Lê Phan
Saturday, April 26, 2014 2:37:32 PM
Estonia, quốc gia với vỏn vẹn có 1.3 triệu dân, là
quốc gia với dân số nhỏ nhất trong Liên Hiệp Âu Châu, khu vực đồng euro cũng
như trong Liên Minh Bắc Ðại Tây Dương (NATO). Nhưng Tổng Thống Toomas Hendrik
Ilves của Estonia lại là một người mà chúng ta nên chú ý đến lời lẽ của ông.
Vốn không sợ khác đời, ông Ilves, thường thích đeo nơ kiểu cổ điển thay vì thắt cravatte, ông đã nhiều năm nay khuyến cáo phương Tây về đe dọa của Nga. Ðã có thời ông bị mọi người coi là bị ám ảnh, và mắc bệnh tâm thần, ông Ilves, kể từ khi Nga xâm lăng Crimea, đã được chú ý hơn nhiều và nhiều người muốn biết ý kiến của ông về quốc gia láng giềng khổng lồ ở phía Ðông của Estonia.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Financial Times, ông Ilves nói: “Cũng những người đã từng nói: 'Ðó chỉ là một quốc gia bình thường, tại sao ông không thích họ?' Ðột nhiên nay họ nói: 'Xin lỗi ông nhá. Chúng tôi đã sai lầm lớn.'”
Trong dinh tổng thống, ông Ilves, một cựu ký giả chào đời ở Thụy Ðiển và lớn lên ở Hoa kỳ, thì hành động của Nga ở Ukraine chẳng có gì hơn là một vấn đề của sự hiện hữu. Mà theo ông nó không phải chỉ riêng cho Estonia, mặc dù đã có những lo ngại là Nga sẽ chú tâm vào các quốc gia vùng Baltics một khi đã chiếm được Ukraine, nhưng ông đặt vấn đề với toàn thể suy nghĩ về an ninh của Âu châu trong bốn thập niên qua.
Ông giải thích: “Nếu chúng ta hoạt động trong suốt thời gian dài đó với một giả định căn bản là không ai có quyền thay đổi biên giới qua can thiệp quân sự và không làm cái trò lợi dụng kiểu như Ðức Quốc Xã hồi xưa làm ở vùng Sudentenland, lợi dụng những người dân mình sống trong nước khác, thì một khi giả định đó bị phá hủy, mọi sự như vậy đã bay qua cửa sổ.”
Làm tổng thống ở một quốc gia mà tổng thống không có bao nhiêu quyền hành, mà lại còn là một quốc gia nhỏ bé, nằm hẻo lánh ở eo biển Baltics, ông Ilves quen có thế lực và uy tín hơn là vị thế của mình. Ông là một trong những lãnh tụ trên thế giới thường xuyên sử dụng Twitter nhất. Ông tweet đủ thứ, bàn luận về chính sách ngoại giao cho đến tại sao ông thích cuốn album mới của Pearl Jam.
Chính trên Twitter là nơi mà ông có lẽ đã có cuộc đấu khẩu lớn nhất, dám đối đầu với kinh tế gia kiêm bình luận gia Paul Krugman, sau khi nhà kinh tế Hoa Kỳ này chỉ trích quyết định của Estonia chọn con đường khắc khổ, kiệm ước sau cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Một trong những post của ông trong cuộc tranh luận này có lẽ cũng có thể áp dụng cho lập trường của ông về Nga: “Bình tĩnh đi. Chỉ vì chính sách của nước tôi đi ngược lại cái gọi là sự khôn ngoan của các bậc thức giả và tôi chống lại không có nghĩa là ông phải theo tôi.”
Ngày hôm nay, ông Ilves nói ông vẫn còn lo ngại là mọi người không ý thức được tình hình hiện nay đã thay đổi đến mức nào kể từ khi có những hành động gây hấn của Nga. Ông bảo: “Tôi rất quan ngại về một số quốc gia vẫn còn chưa chịu hiểu và vẫn còn bảo đảm là làm sao họ giữ được lợi nhuận của mình.”
Khi được gặng hỏi, ông trả lời là Anh, Pháp, Ðức và Ba Lan là nhưng tay chơi quan trọng và “rõ ràng là họ hiểu.” Tuy còn giữ kẽ ngoại giao để nói lên sự thật, ông ngầm ý nói là Ý và Tây Ban Nha chưa hiểu.
