất là liên quan tới việc thiếu sự minh bạch và thiếu nền báo chí cởi mở”.
Nữ dân biểu cũng nói thêm rằng nếu Việt Nam muốn củng cố quan hệ thương mại với Mỹ, nhất là nếu muốn ký Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì Hà Nội cần phải cải thiện hồ sơ nhân quyền, và một trong những vấn đề quan trọng là Việt Nam phải có một ‘hệ thống báo chí cởi mở’.
Tờ Quân đội Nhân dân viết, xin trích, ‘xét cả về số lượng và chất lượng, Việt Nam đang có một nền báo chí phát triển và thực hiện tốt tự do báo chí’.
Trong khi đó, theo tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), Việt Nam xếp hạng 174 trên 180 nước về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2014 của tổ chức này, thấp hơn một bậc so với năm 2013.
RSF cũng coi chính quyền Việt Nam là một trong những ‘kẻ thù của Internet’ trên thế giới vì đã trấn áp các tiếng nói bất đồng trên mạng.
Trao đổi với VOA Việt Ngữ tối 28/4, bà Loretta Sanchez cho rằng chính phía Việt Nam ‘phải cải thiện để có một hệ thống báo chí cởi mở, không chỉ có tình trạng báo chí một chiều do chính phủ kiểm soát’.
Bà Sanchez lên tiếng như vậy sau khi tờ Quân Đội Nhân dân đăng bài viết chỉ trích buổi điều trần nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới cũng như gọi bà là ‘nghị sĩ diều hâu, thường đưa ra những ý kiến rất chủ quan, phiến diện về dân chủ, nhân quyền Việt Nam và nhiều nước khác’.
Tờ báo do nhà nước kiểm soát viết, VOA xin trích: “Nếu thực sự vì tự do báo chí đích thực, các dân biểu Hoa Kỳ phải hướng tới những kênh thông tin đa chiều, có cơ sở như từ các cơ quan báo chí, các nhà báo, các cuộc khảo sát độc lập…”
Trả lời về việc này, nữ dân biểu cho biết:
“Đầu tiên tôi phải nói rằng, chủ đề của buổi điều trần đó là về tự do báo chí ở Việt Nam. Chúng tôi đã biết ý kiến của phía chính phủ [Việt Nam] vì tất cả đã được đăng tải, được phát sóng trên truyền hình, trên báo đài ở Việt Nam. Chúng tôi đã biết những gì họ sẽ nói. Điều mà họ không lắng nghe, và những người dân Việt Nam không có cơ hội được lắng nghe, đó là những quan điểm và ý kiến trái chiều. Theo ý kiến của tôi, việc chính phủ Việt Nam không cho phép truyền thông độc lập hay báo chí tư nhân hoạt động ở Việt Nam mới chính là một chiều”.
Theo thông báo, tham gia cuộc điều trần ngày hôm nay có các blogger cũng như các phóng viên độc lập từ Việt Nam như blogger Nguyễn Tường Thụy và nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi.
Ngoài ra, còn có các diễn giả từ các tổ chức cổ súy tự do thông tin như Ủy ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế và tổ chức Việt Tân.
Tờ Quân đội Nhân dân viết rằng những người tổ chức cuộc điều trần “chỉ đặt ra một vế “truyền thông tự do”, mà tách rời “nhà nước pháp quyền”, đồng thời cũng quên luôn “báo chí chuyên nghiệp” khi các diễn giả được họ mời gọi thực chất không phải là các nhà báo”.
Khi được hỏi lý do không mời các nhà báo đang làm việc trong các cơ quan báo chí nhà nước ở Việt Nam, bà Sanchez cho biết:
“Hàng ngày, chúng tôi đã biết và đã đọc những gì các phóng viên đó viết. Tôi muốn thách chính phủ Việt Nam tổ chức một sự kiện như chúng tôi sẽ làm ngày hôm nay ở Việt Nam, và mời các phóng viên cả của nhà nước lẫn phóng viên độc lập cùng với các blogger để cho họ thảo luận các quan ngại của mình. Theo ý kiến của tôi, đó sẽ là một hành động có ích mà chính phủ Việt Nam cần làm”.
Bà Sanchez cho biết, tại buổi điều trần, bà sẽ ‘lắng nghe ý kiến về những gì xảy ra tại Việt Nam, nhất là đối với các blogger và các phóng viên độc lập’.
Bà cũng bày tỏ hy vọng ‘có thể mở một cuộc đối thoại với chính phủ Việt Nam về tầm quan trọng của mạng Internet và truyền thông xã hội đối với việc thể hiện quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam’.
“Một thông điệp tôi muốn gửi tới chính phủ Việt Nam, đó là thiết lập truyền thông độc lập là một thành phần hết sức quan trọng trong xã hội dân sự. Tôi hy vọng là họ sẽ lắng nghe cuộc đối thoại của chúng tôi ở đây, và tiến hành những cải tổ hiện hữu, nhất là liên quan tới việc thiếu sự minh bạch và thiếu nền báo chí cởi mở”.
Nữ dân biểu cũng nói thêm rằng nếu Việt Nam muốn củng cố quan hệ thương mại với Mỹ, nhất là nếu muốn ký Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì Hà Nội cần phải cải thiện hồ sơ nhân quyền, và một trong những vấn đề quan trọng là Việt Nam phải có một ‘hệ thống báo chí cởi mở’.
Tờ Quân đội Nhân dân viết, xin trích, ‘xét cả về số lượng và chất lượng, Việt Nam đang có một nền báo chí phát triển và thực hiện tốt tự do báo chí’.
Trong khi đó, theo tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), Việt Nam xếp hạng 174 trên 180 nước về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2014 của tổ chức này, thấp hơn một bậc so với năm 2013.
RSF cũng coi chính quyền Việt Nam là một trong những ‘kẻ thù của Internet’ trên thế giới vì đã trấn áp các tiếng nói bất đồng trên mạng.
VIDEO
:
Truyền
hình vệ tinh VOA Asia 29/4/2014 (VOA)
Xem
thêm
No comments:
Post a Comment