Hình bìa
Khi
tháng Tư trở về nhiều người không khỏi nhớ lại từng trang sách của tác phẩm “VIỆT NAM Quê Mẹ Oan Khiên“, nguyên
bản tiếng Pháp
“Vietnam, qu’as tu fait de tes fils?” của Ký giả Pierre Darcourt,
bản dịch tiếng Việt của Dịch giả Dương Hiếu Nghĩa.
“Vietnam, qu’as tu fait de tes fils?” của Ký giả Pierre Darcourt,
bản dịch tiếng Việt của Dịch giả Dương Hiếu Nghĩa.
Là một ký giả chuyên nghiệp lại lớn lên tại Việt Nam trong thời kỳ lịch sử oan khiên của dân tộc Việt, tác giả đã kể chi tiết lịch sử thương tâm trong chiến tranh Việt Nam, những cảnh tượng thương tâm trên Quê mẹ Việt nam.
Đặc biệt từ 1973 đến 30.04 năm 1975
Tác phẩm gồm 27 chương mở đầu với Chương „Một Năm Sửu Thuận Lợi“-năm 1973– tin „-Ngưng bắn „ ( Hiệp định Paris ) cùng những ký ức kinh hoàng hiện về từ „Thảm kịch Tết Mậu Thân 1968 „ và “Mùa hè đỏ lửa 1972”.
Bước qua những chương sau tác giả kể việc Hà Nội sau khi ký kết „ Ngưng bắn“ đã gia tăng đánh phá Miền Nam như thế nào , cùng với những chuẩn bị cho „ Chiến Dịch Hồ Chí Minh“.
Sang năm 1975 diễn biến được tính theo từng tháng ngày .
Từ tháng 0371975 với những biến động miền Trung.
Trong khi Tổng thống Thiệu cố gắng giữ thế chủ động trên chiến trường tại hậu phương Linh mục Thanh ra sức đấu tranh chống tham nhũng .Và hàng ngủ tướng lảnh VNCH phân hóa ,tranh giành quyền lực-
Dinh Tổng thống bị bỏ bom (08.04) - Chiến Trận Đẫm Máu ở Xuân Lộc(12.04.1975) - Phnom Penh Thất Thủ (18.04). Những Người dân Chạy Loạn - Tinh thần anh dũng của chiến sĩ VNCH - Những trận quyết chiến cuối cùng - Tổng Thống Thiệu Từ Chức (21.04) - Tướng Dương Văn Minh xuất hiện - Những trò chơi quyền lực vô vị cuối cùng - Buổi Lễ Trao Quyền sóng Gió (28.04) - Thành Phố Sàigòn rẫy chết khi “Bộ Đội” Tràn Vào Thủ Đô (30.04).
Hai
chương cuối ,kết thúc với hai đề mục thật ý nghĩa:
Chương 26 : Thật Là Chua Chát Thay Cho Cái Gọi Là “Giải Phóng”
Chương 27 : 30 Năm Chiến Tranh: Không Giải Quyết Được Gì Cả!
Đọc xong những trang cuối của tác phẩm ,nhớ đến hoàn cảnh hiện thực Việt nam hôm nay, hai chữ Oan Khiên lại như được ghi rõ, đậm nét trên những trang sử Việt Nam không chỉ ở giai đoạn “Chiến tranh Việt Nam” mà cả giai đoạn “Sau 1975″.
Chương 26 : Thật Là Chua Chát Thay Cho Cái Gọi Là “Giải Phóng”
Chương 27 : 30 Năm Chiến Tranh: Không Giải Quyết Được Gì Cả!
Đọc xong những trang cuối của tác phẩm ,nhớ đến hoàn cảnh hiện thực Việt nam hôm nay, hai chữ Oan Khiên lại như được ghi rõ, đậm nét trên những trang sử Việt Nam không chỉ ở giai đoạn “Chiến tranh Việt Nam” mà cả giai đoạn “Sau 1975″.
Thật sự „Oan khiên“ khi đám ký giả quốc tế chỉ có „ cách nhìn một chiều „ khiến dư luận quốc tế sai lầm một chiều ủng hộ „đội quân giải phóng“.
