Lê Diễn
Ðức
Monday, April 28, 2014 5:23:16 PM
Vào
giai đoạn khi thúc ép tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu ký
kết Hiệp Ðịnh Paris năm 1973, Richard Nixon, tổng thống Mỹ đã từng nói với cố
vấn đặc biệt của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: “Các ông hãy nhớ thật kỹ rằng:
nếu không có viện trợ Mỹ thì Sài Gòn không thể tồn tại... Không có ngân quỹ Mỹ
thì Sài Gòn coi như chấm dứt.”
Và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã nói “Mỹ còn viện trợ thì chúng ta còn chống cộng,” “nếu Hoa Kỳ không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Ðộc Lập!”
Ðó là thực tế của cuộc đối chọi không cân sức bi kịch dẫn tới ngày 30 tháng 4 năm 1975, lúc 11 giờ 30, xe tăng của quân đội miền Bắc vào Dinh Ðộc Lập, tổng thống VNCH Dương Văn Minh (nhậm chức ngày 28 tháng 4, 1975) tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Chính phủ Sài Gòn đã phải đơn thương độc mã đối đầu với lực luợng quân cộng sản Bắc Việt với chi viện to lớn của Liên Xô và Trung Quốc.
Cả một thế hệ thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với khoảng hơn ba triệu người chết, để rồi, sau cái ngày được gọi là “giải phóng” ấy không bao lâu, chợt nhận ra rằng, cuộc chiến này là “đánh cho Liên Xô và Trung Quốc.” Nói một cách khác, sử dụng vũ khí, hậu cần viện trợ khổng lồ của cả phe xã hội chủ nghĩa, quân đội Bắc Việt Nam đã lao vào khói lửa, thí mạng dân, làm tiền đồn, quyết tâm nhuộm đỏ miền Nam.
Và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã nói “Mỹ còn viện trợ thì chúng ta còn chống cộng,” “nếu Hoa Kỳ không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Ðộc Lập!”
Ðó là thực tế của cuộc đối chọi không cân sức bi kịch dẫn tới ngày 30 tháng 4 năm 1975, lúc 11 giờ 30, xe tăng của quân đội miền Bắc vào Dinh Ðộc Lập, tổng thống VNCH Dương Văn Minh (nhậm chức ngày 28 tháng 4, 1975) tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Chính phủ Sài Gòn đã phải đơn thương độc mã đối đầu với lực luợng quân cộng sản Bắc Việt với chi viện to lớn của Liên Xô và Trung Quốc.
Cả một thế hệ thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với khoảng hơn ba triệu người chết, để rồi, sau cái ngày được gọi là “giải phóng” ấy không bao lâu, chợt nhận ra rằng, cuộc chiến này là “đánh cho Liên Xô và Trung Quốc.” Nói một cách khác, sử dụng vũ khí, hậu cần viện trợ khổng lồ của cả phe xã hội chủ nghĩa, quân đội Bắc Việt Nam đã lao vào khói lửa, thí mạng dân, làm tiền đồn, quyết tâm nhuộm đỏ miền Nam.
Bộ máy cầm quyền Phát Xít
Suốt từ đó, Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) đã áp đặt
sự thống trị trên cả nước thông qua một bộ máy cầm quyền Phát Xít. Tôi nói Phát
Xít vì cấu trúc của chế độ cho thể hiện điều đó.
Chính sách khủng bố, đe dọa công chúng xuyên suốt toàn bộ hệ thống. An ninh, mật vụ theo dõi toàn bộ xã hội, tìm mọi cách loại bỏ bất kỳ đối thủ chính trị nào. Những ai bị xem là thù địch đều bị kết án và giam giữ trong các trại cải tạo lao động. Với phương pháp khủng bố, bẩm báo, gieo rắc nghị kị, nhà cầm quyền đã tạo ra một không khí sợ hãi, với cả những người ủng hộ chế độ.