Nhưng ngay cả những quốc gia hiểu rõ vấn đề cũng đang bị áp lực từ các quyền lợi kinh doanh, theo ý ông. Ông nói: “Doanh nghiệp không có tầm nhìn của 10, 20 hay 50 năm, vốn là điều tối quan trọng cho sự sống còn của một quốc gia. Doanh nghiệp chỉ nhìn đến một, ba hay năm năm là cùng nhưng chính phủ của bốn quốc gia này hiểu đây là một vấn đề lớn. Ðây không phải chỉ là một đụng độ mậu dịch.”
Ông Ilves đã thẳng thừng bảo là những lệnh trừng phạt hiện nay không thể “được coi là một hình thức ngăn ngừa.” Ông thêm: “Tại hiện trường, nó chẳng có ảnh hưởng gì cả.” Thay vì vậy, ông đề nghị một cuộc điều tra về rửa tiền như là một cách để gây áp lực kinh tế lên Nga. Ông thêm: “Khi căn bản là họ đang lợi dụng các hệ thống cởi mở, minh bạch và dân chủ của chúng ta thì chúng ta cần phải dùng ngay những thứ đó để cho ta có lợi, đó chính là minh bạch, cởi mở.”
Ông lý luận là ngay cả dưới thời Chiến Tranh Lạnh theo thỏa thuận Helsinki ký năm 1975, cũng có một nguyên tắc đó là “không thay đổi biên giới qua các hành động quân sự.” Ông thêm: “Nếu chúng ta ở trong một tình trạng mà mọi người không chịu chơi theo luật chơi hay là luật chơi không còn được áp dụng nữa thì chúng ta phải tìm ra một luật chơi mới cho chính mình.” Ông không chịu nói những luật mới đó cần phải có những gì, chỉ nói đó là điều mà Liên Hiệp Âu Châu và NATO phải bàn đến.
Và họ có rất nhiều điều để bàn theo ông Ilves. Riêng về quân sự, ông tin, và đây là một điều mà tất cả các chính trị gia ở vùng Baltics đồng ý, là cách tốt nhất để ngăn ngừa Nga là phải có “quân lính tại chỗ,” tức là phải có lực lượng NATO trong vùng.
Ông chỉ ra là Estonia, một quốc gia mà từ căn bản là chủ trương cần kiệm, nhưng lại là một trong năm quốc gia của NATO (trong số 28 quốc gia hội viên) chi ra đủ số đòi hỏi 2% GDP cho quốc phòng và là quốc gia duy nhất trong vùng Baltics làm vậy. Ông nói những quốc gia chi ra nhiều hơn phải nhận được nhiều hơn từ liên minh, đề nghị là Estonia sẽ là nơi đứng đầu nếu ngày nào NATO quyết định đặt bộ binh trong vùng.
Một số các chính trị gia vùng Baltics đã đưa ra ý kiến là sau Ukraine, Tổng Thống Vladimir Putin sẽ quay sang họ vì họ là những quốc gia Liên Sô cũ duy nhất đã tham gia cả NATO lẫn Liên Hiệp Âu Châu. Ông Ilves tuy vậy không lo. Ông bảo ông không có một lo ngại gì về sự hiện hữu của Estonia hôm nay.
Nhưng ông công nhận là ông Putin bị ám ảnh bởi Estonia tí xíu của mình. Một số người đã bảo là tại cha của ông Putin nghe đâu đã bị người Estonia phản bội trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Nhưng ông Ilves nghĩ là giải thích có lẽ là tại Estonia đã thành công tuyệt bực trong việc chấp nhận “những tiêu chuẩn cấp tiến, dân chủ” và việc này đã lôi cuốn nhiều người Nga cấp tiến tìm đến họ.