Người ta nói nhiều đến bom đạn Mỹ rãi trên quê hương Việt Nam như không hề biết hàng tấn đạn pháo từ Liên Xô,Trung quốc liên tục nả đạn vào những thành phố miền Nam , vào dân lành vô tội như thế nào, đặc biệt trong „Chiến dịch Hồ Chí Minh“
„Gần như mỗi địa danh Việt Nam đều là lời gợi nhắc một thảm cảnh kinh hoàng. Huế là hình ảnh lúc khai quật những mồ chôn tập thể sau cuộc tàn sát ghê rợn Tết Mậu Thân 1968 trước những gương mặt thảm não, những dòng nước mắt chan hoà của hàng hàng lớp lớp người mẹ, người vợ, người con ngơ ngác với những mảnh khăn tang chen chúc tạo thành những con sóng nhấp nhô trắng xoá.
Quảng Trị là đoạn đường 40 cây số mà màu nhựa đen trên mặt đường phủ kín một lớp màu nâu đỏ sạm của máu khô với hàng chục ngàn xác chết gồm hầu hết là đàn bà, trẻ nít gục ngã bởi những chùm đạn pháo tập trung xối xả trút xuống, và tiếp tục bị tung lên nhiều lần xé thành mảnh nhỏ.
An Lộc là đống gạch vụn và ngôi nhà thờ bay hết nóc với cả trăm thi hài chồng chất, thối rữa giữa các hàng ghế nát vụn dưới bục thờ Chúa. Hai tuần lễ trước, một chiến xa T.54 đã dùng đại bác bắn trực xạ vào đám tín đồ đang cầu nguyện giết không còn một ai và toàn bộ xác chết vẫn nằm tại chỗ.
Cùng chung một gợi nhắc là hàng loạt địa danh khác từ Khe Sanh, Đông Hà, Phù Ly, Phù Cũ
„Thảm cảnh tàn khốc mà người dân VN phải gánh chịu cùng diện mạo kẻ sát nhân cho tới cuối cuộc chiến không hề thiếu thực tế chứng minh.
Nhưng
Pierre Darcourt vẫn phải thắc mắc:
“Tại sao khắp nơi chỉ nhắc tới vụ thảm sát Mỹ Lai, chỉ nhắc tới tấm hình viên tướng miền Nam bắn hạ một cán bộ chỉ huy cộng sản giữa trận giao tranh trên đường phố Sài Gòn và tấm hình một bé gái trần truồng chạy giữa khói lửa đạn bom ?”
“Tại sao khắp nơi chỉ nhắc tới vụ thảm sát Mỹ Lai, chỉ nhắc tới tấm hình viên tướng miền Nam bắn hạ một cán bộ chỉ huy cộng sản giữa trận giao tranh trên đường phố Sài Gòn và tấm hình một bé gái trần truồng chạy giữa khói lửa đạn bom ?”
Vài cảnh đau lòng đó chỉ là những hạt cát trong núi xương sông máu của cuộc chiến kéo dài mấy thập kỷ và mức ghê tởm trong hành vi điên loạn nhất thời của vài cá nhân không thể sánh với mức ghê tởm của các chủ trương thúc đẩy tội ác, nhưng các chủ trương này luôn được né tránh không hề nhắc tới.
Trong
tác phẩm La mort du Viet Nam, tác giả Vanuxem ghi lại câu chuyện của bác
sĩ Vincent, một bác sĩ Pháp trong nhóm Bác Sĩ Không Biên Giới có mặt tại Vũng
Tàu cuối tháng 4-1975. Tại một bệnh viện dân sự, vị bác sĩ tiếp nhận 80 người
bị thương gồm cả binh sĩ miền Nam lẫn dân chúng.