Cũng giống như Chủ Nghĩa Phát Xít, ÐCSVN thành lập tổ chức thanh niên, dạy dỗ họ rằng đất nước của họ là tươi đẹp nhất và nhồi sọ họ ý thức hệ toàn trị. ÐCSVN duy trì một chế độ độc tài, độc đảng, cấm mọi sự tồn tại của các đảng phái chính trị khác. Bộ máy quyền lực xây dựng dựa trên nguyên tắc cực kỳ tập trung. Hệ thống chính trị hạn chế các quyền cơ bản của con người, ức chế sự phát triển của văn hóa, giáo dục và các giá trị tinh thần của dân tộc.
ÐCSVN còn đi xa hơn, tệ hại hơn cả Chủ Nghĩa Phát Xít. Công an giả mạo thường dân hoặc sử dụng dân phòng, thậm chí giới giang hồ, xã hội đen, côn đồ hóa và lưu manh hóa sự đàn áp. Trong cuộc cưỡng chế cướp đoạt đất đai của nông dân Dương Nội ngày 25 tháng 4, 2014, thể hiện rõ ràng nhất, tổng hợp nhất hành vi này của cả bộ máy của một băng đảng tội phạm có tổ chức: Côn đồ tay treo băng đỏ, tóc nhuộm vàng, ăn mặc hip hop, tham gia cưỡng chế.
Tại Ba Lan, một nước cựu cộng sản, ở Ðiều 13 của Hiến Pháp mới năm 1997 đặt Chủ Nghĩa Cộng Sản bên cạnh Chủ Nghĩa Phát Xít, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và cấm mọi hình thức hoạt động, tuyên truyền cho các chủ nghĩa này.
Chính sách khủng bố, đe dọa công chúng xuyên suốt toàn bộ hệ thống. An ninh, mật vụ theo dõi toàn bộ xã hội, tìm mọi cách loại bỏ bất kỳ đối thủ chính trị nào. Những ai bị xem là thù địch đều bị kết án và giam giữ trong các trại cải tạo lao động. Với phương pháp khủng bố, bẩm báo, gieo rắc nghị kị, nhà cầm quyền đã tạo ra một không khí sợ hãi, với cả những người ủng hộ chế độ.
Cũng giống như Chủ Nghĩa Phát Xít, ÐCSVN thành lập tổ chức thanh niên, dạy dỗ họ rằng đất nước của họ là tươi đẹp nhất và nhồi sọ họ ý thức hệ toàn trị. ÐCSVN duy trì một chế độ độc tài, độc đảng, cấm mọi sự tồn tại của các đảng phái chính trị khác. Bộ máy quyền lực xây dựng dựa trên nguyên tắc cực kỳ tập trung. Hệ thống chính trị hạn chế các quyền cơ bản của con người, ức chế sự phát triển của văn hóa, giáo dục và các giá trị tinh thần của dân tộc.
ÐCSVN còn đi xa hơn, tệ hại hơn cả Chủ Nghĩa Phát Xít. Công an giả mạo thường dân hoặc sử dụng dân phòng, thậm chí giới giang hồ, xã hội đen, côn đồ hóa và lưu manh hóa sự đàn áp. Trong cuộc cưỡng chế cướp đoạt đất đai của nông dân Dương Nội ngày 25 tháng 4, 2014, thể hiện rõ ràng nhất, tổng hợp nhất hành vi này của cả bộ máy của một băng đảng tội phạm có tổ chức: Côn đồ tay treo băng đỏ, tóc nhuộm vàng, ăn mặc hip hop, tham gia cưỡng chế.
Tại Ba Lan, một nước cựu cộng sản, ở Ðiều 13 của Hiến Pháp mới năm 1997 đặt Chủ Nghĩa Cộng Sản bên cạnh Chủ Nghĩa Phát Xít, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và cấm mọi hình thức hoạt động, tuyên truyền cho các chủ nghĩa này.
