Tú Anh
- RFI
Thứ hai 28 Tháng Tư 2014
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140428-hom-nay-my-va-chau-au-thong-bao-bien-phap-moi-trung-phat-nga
Thứ
hai 28/04/2014, như nhóm G7 thông báo từ tuần trước, các biện pháp mới trừng
phạt Nga được công bố trong ngày. Theo Washington, lần này, nhiều cá nhân và
doanh nghiệp thân cận chủ nhân điện Kremli, kể cả buôn bán vũ khí, sẽ bị cấm
vận. Trong khi đó, phe võ trang thân Nga tại Ukraina tiếp tục đánh chiếm cơ
quan công quyền.
Trong mục tiêu làm giảm căng thẳng tại Ukraina, Tây
phương quyết định ban hành một loạt biện pháp trừng phạt mới để gây sức ép với
Nga.
Tiếp theo thông báo của nhóm G7 hồi tuần trước, lên
án Matxcơva không thực hiện cam kết với Tây phương, Bruxelles triệu tập Ngoại
trưởng của 28 nước thành viên trong ngày hôm nay. Châu Âu cũng như Hoa Kỳ sẽ mở
rộng lệnh trừng phạt đến nhiều nhân vật và lãnh vực kinh tế của Nga. Từ Manila,
Tổng thống Barack Obama cho biết đợt trừng phạt mới, công bố chiều nay, nhắm
vào các cá nhân hay tập đoàn công nghiệp quốc phòng và công nghiệp cao cấp của
Nga.
Trước đó, phụ tá cố vấn an ninh Tony Blinken tiết lộ
với báo chí là nhiều cá nhân và công ty thân cận với tổng thống Nga Putin sẽ bị
ảnh hưởng.
Từ
Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet tường thuật :
Theo phụ tá cố vấn an ninh Mỹ thì đợt trừng phạt mới
này sẽ nhắm vào các cá nhân và doanh nghiệp thân cận nhất của Vladimir Putin
giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nga cũng như các công ty họ kiểm soát.
Một nguồn tin khác cho biết chủ nhân hai tập đoàn năng lượng là Grosneft và
Gasprom cũng nằm trong danh sách đen. Cố vấn Tony Blinken thì nói đến ngành kỹ
nghệ quốc phòng của Nga có thể bị cấm xuất khẩu vũ khí và mua bán trang thiết
bị cao cấp. Bị hai đài truyền hình Mỹ chất vấn là các biện pháp trừng phạt này
có mang lại hiệu quả hay không vì cho đến nay không thấy có dấu hiệu Vladimir
Putin xuống thang làm giảm căng thẳng tại Ukraina. Ông Tony Blinken trả lời là
« có » vì đợt trừng phạt mới sẽ tác hại nặng nề cho kinh tế Nga.
Theo báo New York Times, trong nội bộ chính quyền Mỹ
có hai khuynh hướng khác nhau. Một phe, cùng chủ trương với Tổng thống Obama,
muốn Hoa Kỳ và châu Âu phối hợp hành động. Phe thứ hai thì muốn rằng Mỹ nên đơn
phương hành động trước vì châu Âu chắc chắn sẽ đi theo.
Tại miền đông Ukraina, lại có thêm một điểm nóng
mới. Theo AFP, một toán võ trang hùng hậu, bịt mặt, mặc quân phục tác chiến
nhưng không đeo cấp bậc và huy hiệu đã chiếm tòa thị chính thành phố
Kostiantynivka, gần Donetsk. Liền sau đó, phe thân Nga thiết lập rào cản và
treo cờ « cộng hòa Donetsk ».
Cách đó vài chục cây số, tình hình ở Slaviansk vẫn
căng thẳng. Sau khi thả một sĩ quan của tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, phe
thân Nga vẫn tiếp tục giam giữ 12 quan sát viên còn lại như là « tù binh
». Phe nổi dậy cũng giam cầm ba sĩ quan của an ninh Ukraina, tra tấn và quy cho
họ tội gián điệp.
Trụ sở Donetsk của đài truyền hình quốc gia cũng bị
phe thân Nga chiếm từ chủ nhật.
Tây phương xem các hành động này là do Nga giựt dây.
------------------------------
VOA
28.04.2014
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu,EU, áp dụng thêm các biện
pháp trừng phạt Nga về những hành động tại Ukraine và Điện Kremli hứa sẽ đưa ra
một đáp ứng gây nhiều khó khăn.
Liên Hiệp Châu Âu sẽ cho công bố tên 15 cá nhân mà họ nhắm mục tiêu - cấm du hành, và phong tỏa tài sản vào thứ Ba.