Khi quân Bắc Việt tiến vào, vị bác sĩ được lệnh ngưng tức khắc việc điều trị bệnh nhân. Kế tiếp, lại có lệnh chuyển hết bệnh nhân khỏi bệnh viện. Bác sĩ Vincent đang chưa biết giải quyết ra sao thì viên chỉ huy Bắc Việt lên tiếng: “Chúng tôi đã có cách” . Dứt lời, y rút súng kê vào đầu người bị thương đang nằm ngay bên cạnh bóp cò. Bác sĩ Vincent la lên phản đối thì lập tức bị lôi đi và tiếng súng tiếp tục nổ trong các phòng bệnh viện. 80 bệnh nhân biến tức khắc thành các xác chết.
Sự kiện trên không chỉ xẩy ra lần đầu tại Vũng Tàu vào cuối tháng 4-1975 mà xẩy ra tại nhiều nơi như tác giả Michel Tauriac từng ghi trong tác phẩm Vietnam, le Dossier noir du Communisme :
“Không xa Mỹ Lai bao nhiêu là một ngôi làng nhỏ Quảng Ngãi… Trong đêm Tết Mậu Thân 1968, quân Cộng Sản xông vào một bệnh viện tại đây. Y tá, bác sĩ, bệnh nhân nằm trên giường bệnh đều bị giết chết, súng cứ nhả đạn thả dàn. Khi người Cộng Sản ra đi, thần chết đã mang theo hết mọi người …”
Và,
Michel Tauriac cũng đã tự hỏi y hệt như Pierre Darcourt:
“ Tại sao tới nay báo chí không thốt lên tiếng kêu khiếp hãi nào về những vụ tàn sát man rợ đó mà chỉ nói tới riêng vụ Mỹ Lai ?” ( 5)
“ Tại sao tới nay báo chí không thốt lên tiếng kêu khiếp hãi nào về những vụ tàn sát man rợ đó mà chỉ nói tới riêng vụ Mỹ Lai ?” ( 5)
Cho đến tháng 4-1975, không ít tin tức và chứng nhân đã nhiều lần kể về lệnh xích chân binh sĩ trên chiến xa của quân đội Bắc Việt trong cuộc tấn công mùa hè 1972, về những cuộc “truy điệu sống” thương binh trước khi tàn sát họ để giảm nhẹ gánh nặng và hạn chế số binh sĩ miền Bắc rơi vào tay miền Nam hầu tránh các tác động tâm lý bất lợi, đặc biệt là cái khẩu hiệu “sinh Bắc tử Nam” phi nhân tới giờ này vẫn được đề cao như biểu hiện của tinh thần dũng cảm.
Ngay cả trường hợp hết thẩy thanh niên miền Bắc đều tự nguyện chấp nhận cái chết để xâm nhập miền Nam, hết thẩy đều tự nguyện đưa chân vào còng trên các chiến xa trước khi lâm trận, hết thẩy thương binh đều thanh thản xếp hàng để nhận những viên đạn của đồng đội kết thúc mạng mình thì tính nhẫn tâm tàn bạo của chủ trương trên vẫn không sút giảm để có thể không gọi đó là tội ác đối với nhân loại.
Trên thực tế không hề có tình trạng tự nguyện như vậy, vì không ít thương binh đã tìm mọi cách trốn để sau đó thành tù binh và kể lại mọi việc..“
(Uyên Thao –Lời tựa- Việt nam Quê mẹ oan khiên)
----------------------
Oan
khiên vì cái nhìn một chiều trong cuộc chiến.
Cuộc
chiến của những người chiến sĩ VNCH chỉ còn vài viên đạn cuối cùng chống
trả một lực lượng vũ trang hùng mạnh , những T54, hỏa tiễn đưa từ Liên Xô,
Trung Quốc là cuộc chiến anh dũng của những anh hùng không chịu khuất phục
trước bạo tàn. Những viên đạn tuẩn tiết cũa sĩ quan, tướng lảnh, binh sĩ VNCH mãi mãi ghi dấu bằng máu những mối oan
khiên của dân tộc.
Oan khiên khi hào hùng , anh dũng với tinh thần chiến đấu không khuất phục bạo tàn đã bị chà đạp , bôi xấu, kết tội.