Có lẽ ông Ilves quả đã học thuộc bài học lịch sử của đất nước mình. Tháng Tám, 1940, Estonia bị sáp nhập vào Liên Sô với tư cách là nước Cộng Hòa Sô Viết Estonia. Ðiều khoản trong Hiến Pháp Estonia đòi hỏi phải có một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tham gia vào một quy chế siêu quốc gia đã bị bỏ quên. Thay vì vậy quốc hội đã được bầu lên bỏ phiếu. Ai không làm “nghĩa vụ chính trị” bỏ phiếu cho Estonia vào Liên Sô, đặc biệt những người không đưa thẻ thông hành ra để đóng dấu đã bỏ phiếu, bị các tòa án Liên Sô xử tử. Cuộc đàn áp sau đó chứng kiến nhiều nhà trí thức, nhiều nhà chính trị bị xử tử hay bị lưu đầy đến những vùng hẻo lánh của Liên Sô theo lệnh của Moscow trong những năm 1940-1941.
Thường dân cũng bị đàn áp.
Ấy vậy mà các chính trị gia Nga hiện nay vẫn bác bỏ là việc sát nhập cộng hòa Estonia vào Liên Sô hồi năm 1940 là bất hợp pháp. Ông Putin đặc biệt hẳn vẫn hoàn toàn tin là Estonia đã “tự nguyện” gia nhập Liên Sô.
Ông nhớ lại cách đây vài tuần đã gặp một số thành viên của ban Pussy Riot, ban nhạc punk rock gây nhiều tranh cãi mà ông đã là một trong những người đầu tiên lên tiếng ủng hộ. Ông bảo: “Ðài phát thanh nhà nước đã 'xỉ vả tôi' vì đã ủng hộ các cô này.”
Ông tiếp: “Thực sự sự chỉ trích của họ làm tôi sung sướng. Tôi là tổng thống của một quốc gia mà hệ thống phát thanh hoàn toàn 100% tài trợ bởi chính phủ, có thể tấn công tôi vì tôi đã gặp các cô Pussy Riot và không có chuyện gì xảy ra cho chủ bút của họ. Ðó là điều mà những người Nga chủ trương cấp tiến thích về Estonia.”
Quả thật là một con người lý thú. Thật đáng tiếc lắm thay nếu Estonia lại một lần nữa là nạn nhân của người khổng lồ ưa bắt nạt ở kế bên. Nhưng đó là thân phận của một quốc gia nhỏ, tuy là một quốc gia giàu có, văn minh và đứng hàng đầu thế giới về tự do ngôn luận, nhưng có một vùng biên giới với Nga vẫn chưa được hoàn toàn ấn định, di sản của thời Liên Sô cũ.
Vốn không sợ khác đời, ông Ilves, thường thích đeo nơ kiểu cổ điển thay vì thắt cravatte, ông đã nhiều năm nay khuyến cáo phương Tây về đe dọa của Nga. Ðã có thời ông bị mọi người coi là bị ám ảnh, và mắc bệnh tâm thần, ông Ilves, kể từ khi Nga xâm lăng Crimea, đã được chú ý hơn nhiều và nhiều người muốn biết ý kiến của ông về quốc gia láng giềng khổng lồ ở phía Ðông của Estonia.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Financial Times, ông Ilves nói: “Cũng những người đã từng nói: 'Ðó chỉ là một quốc gia bình thường, tại sao ông không thích họ?' Ðột nhiên nay họ nói: 'Xin lỗi ông nhá. Chúng tôi đã sai lầm lớn.'”
Trong dinh tổng thống, ông Ilves, một cựu ký giả chào đời ở Thụy Ðiển và lớn lên ở Hoa kỳ, thì hành động của Nga ở Ukraine chẳng có gì hơn là một vấn đề của sự hiện hữu. Mà theo ông nó không phải chỉ riêng cho Estonia, mặc dù đã có những lo ngại là Nga sẽ chú tâm vào các quốc gia vùng Baltics một khi đã chiếm được Ukraine, nhưng ông đặt vấn đề với toàn thể suy nghĩ về an ninh của Âu châu trong bốn thập niên qua.
Ông giải thích: “Nếu chúng ta hoạt động trong suốt thời gian dài đó với một giả định căn bản là không ai có quyền thay đổi biên giới qua can thiệp quân sự và không làm cái trò lợi dụng kiểu như Ðức Quốc Xã hồi xưa làm ở vùng Sudentenland, lợi dụng những người dân mình sống trong nước khác, thì một khi giả định đó bị phá hủy, mọi sự như vậy đã bay qua cửa sổ.”