Hòa hợp
hòa giải
Không thể hòa
hợp hòa giải khi còn chế độ cộng sản. Chế độ cộng sản không có nhu cầu hòa hợp
hòa giải, mà chỉ làm những động tác lừa mị, dối trá.
Bản thân giữa người Việt với nhau không cần bất kỳ sự hòa giải nào. Hàng năm vẫn có hàng trăm ngàn người Việt từ nước ngoài về thăm quê hương, làm ăn, đi lại sinh hoạt bình thường trong cộng đồng. Không có lòng căm thù lẫn nhau trong dân chúng mà chỉ có nỗi đau và lòng căm thù đối với chế độ cộng sản.
Thật khôi hài, gần đây, Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng Ngoại Giao, chủ nhiệm Ủy Ban Người Việt ƠƯ Nước Ngoài, gọi những người tị nạn cộng sản là “nạn nhân của chiến tranh”!
Trừ một số chạy cộng sản trước và trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau ngày này, cả nước hòa bình, thống nhất, làm gì còn chiến tranh nữa! Thế nhưng, hàng triệu người đã vượt biển, vượt rừng, bỏ nước ra đi, để lại sau lưng khoảng nửa triệu xác chết. Họ không phải là “nạn nhân của chiến tranh” mà là nạn nhân của chính sách giam giữ cải tạo hàng trăm ngàn quân dân cán chính của chế độ Sài Gòn, của chính sách cải tạo công thương nghiệp, tập đoàn hóa nông nghiệp, ngăn sông cấm chợ, cưỡng bức đi kinh tế mới, phân biết đối xử khắt khe với những ai liên quan đến “ngụy”...
Bản thân giữa người Việt với nhau không cần bất kỳ sự hòa giải nào. Hàng năm vẫn có hàng trăm ngàn người Việt từ nước ngoài về thăm quê hương, làm ăn, đi lại sinh hoạt bình thường trong cộng đồng. Không có lòng căm thù lẫn nhau trong dân chúng mà chỉ có nỗi đau và lòng căm thù đối với chế độ cộng sản.
Thật khôi hài, gần đây, Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng Ngoại Giao, chủ nhiệm Ủy Ban Người Việt ƠƯ Nước Ngoài, gọi những người tị nạn cộng sản là “nạn nhân của chiến tranh”!
Trừ một số chạy cộng sản trước và trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau ngày này, cả nước hòa bình, thống nhất, làm gì còn chiến tranh nữa! Thế nhưng, hàng triệu người đã vượt biển, vượt rừng, bỏ nước ra đi, để lại sau lưng khoảng nửa triệu xác chết. Họ không phải là “nạn nhân của chiến tranh” mà là nạn nhân của chính sách giam giữ cải tạo hàng trăm ngàn quân dân cán chính của chế độ Sài Gòn, của chính sách cải tạo công thương nghiệp, tập đoàn hóa nông nghiệp, ngăn sông cấm chợ, cưỡng bức đi kinh tế mới, phân biết đối xử khắt khe với những ai liên quan đến “ngụy”...
Làm sao
để có dân chủ
Nếu so với giai đoạn cách đây khoảng một thập niên
thì tình hình xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển tích cực hơn.
Năm 2002, Lê Chí Quang chỉ vì những bài báo cảnh giác âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Quốc, mà đã bị kết án nặng nề 4 năm tù, bị đối xử tệ hại khi bị bệnh, rồi bị chiêu dụ và vô hiệu hóa. Những cảnh báo của Lê Chí Quang đã hoàn toàn chính xác với cuộc tổng xâm lược mềm của Trung Quốc hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam.
Cùng một thời gian ấy, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn chỉ vì đã dịch bài “Thế nào là dân chủ” lấy từ trang Web của Tòa Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ ở Hà Nội mà bị kết án “tội gián điệp” với 13 năm tù (phiên tòa phúc thẩm giảm từ 13 năm tù xuống còn 5 năm tù, 3 năm quản chế.)