Cuộc chiến “ Vì Hòa Bình” kết thúc không hề có người thua trận chỉ có nạn nhân bị gục ngã và đọa đày trong vòng tay bạo tàn, sắt máu.
Hòa bình thật sự cũng chả hề có với “anh em đồng chí Trung Quốc”, kẻ ra sức tiếp tay hạ ngã gục VNCH .
„Đồng
Minh bỏ rơi VNCH “qua
chính sách của nước Mỹ nhưng qua “Quê Mẹ Oan Khiên “vẫn có những dòng kể về
tình bạn đồng minh chân thật , đặc biệt qua đại sứ Martin , người vẫn còn ở lại
Sài Gòn cho đến tận những ngày cuối cùng .
Oan khiên vì những phản chiến một chiều .
Những người lính , những sĩ quan VNCH dũng cảm chiến đấu đến giây phút cuối cùng có tinh thần„phản chiến „ không ? Dẫu là lính qua sách báo, ký sự , hồi bút cho thấy tất cả đều có ước mơ về cuộc sống hiền hòa , an lành , hạnh phúc ấm êm. Không ai mong muốn chiến tranh .
Tinh thần „ Phản chiến“ sẽ có trong những giây phút nhìn cảnh máu đổ thịt rơi bên cạnh tấm lòng nhân đạo.
Để từ đó những nổ lực „ Hòa hợp hòa giải „ có mầm mống nẩy nở và không nhận ra rằng „ Hòa hợp hòa giải“ kiểu đó chẳng khác nào bó tay nhìn hay tệ hại hơn là ra tay giúp đở một tên cướp khát máu đến chiếm đoạt nhà cửa của cải và cả vợ con mình và đưa đất nước vào tay kẻ thù ngàn năm trong lịch sử.
Oan khiên khi ” Hòa giải hòa hợp “để đưa những kẻ sắt máu lên cai trị đất nước :
„ Đến tháng 3 năm nay, khi tôi nằm rất thoải mái ở ghế phô tơi để xem truyền hình ở Ba Lê, cũng như tất cả những người Pháp khác, tôi tưởng người Việt Nam chạy trốn chiến tranh hoặc là họ đã bị sự tuyên truyền chống cộng đầu độc. Anh biết không, thật sự tôi đã lầm ! Bây giờ tôi mới hiểu là tại sao người Việt Nam đã chạy trốn đầy đường. Không phải họ chỉ chạy trốn đạn pháo và các đơn vị cộng sản Bắc Việt . Mà họ thật sự chạy trốn bộ máy ở phía đằng sau bộ đội cộng sản đó anh Pierre ! Các loa phóng thanh, các sự tố giác và lên án, mọi sự chuyển đổi bắt buộc của đời sống, những trại tập trung cải tạo, những tòa án nhân dân, và những “cán bộ” vừa cuồng tín vừa cuồng nhiệt không mệt mỏi, mặt lạnh như tiền, ngoan cố và khắt khe còn hơn các thầy tu của Tòa án Dị giáo. Những tên cán bộ nầy khi họ nắm được anh rồi, họ không bao giờ buông tha anh ra cho đến khi nào anh phải tưởng tượng tìm ra được những trọng tội của mình để mà tự thú tội mới xong . có nghĩa là cho tới khi nào anh phải tự nhận là anh có phạm tội dù đó là một tội trạng do anh tưởng tượng ra, nghĩa là cho tới khi nào anh chối bỏ tất cả, chối bỏ tín ngưỡng của anh, chối bỏ bạn bè của anh, gia đình của anh, cho tới khi nào anh hội nhập vào giáo hội của họ, vào lý thuyết của họ, vào lối sống của họ… dĩ nhiên là đi ngược lại hết với đời sống cũ…
Người dân ở thành phố cười riễu. ! Họ không thể nào hiểu được là những người mà họ đang khi dể nầy chỉ biết có những làng mạc nghèo khổ, những trại huấn luyện, núi rừng và chiến tranh. Một thế giới mà không hề có một chiếc tủ lạnh, hoặc một máy ghi âm, cũng không có khách sạn, không có đèn chớp để thu hình ban đêm. Khi người ta cười là người ta tưởng là mình che dấu cái lo sợ của mình.
