Wednesday 30 April 2014

NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU ĐỊNH NGHĨA về TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ (Parliamentary Assembly)




April 30, 2014


Bản dịch của Huỳnh Khánh Vy (Defend the Defenders)

Nghị quyết 1900 (2012) sau kỳ thảo luận khoáng đại ngày 3/10/2012.

1. Nghị viện châu Âu nhắc lại rằng định nghĩa của từ “tù nhân chính trị ” đã được làm rõ tại Hội đồng châu Âu vào năm 2001 bởi các chuyên gia độc lập của Tổng thư ký, được ủy nhiệm để đánh giá các trường hợp của những người được cho là tù nhân chính trị ở Armenia và Azerbaijan trong bối cảnh  hai nước nàygia nhập vào thiết chế này.

 2. Nghị viện của Ủy hội châu Âu lưu ý rằng các tiêu chuẩn  được đưa ra bởi các chuyên gia nói trên được lấy cảm hứng, trong số các yếu tố khác, từ hoàn cảnh cụ thể của cuộc nội chiến ở Namibia vào năm 1989. Các tiêu chuẩn này đã được áp dụng cho các trường hợp liên quan đến hai nước trong quá trình gia nhập vào Hội đồng châu Âu và cho đến nay vẫn chưa trãi qua cuộc tranh luận toàn diện hoặc sự chấp thuận hoàn toàn của Nghị viện.

3. Nghị viện tái khẳng định việc ủng hộ các tiêu chí này, tóm tắt như sau :
“Một người bị tước đoạt tự do cá nhân được coi là một ‘tù nhân chính trị’ :
a. nếu việc áp đặt giam giữ vi phạm một trong những đảm bảo cơ bản trong Công ước châu Âu về quyền con người và các Nghị định thư  của công ước này (ECHR), đặc biệt là quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, tự do ngôn luận và thông tin, tự do hội họp và lập hội;
 b. nếu việc áp đặt giam giữ vì những lý do chính trị thuần túy mà không liên quan gì đến bất kỳ hành vi phạm tội nào khác;
 c. nếu, vì động cơ chính trị , thời hạn giam giữ hoặc điều kiện giam giữ rõ ràng là không tương xứng với hành vi phạm tội của người đã bị kết tội hoặc bị nghi ngờ có tội;
 d. nếu, vì động cơ chính trị, họ bị giam giữ trong tình trạng phân biệt đối xử so với người khác; hoặc ,
 e. nếu việc giam giữ là kết quả của các thủ tục tố tụng bất công rõ ràng và điều này dường như liên quan với chủ đích chính trị của chính quyền “. (SG / Inf (2001) 34 , đoạn 10 ).

4. Những người bị tước đoạt tự do cá nhân vì tội khủng bố không được xem là tù nhân chính trị nếu họ đã bị truy tố và kết án về tội này theo luật pháp quốc gia và Công ước châu Âu về Nhân quyền ( ETS số 5).

 5. Nghị viện mời gọi các cơ quan có thẩm quyền của tất cả các quốc gia thành viên trong Hội đồng châu Âu xem xét lại các trường hợp của bất kỳ người nào được cho là tù nhân chính trị theo các tiêu chí nêu trên để trả tự do hay xem xét lại đối với những tù nhân như thế theo cách thích hợp.


No comments:

Post a Comment

View My Stats