Xã hội Việt Nam giờ đây trưởng thành hơn về ý thức dân chủ và quyền con người. Có nhiều hơn những người dân trong nước ca thán chế độ và phản ứng bất thuận với các chính sách của nhà cầm quyền trên mạng xã hội mà không bị trấn áp.
Một số hội đoàn dân sự ra đời bất chấp ngăn cấm của chế độ như Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, Văn Ðoàn Ðộc Lập, Hiệp Hội Dân Oan Việt Nam, Mạng Lưới Bloggers Việt Nam..., mặc dù chưa có, hoặc không công khai ban lãnh đạo, hoạt động chưa có tổ chức quy củ, và đa phần đang ở trạng thái vận động, chưa kết tụ thành phong trào xã hội rộng lớn.
Nhà cầm quyền trong tiến trình hội nhập toàn cầu, vì những lợi ích kinh tế, bị áp lực quốc tế, lúc này lúc khác có vẻ “thoáng” hơn một cách khôn ngoan, nhưng vẫn giữ vững thái độ chính trị kiên quyết và dứt khoát với các đối tượng được xem là có thể tạo ra nguy cơ cho chế độ.
Người Việt ở hải ngoại có vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc thông tin và vận động quốc tế, nhưng đất nước đổi thay hay không phụ thuộc vào người dân trong nước. Thực tế của các nước cựu cộng sản Ðông Âu cho thấy các đảng phái chính trị ở hải ngoại khó mà tìm được vị trí trên sân khấu chính trị khi Việt Nam có bầu cử tự do.
Chỉ khi nào các phong trào dân sự thật sự đi vào lòng người, lan tỏa rộng khắp, đặc biệt trong hơn 70% dân số sống ở nông thôn và dân lao động thành thị, lúc đó mới có khả năng nổ ra một cuộc cách mạng thay đổi.
Dân chủ sẽ có khi lực lượng đối lập hình thành, áp lực xã hội lớn, cuộc tranh đấu ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới nền kinh tế của đất nước. Lúc đó buộc nhà cầm quyền phải đối thoại và chuyển hướng.
Hoàn cảnh thực tế cho thấy không thể dùng biện pháp bạo lực để chuyển hóa chế độ mà chỉ có thể bằng sức mạnh của các cuộc xuống đường bất bạo động, nhiều khi phải chịu hy sinh, tổn thất; song song là sự ứng xử tỉnh táo, sáng suốt của những người đang nằm trong bộ máy cầm quyền. Hai yếu tố này chắc chắn phải đi đôi với nhau thì mới tránh một cuộc đổ máu. Hệ thống chính trị lạc hậu và ảo tưởng “định hướng xã hội chủ nghĩa” phải được hủy bỏ toàn diện để thay thế bằng một thể chế khác tiến bộ hơn.
Năm 2002, Lê Chí Quang chỉ vì những bài báo cảnh giác âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Quốc, mà đã bị kết án nặng nề 4 năm tù, bị đối xử tệ hại khi bị bệnh, rồi bị chiêu dụ và vô hiệu hóa. Những cảnh báo của Lê Chí Quang đã hoàn toàn chính xác với cuộc tổng xâm lược mềm của Trung Quốc hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam.
Cùng một thời gian ấy, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn chỉ vì đã dịch bài “Thế nào là dân chủ” lấy từ trang Web của Tòa Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ ở Hà Nội mà bị kết án “tội gián điệp” với 13 năm tù (phiên tòa phúc thẩm giảm từ 13 năm tù xuống còn 5 năm tù, 3 năm quản chế.)
Xã hội Việt Nam giờ đây trưởng thành hơn về ý thức dân chủ và quyền con người. Có nhiều hơn những người dân trong nước ca thán chế độ và phản ứng bất thuận với các chính sách của nhà cầm quyền trên mạng xã hội mà không bị trấn áp.