Nhưng dân chúng Sài Gòn đã nhanh chóng hiểu rằng “họ cười là sai” . Đã có những chuyện rắc rối xảy ra.. Các chú “bộ đội” đã bắt gặp kẻ trộm đang chuyển xăng trong nón sắt của họ, và kẻ trộm đã bị bắt buộc phải uống hết những gì họ chứa trong nón sắt của họ. Họ đã bắt được những anh móc túi, và họ đã dùng súng lục bắn vào hai bàn tay của những người nầy trước khi thả cho họ đi. Sau đó họ cũng sẽ cho thấy là họ cũng xử binh sĩ của họ y như vậy.
Một anh tài xế xe Molotova đã cán chết một em bé ở Gia Định. Bà mẹ la lên, đám đông tựu lại đòi phải được sửa chữa. Anh trưởng xa đề nghị bồi thường ba bao gạo. người mẹ từ chối hẳn và nói lớn :”Anh ta giết chết con tôi, tôi muốn anh ta đền mạng”. Nghe vậy, người trưởng xa lập tức lấy cây súng của một “bộ đội” gần đó và cho ngay một phát đạn vào đầu anh tài xế. Và về sau đó đã có những cuộc xử tại chỗ các phạm nhân bị trói tay và được cột vào hai miếng gỗ, ngay trên đường phố, như vậy gọi là để làm gương . Kể từ đó dân chúng Sài Gòn mới thấy sợ và họ bắt đầu nói là “Họ còn độc ác hơn bọn Nhật nhiều !”
Nghỉ một chút để hút thuốc, anh Phạm kéo một hơi dài thật ngon rồi lại tiếp tục kể :
- ” Kỷ luật sắt và sự tàn ác của mấy chú “bộ đội” đã gây xúc động cho người dân Miền Nam . Nhưng họ còn chưa biết bọn “cán bộ” đảng viên của đảng cộng sản . Bọn nầy không có mặc quân phục xanh như “bộ đội”. Họ thường mặc quần dài màu xám hay màu sậm hơn và một áo sơ mi trắng không bao giờ ủi và bỏ ra ngoài. Đó mới thật sự là chủ nhân ông. Họ không ồn ào nhưng có mặt khắp mọi nơi. Họ quan sát, đặt câu hỏi, ghi vào sổ tay, tìm hiểu, nghiên cứu và quyết định. Họ là những người hướng dẫn các lớp học tập cải tạo.
Các cuộc điều tra thẩm vấn, các cuộc bắt bớ, nhất là tình cảnh khốn khổ và sự đói rách. Có trên một triệu người không có việc làm và không có gì để ăn, đólà chỉ mới tính riêng cho Sài Gòn mà thôi đó. Chánh quyền cộng sản đã loan báo trên đài phát thanh là họ đã phát không sáu ngàn sáu trăm (6.600) tấn gạo cho một triệu ba trăm ngàn (1.300.000) dân nghèo ở đô thành trong 2 tháng 5 và tháng 6. Như vậy tính ra bổ đồng chỉ có chưa tới 100 gram gạo cho một người mỗi ngày.
Và cái gọi là CPLTCHMN thì ra sao rồi ? trong tất cả những chuyện đó ?
Chỉ là một phù hiệu thôi mà, cũng như những lá cờ vậy.
Những dấu hiệu tượng trưng cần thiết để tiến hành “chiến dịch Hồ chí Minh” thôi.
Phải có cho một sự tin tưởng đó là bộ đội của CPLTCHMN đang giải phóng Miền Nam . Sự thật thì chúng tôi đều là quân đội Miền Bắc và do Hà Nội chỉ huy”
-”Đức Giám Mục Thuận đã được xe công an đưa trở về địa phận của ông ta ở Nha Trang. Sự có mặt của ông ở đây làm rối loạn trật tự công cộng”
Giờ đây Đức Cha Thuận bị quản thúc trong một ngôi làng nhỏ cách thành phố Nha Trang vài chục cây số về phía Nam .