Làm tổng thống ở một quốc gia mà tổng thống không có bao nhiêu quyền hành, mà lại còn là một quốc gia nhỏ bé, nằm hẻo lánh ở eo biển Baltics, ông Ilves quen có thế lực và uy tín hơn là vị thế của mình. Ông là một trong những lãnh tụ trên thế giới thường xuyên sử dụng Twitter nhất. Ông tweet đủ thứ, bàn luận về chính sách ngoại giao cho đến tại sao ông thích cuốn album mới của Pearl Jam.
Chính trên Twitter là nơi mà ông có lẽ đã có cuộc đấu khẩu lớn nhất, dám đối đầu với kinh tế gia kiêm bình luận gia Paul Krugman, sau khi nhà kinh tế Hoa Kỳ này chỉ trích quyết định của Estonia chọn con đường khắc khổ, kiệm ước sau cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Một trong những post của ông trong cuộc tranh luận này có lẽ cũng có thể áp dụng cho lập trường của ông về Nga: “Bình tĩnh đi. Chỉ vì chính sách của nước tôi đi ngược lại cái gọi là sự khôn ngoan của các bậc thức giả và tôi chống lại không có nghĩa là ông phải theo tôi.”
Ngày hôm nay, ông Ilves nói ông vẫn còn lo ngại là mọi người không ý thức được tình hình hiện nay đã thay đổi đến mức nào kể từ khi có những hành động gây hấn của Nga. Ông bảo: “Tôi rất quan ngại về một số quốc gia vẫn còn chưa chịu hiểu và vẫn còn bảo đảm là làm sao họ giữ được lợi nhuận của mình.”
Khi được gặng hỏi, ông trả lời là Anh, Pháp, Ðức và Ba Lan là nhưng tay chơi quan trọng và “rõ ràng là họ hiểu.” Tuy còn giữ kẽ ngoại giao để nói lên sự thật, ông ngầm ý nói là Ý và Tây Ban Nha chưa hiểu.
Nhưng ngay cả những quốc gia hiểu rõ vấn đề cũng đang bị áp lực từ các quyền lợi kinh doanh, theo ý ông. Ông nói: “Doanh nghiệp không có tầm nhìn của 10, 20 hay 50 năm, vốn là điều tối quan trọng cho sự sống còn của một quốc gia. Doanh nghiệp chỉ nhìn đến một, ba hay năm năm là cùng nhưng chính phủ của bốn quốc gia này hiểu đây là một vấn đề lớn. Ðây không phải chỉ là một đụng độ mậu dịch.”
Ông Ilves đã thẳng thừng bảo là những lệnh trừng phạt hiện nay không thể “được coi là một hình thức ngăn ngừa.” Ông thêm: “Tại hiện trường, nó chẳng có ảnh hưởng gì cả.” Thay vì vậy, ông đề nghị một cuộc điều tra về rửa tiền như là một cách để gây áp lực kinh tế lên Nga. Ông thêm: “Khi căn bản là họ đang lợi dụng các hệ thống cởi mở, minh bạch và dân chủ của chúng ta thì chúng ta cần phải dùng ngay những thứ đó để cho ta có lợi, đó chính là minh bạch, cởi mở.”
Ông lý luận là ngay cả dưới thời Chiến Tranh Lạnh theo thỏa thuận Helsinki ký năm 1975, cũng có một nguyên tắc đó là “không thay đổi biên giới qua các hành động quân sự.” Ông thêm: “Nếu chúng ta ở trong một tình trạng mà mọi người không chịu chơi theo luật chơi hay là luật chơi không còn được áp dụng nữa thì chúng ta phải tìm ra một luật chơi mới cho chính mình.” Ông không chịu nói những luật mới đó cần phải có những gì, chỉ nói đó là điều mà Liên Hiệp Âu Châu và NATO phải bàn đến.
Và họ có rất nhiều điều để bàn theo ông Ilves. Riêng về quân sự, ông tin, và đây là một điều mà tất cả các chính trị gia ở vùng Baltics đồng ý, là cách tốt nhất để ngăn ngừa Nga là phải có “quân lính tại chỗ,” tức là phải có lực lượng NATO trong vùng.