Nhưng Hoa Kỳ đã cho biết trong 7 giới chức và 17 công ty bị nhắm tới có đặc sứ của Tổng thống Vladimir Putin ở Crimea; người đứng đầu cơ quan bảo vệ Tổng thống Nga; và người đứng đầu công ty Rosneft, công ty dầu khí quốc doanh lớn nhất của Nga.
Thứ trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Rybakov đã bày tỏ sự “ghê tởm” đối với các biện pháp trừng phạt mới của Hoa Kỳ. Ông nói với giới truyền thông Nga rằng các biện pháp đó dựa trên những ý kiến “hoàn toàn bị bóp méo” về những gì xảy ra tại Ukraine. Ông Rybakov đáp ứng của Nga sẽ gây cho Washington nhiều khó khăn.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói, hôm thứ Hai, rằng các biện pháp trừng phạt không nhắm vào cá nhân ông Putin mà để khuyến khích ông hành động đi đôi với lời nói, để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine bằng đường lối ngoại giao.
Ông Obama nói rằng Ukraine đã tuân thủ một hiệp định quốc tế đạt được tại Geneve hồi đầu tháng này để chấm dứt cuộc khủng hoảng, nhưng Nga thì không. Tổng thống nói rằng nếu Nga tỏ ra gây hấn thêm nữa đối với Ukraine thì Hoa Kỳ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế rộng rãi hơn nhắm vào những khu vực như ngân hàng hay công nghiệp quốc phòng.
Người đứng đầu công ty dầu Rosneft của Nga, ông Igor Sechin, đã hứa rằng các biện pháp trừng phạt nhắm vào ông sẽ không ảnh hưởng tới sự hợp tác của công ty Rosneft với các cồ đông và các đối tác trong đó có quyền lợi của Hoa Kỳ.
Đại công ty dầu này đã loan báo hồi sáng thứ Hai rằng họ đã chấp thuận các dự án chung với đại công ty dầu Hoa Kỳ Exxon Mobil để khai thác các nguồn dự trữ hydrocarbon tại vùng Bắc Cực. Công ty Rosneft củng có quan hệ chặt chẽ với công ty BP của Anh, sở hữu khoảng 20% công ty này.
BP nói rằng họ vẫn giữ cam kết đầu tư vào Rosneft.
Liên Hiệp Châu Âu sẽ cho công bố tên 15 cá nhân mà họ nhắm mục tiêu - cấm du hành, và phong tỏa tài sản vào thứ Ba.
Nhưng Hoa Kỳ đã cho biết trong 7 giới chức và 17 công ty bị nhắm tới có đặc sứ của Tổng thống Vladimir Putin ở Crimea; người đứng đầu cơ quan bảo vệ Tổng thống Nga; và người đứng đầu công ty Rosneft, công ty dầu khí quốc doanh lớn nhất của Nga.
Thứ trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Rybakov đã bày tỏ sự “ghê tởm” đối với các biện pháp trừng phạt mới của Hoa Kỳ. Ông nói với giới truyền thông Nga rằng các biện pháp đó dựa trên những ý kiến “hoàn toàn bị bóp méo” về những gì xảy ra tại Ukraine. Ông Rybakov đáp ứng của Nga sẽ gây cho Washington nhiều khó khăn.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói, hôm thứ Hai, rằng các biện pháp trừng phạt không nhắm vào cá nhân ông Putin mà để khuyến khích ông hành động đi đôi với lời nói, để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine bằng đường lối ngoại giao.
Ông Obama nói rằng Ukraine đã tuân thủ một hiệp định quốc tế đạt được tại Geneve hồi đầu tháng này để chấm dứt cuộc khủng hoảng, nhưng Nga thì không. Tổng thống nói rằng nếu Nga tỏ ra gây hấn thêm nữa đối với Ukraine thì Hoa Kỳ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế rộng rãi hơn nhắm vào những khu vực như ngân hàng hay công nghiệp quốc phòng.
Người đứng đầu công ty dầu Rosneft của Nga, ông Igor Sechin, đã hứa rằng các biện pháp trừng phạt nhắm vào ông sẽ không ảnh hưởng tới sự hợp tác của công ty Rosneft với các cồ đông và các đối tác trong đó có quyền lợi của Hoa Kỳ.
Đại công ty dầu này đã loan báo hồi sáng thứ Hai rằng họ đã chấp thuận các dự án chung với đại công ty dầu Hoa Kỳ Exxon Mobil để khai thác các nguồn dự trữ hydrocarbon tại vùng Bắc Cực. Công ty Rosneft củng có quan hệ chặt chẽ với công ty BP của Anh, sở hữu khoảng 20% công ty này.
BP nói rằng họ vẫn giữ cam kết đầu tư vào Rosneft.
No comments:
Post a Comment