Thượng tọa Thích trí Quang của chùa Ấn Quang, người đã góp công trong việc hạ bệ chế độ của Tổng Thống Diệm năm 1963 với chiến dịch tự thiêu của các sư sãi,, và là người chống đối tới cùng Tổng Thống Thiệu… đã bị bắt ngày 12 tháng 8 và bị giam vào phòng tối ở khám Chí Hòa.
Từ lâu rồi Thượng tọa Thích trí Quang đã được coi như là người của cộng sản. Nhưng, từ sau ngày Sài Gòn bị chiếm, và cho tới khi ông bị bắt, ông không ngớt kêu gọi các tu sĩ của ông ” thay vì tự thiêu thì hãy chết trong chiến đấu”. Ngày 6 tháng 8, ông đã có một buổi họp ở sân chùa Ấn Quang và cực lực tố cáo “Các Ban Quân Quản Bắc Việt đã cho lệnh hành quyết quá nhiều người bằng vũ khí thô sơ”.
Chỉ vài ngày sau đó là công an mật đã đến bắt ông .
Miền Nam đã thất trận. Khi đã thua rồi thì Miền Nam chỉ còn có phục tùng theo luật lệ của kẻ chiến thắng mà thôi.
Không còn nghi ngờ gì nữa là Sài Gòn sẽ sống dài dài, sống mãi thật là lâu dài với giờ Hà Nội .
Một
trang sử đẫm máu hình như đã được vĩnh viễn lật qua. Sợ hãi và chết chóc đã
được gạt bỏ ra khỏi quốc gia nầy rồi, một đất nước quá đói nghèo và quá đau
khổ.
Nhiều tháng đã trôi qua và tất cả hình như không quá đơn giản như tôi đã tưởng như vậy . Những tiếng vang cuối cùng đến tai chúng tôi từ Miền Nam Việt Nam đã cho thấy là mọi việc đã không được tốt lắm.“
Những dòng cuối của VIỆT NAM Quê Mẹ Oan Khiên cho thấy tấm lòng nhân bản của người ký giả đã trãi qua từng phút giây sống chết cùng miền nam VNCH,thể hiện lòng nhân đạo,nhân ái ,công bằng:
“Có một cách duy nhất để cho những người chiến thắng hàn gắn lại tất cả các vết thương còn đang rướm máu và quá nhức nhối nầy, đó là họ phải cố gắng đè nén lòng kiêu căng qua chiến thắng của họ xuống, để công bố ngừng tranh luận về ý thức hệ, để chứng minh cho người ta thấy tấm lòng độ lượng của mình. Sự thống nhất thật sự phải đi qua con đường “hòa bình của con tim”, trở lại những truyền thống cũ của đạo lý và sự khoan dung. Đó là con đường xoa dịu nhân tâm.
Chỉ có như vậy thì cả hai Miền Nam Bắc mới họp nhau lại thành “Một Đất Nước Duy Nhất” của một “Dân Tộc Duy Nhứt” trên 50 triệu người dân tự do trong tình anh em được
Đây có phải là một giấc mơ không hiện thực? Để cuối cùng hé mở được bức màn đầy máu đỏ, đang đè nặng trên mảnh đất đang bị dày vò nầy, để nhìn thấy được một đất nước không còn hận thù và không còn chiến tranh, ở đó những người cùng một giống nòi đang cố tìm lại con đường hạnh phúc của họ?”
Bức
màn đỏ hiện nay đã được hé mở dù nhiều việc vẫn còn bị bưng bít , giấu
kín . Bi thương vẫn đầy dẫy trên đất nước Việt Nam để hai chữ Oan
Khiên còn đến tận hôm nay , khi đọc tin tức về Việt Nam.
Dương Hoàng Dung
Munich.