Ông chỉ ra là Estonia, một quốc gia mà từ căn bản là chủ trương cần kiệm, nhưng lại là một trong năm quốc gia của NATO (trong số 28 quốc gia hội viên) chi ra đủ số đòi hỏi 2% GDP cho quốc phòng và là quốc gia duy nhất trong vùng Baltics làm vậy. Ông nói những quốc gia chi ra nhiều hơn phải nhận được nhiều hơn từ liên minh, đề nghị là Estonia sẽ là nơi đứng đầu nếu ngày nào NATO quyết định đặt bộ binh trong vùng.
Một số các chính trị gia vùng Baltics đã đưa ra ý kiến là sau Ukraine, Tổng Thống Vladimir Putin sẽ quay sang họ vì họ là những quốc gia Liên Sô cũ duy nhất đã tham gia cả NATO lẫn Liên Hiệp Âu Châu. Ông Ilves tuy vậy không lo. Ông bảo ông không có một lo ngại gì về sự hiện hữu của Estonia hôm nay.
Nhưng ông công nhận là ông Putin bị ám ảnh bởi Estonia tí xíu của mình. Một số người đã bảo là tại cha của ông Putin nghe đâu đã bị người Estonia phản bội trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Nhưng ông Ilves nghĩ là giải thích có lẽ là tại Estonia đã thành công tuyệt bực trong việc chấp nhận “những tiêu chuẩn cấp tiến, dân chủ” và việc này đã lôi cuốn nhiều người Nga cấp tiến tìm đến họ.
Có lẽ ông Ilves quả đã học thuộc bài học lịch sử của đất nước mình. Tháng Tám, 1940, Estonia bị sáp nhập vào Liên Sô với tư cách là nước Cộng Hòa Sô Viết Estonia. Ðiều khoản trong Hiến Pháp Estonia đòi hỏi phải có một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tham gia vào một quy chế siêu quốc gia đã bị bỏ quên. Thay vì vậy quốc hội đã được bầu lên bỏ phiếu. Ai không làm “nghĩa vụ chính trị” bỏ phiếu cho Estonia vào Liên Sô, đặc biệt những người không đưa thẻ thông hành ra để đóng dấu đã bỏ phiếu, bị các tòa án Liên Sô xử tử. Cuộc đàn áp sau đó chứng kiến nhiều nhà trí thức, nhiều nhà chính trị bị xử tử hay bị lưu đầy đến những vùng hẻo lánh của Liên Sô theo lệnh của Moscow trong những năm 1940-1941.
Thường dân cũng bị đàn áp.
Ấy vậy mà các chính trị gia Nga hiện nay vẫn bác bỏ là việc sát nhập cộng hòa Estonia vào Liên Sô hồi năm 1940 là bất hợp pháp. Ông Putin đặc biệt hẳn vẫn hoàn toàn tin là Estonia đã “tự nguyện” gia nhập Liên Sô.
Ông nhớ lại cách đây vài tuần đã gặp một số thành viên của ban Pussy Riot, ban nhạc punk rock gây nhiều tranh cãi mà ông đã là một trong những người đầu tiên lên tiếng ủng hộ. Ông bảo: “Ðài phát thanh nhà nước đã 'xỉ vả tôi' vì đã ủng hộ các cô này.”
Ông tiếp: “Thực sự sự chỉ trích của họ làm tôi sung sướng. Tôi là tổng thống của một quốc gia mà hệ thống phát thanh hoàn toàn 100% tài trợ bởi chính phủ, có thể tấn công tôi vì tôi đã gặp các cô Pussy Riot và không có chuyện gì xảy ra cho chủ bút của họ. Ðó là điều mà những người Nga chủ trương cấp tiến thích về Estonia.”
Quả thật là một con người lý thú. Thật đáng tiếc lắm thay nếu Estonia lại một lần nữa là nạn nhân của người khổng lồ ưa bắt nạt ở kế bên. Nhưng đó là thân phận của một quốc gia nhỏ, tuy là một quốc gia giàu có, văn minh và đứng hàng đầu thế giới về tự do ngôn luận, nhưng có một vùng biên giới với Nga vẫn chưa được hoàn toàn ấn định, di sản của thời Liên Sô cũ.
No comments:
Post a Comment