Một số hội đoàn dân sự ra đời bất chấp ngăn cấm của chế độ như Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, Văn Ðoàn Ðộc Lập, Hiệp Hội Dân Oan Việt Nam, Mạng Lưới Bloggers Việt Nam..., mặc dù chưa có, hoặc không công khai ban lãnh đạo, hoạt động chưa có tổ chức quy củ, và đa phần đang ở trạng thái vận động, chưa kết tụ thành phong trào xã hội rộng lớn.
Nhà cầm quyền trong tiến trình hội nhập toàn cầu, vì những lợi ích kinh tế, bị áp lực quốc tế, lúc này lúc khác có vẻ “thoáng” hơn một cách khôn ngoan, nhưng vẫn giữ vững thái độ chính trị kiên quyết và dứt khoát với các đối tượng được xem là có thể tạo ra nguy cơ cho chế độ.
Người Việt ở hải ngoại có vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc thông tin và vận động quốc tế, nhưng đất nước đổi thay hay không phụ thuộc vào người dân trong nước. Thực tế của các nước cựu cộng sản Ðông Âu cho thấy các đảng phái chính trị ở hải ngoại khó mà tìm được vị trí trên sân khấu chính trị khi Việt Nam có bầu cử tự do.
Chỉ khi nào các phong trào dân sự thật sự đi vào lòng người, lan tỏa rộng khắp, đặc biệt trong hơn 70% dân số sống ở nông thôn và dân lao động thành thị, lúc đó mới có khả năng nổ ra một cuộc cách mạng thay đổi.
Dân chủ sẽ có khi lực lượng đối lập hình thành, áp lực xã hội lớn, cuộc tranh đấu ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới nền kinh tế của đất nước. Lúc đó buộc nhà cầm quyền phải đối thoại và chuyển hướng.
Hoàn cảnh thực tế cho thấy không thể dùng biện pháp bạo lực để chuyển hóa chế độ mà chỉ có thể bằng sức mạnh của các cuộc xuống đường bất bạo động, nhiều khi phải chịu hy sinh, tổn thất; song song là sự ứng xử tỉnh táo, sáng suốt của những người đang nằm trong bộ máy cầm quyền. Hai yếu tố này chắc chắn phải đi đôi với nhau thì mới tránh một cuộc đổ máu. Hệ thống chính trị lạc hậu và ảo tưởng “định hướng xã hội chủ nghĩa” phải được hủy bỏ toàn diện để thay thế bằng một thể chế khác tiến bộ hơn.
Kết luận
Xã hội bị băng hoại đạo đức, thói vô trách nhiệm của
nhà cầm quyền, tư tưởng cam phận nô lệ, tội phạm gia tăng mọi nơi, tham nhũng ở
mức độ thành những đường dây mafia, nợ nần của đất nước chồng chất...
Tuy nhiên, trong những khó khăn ấy, nhà cầm quyền cộng sản vẫn còn kiểm soát được và vẫn không ngừng sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, độc quyền để tuyên truyền, ngu tối hóa xã hội, và gia tăng bạo lực để củng cố và duy trì chế độ.
39 năm, rồi sẽ 40 năm và có thể còn lâu hơn, chúng ta mới có thể có cơ hội đánh giá nghiêm túc và công bằng sự kiện lịch sử này trước công luận trên bình diện cả nước.
Tuy nhiên, trong những khó khăn ấy, nhà cầm quyền cộng sản vẫn còn kiểm soát được và vẫn không ngừng sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, độc quyền để tuyên truyền, ngu tối hóa xã hội, và gia tăng bạo lực để củng cố và duy trì chế độ.
39 năm, rồi sẽ 40 năm và có thể còn lâu hơn, chúng ta mới có thể có cơ hội đánh giá nghiêm túc và công bằng sự kiện lịch sử này trước công luận trên bình diện cả nước.
No comments:
Post a Comment