30.04.2013
------------------------
Tiểu sử
PIERRE
DARCOURT
Là một cây bút quen thuộc của các tờ báo nổi tiếng như L’Express, L’Aurore, Sud-Ouest, Jiji Press… Pierre Darcourt cũng là một trong một số chuyên gia hàng đầu về các vấn đề Á Châu. Ông là người Pháp, sinh năm 1926 tại Saigon, và từng theo học tại Đại Học Luật Khoa Hà Nội trước 1945.
Khi Nhật đảo chính Pháp tháng 3-1945, Pierre Darcourt tham gia lực lượng du kích chống Nhật tại Đông Dương và sau đó gia nhập binh chủng Nhảy Dù Pháp.
Là một cây bút quen thuộc của các tờ báo nổi tiếng như L’Express, L’Aurore, Sud-Ouest, Jiji Press… Pierre Darcourt cũng là một trong một số chuyên gia hàng đầu về các vấn đề Á Châu. Ông là người Pháp, sinh năm 1926 tại Saigon, và từng theo học tại Đại Học Luật Khoa Hà Nội trước 1945.
Khi Nhật đảo chính Pháp tháng 3-1945, Pierre Darcourt tham gia lực lượng du kích chống Nhật tại Đông Dương và sau đó gia nhập binh chủng Nhảy Dù Pháp.
Rời khỏi quân ngũ năm 1954, Pierre Darcourt bước vào nghề báo với tư cách phóng viên chiến trường và đã sống với cuộc chiến Việt Nam qua hầu như khắp các mặt trận từ Quảng Trị, Khe Sanh, Kontum, Pleiku tới An Lộc….
Năm 1975, ông là một trong số những phóng viên có mặt tại trận đánh Xuân Lộc cho tới ngày cuối cùng và chỉ rời khỏi Saigon vào buổi trưa 29 tháng 4 năm 1975.
Tác phẩm Việt Nam, “Qu’as Tu Fait De Tes Fils” do Editions Albatros, Paris ấn hành lần đầu tháng 11 năm 1975 là tập hợp các ghi nhận về mọi diễn biến quân sự, chính trị cùng cảm nghĩ của tác giả vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam.
Pierre Darcourt cũng là tác giả nhiều tác phẩm khác, trong đó có một số tác phẩm về các nhân vật và biến cố tại Việt Nam trong thế kỷ trước như De Lattre au Vietnam, une Année de Victoire và Bảy Viễn, le Maitre de Cholon…..
Dương Hiếu Nghĩa
Dịch
giả Dương Hiếu Nghĩa sinh năm 1925 tại Sadec, một tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long, hiện nay mang tên mới là tỉnh Đồng Tháp. Ông gia nhập quân đội
Quốc Gia Việt Nam, thụ huấn tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, tốt nghiệp Thủ
Khoa khóa 5 Hoàng Diệu, tháng 5 năm 1952.
Ông
qua Pháp tu nghiệp tại trường Kỵ Binh Thiết Giáp Saumur, hơn một năm rồi trở về
phục vụ trong ngành Thiết Giáp từ tháng 7 năm 1954.
Sau đó, ông nắm giữ nhiều chức vụ chỉ huy trong binh chủng Thiết Giáp, có mặt liên tục trên nhiều chiến trường khắp các vùng Đất Nước và tu nghiệp khóa Thiết Giáp Cao Cấp tại trường Thiết Giáp Fort Knox, Kentucky Hoa Kỳ.
Ông cũng là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 9 Bộ Binh trước khi nhận chức Tỉnh Trưởng và Tiểu Khu Trưởng Vĩnh Long.
Cuối năm 1972, ông tham dự khoá Cao Đẳng Quốc Phòng và được chọn vào Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên với tư cách trưởng khối Ngoại Vụ cho tới cuối tháng 4 năm 1975. Cấp bậc cuối cùng trong quân đội là Đại Tá, bị đưa đi tù cải tạo cho tới tháng 7 năm 1987 mới được trả tự do.
Tháng Ba năm 1992, ông cùng gia đình qua Hoa Kỳ theo diện HO, định cư tại tiểu bang Washington và nay đã xuất gia, trụ trì tại một thiền viện ở ngoại ô miền Nam California.
No comments:
Post a Comment