Nhìn lại quá trình thống nhất đất nước của Việt Nam và Đức
Hoa
Hướng Nam
30/04/2014
Vào hậu bán thế kỷ 20, thế giới đã chứng kiến hai
biến cố lịch sử: Ngày 30.04.1975 Quân đội Nhân dân Việt nam (Bắc Việt) tiến vào
Sài gòn, kết thúc cuộc chiến ủy nhiệm và mở đầu cho tiến trình thống nhất đất
nước dưới một chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo. Ngày 09.11.1989 bức tường Bá
linh sụp đổ, kéo theo sự tan rã của chế độ cộng sản Đông Đức và khai thông cho
sự thống nhất nước Đức trong hòa bình, tự do- dân chủ
Hai quốc gia Việt – Đức cùng mang số phận lãnh thổ
bị phân chia sau chiến tranh vì mâu thẫu ngoại bang và sự khác biệt chính kiến
về mô hình xây dựng xã hội giữa các thành phần dân tộc, nhưng cả hai lại theo
đuổi mục đích tái thống nhất đất nước bằng phương thức khác biệt.
Sau cuộc chiến chống Pháp (1945-1954) Việt Nam lẽ ra
phải được độc lập, tự do, nhưng dưới sự dàn xếp của ngoại bang (Mỹ, Pháp, Trung
Hoa và Liên xô) dân tộc đã phải chấp nhận chia đôi lãnh thổ tại hội nghị Geneve
(Thụy sĩ ).
Hiệp định Geneve (21.07.1954) quy định các bên tham chiến
phải ngừng bắn, giải giáp vũ khí. Việt Nam chia ra thành hai khu vực tập kết
tạm thời cho hai bên đối địch. Vĩ tuyến 17 được xem là ranh giới, và một khu phi quân
sự tạm thời được lập dọc theo hai bờ sông Bến
Hải thuộc tỉnh Quảng Tri. Ngay sau ngày hiệp định được công bố có 892.876
thường dân di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, trong khi 140.000 người
khác từ miền Nam tập kết ra Bắc.
Chính quyền Quốc gia
Việt Nam (tiền thân của Việt
Nam Cộng hòa) từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do, dự trù thực hiện vào
năm 1956, với lý do mà Thủ tướng
Ngô
Đình Diệm đưa ra là "nghi ngờ về việc có thể đảm bảo những điều
kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc".Tuy nhiên Việt
Nam Cộng hòa (VNCH) tuyên bố sẽ "không bỏ qua một cơ hội nào để thống
nhất Việt Nam trong tự do và hòa bình".
Vì VNCH không thực hiện tuyển cử, Chính quyền Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Hồ chí Minh quyết định phát động chiến tranh
thống nhất đất nước bằng mọi giá .
Đối với các nhà lãnh đạo VNDCCH đây là cuộc chiến
tranh nhằm thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước,
tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
mục tiêu vẫn còn dang dở sau 9 năm kháng
chiến chống Pháp (1945-1954).
Tháng 8/1956, Lê Duẩn soạn "Đề cương cách
mạng miền Nam" nhưng đến Hội nghị TƯ 15 năm 1959 mới được thông qua.
Đề cương xác định rõ: "Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp
đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, giải phóng
nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính
quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ để cùng với miền Bắc thực hiện
một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ nhân dân“.
Về phía các nhà lãnh đạo của Mỹ và VNCH, thì xem
cưộc chiến thống nhất do VNDCCH chủ trương là cuộc chiến tranh giữa hai hệ tư
tưởng: chủ
nghĩa cộng sản và chủ
nghĩa tư bản. Chính phủ Mỹ can thiệp vì muốn ngăn chặn sự lan rộng của chủ
nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á (Thuyết Domino)
và bảo vệ nhân dân Nam Việt Nam được sống trong hòa bình và tự do..
Ngày 20 tháng 12 năm 1960 thành lập Mặt
trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) do những người cộng
sản lãnh đạo.
Từ năm 1961 chiến tranh bùng nổ khốc liệt. Với chủ
trương "Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội" của đảng Lao động Việt Nam (cộng sản) quân đội
VNDCCH dưới danh nghĩa quân giải phóng cách mạng đã phát động liên tiếp các đợt
tiến công quy mô kết hợp đấu tranh quân sự, khủng bố, phá hoại với đấu tranh
tình báo chính trị. Từ chiến tranh du kích Tết Mậu thân (1968) chuyển qua chiến
tranh quy ước Mùa hè đỏ lửa(1972).Và trong giai đoạn 1965-1973 Mỹ đã phải trực
tiếp chiến đấu trên chiền trường VN.
Vì áp lực của tình hình nội chính và dư luận quốc
tế, các phe tham chiến đã đi đến nhận thức phải đàm phán hòa bình. Hội đàm được
chọn tại Paris (Pháp) kéo dài
từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1
năm 1973.
Hiệp định Paris về Việt Nam là hiệp định chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham
chiến: Hoa Kỳ, Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng
hòa miền Nam Việt Nam và Việt
Nam Cộng hòa ký kết tại Paris
ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Hòa bình chưa được bao lâu, Ban lãnh đạo CSVN lại mở
chiến dịch “giải phóng“ miền Nam thống nhất đất nước sau các chiến dịch nối
tiếp nhau: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng, chiến
dịch Hồ Chí Minh, cuộc tấn công cuối cùng diễn ra từ ngày 5 tháng 3 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tổng thống Dương Văn
Minh của VNCH đầu hàng vô điều kiện.
Để nhanh chóng thống nhất, thuận lợi cho việc xây
dựng chế độ độc đảng xã hội chủ nghĩa trên toàn quốc, ban lãnh đạo đảng lao
động VN (cộng sản) ban hành các biện pháp:
- Giải tán guồng máy chính trị, hành chánh của VNCH,
giải thể các đoàn thể, hiệp hội chính tri, kinh tế, văn hóa của xã hội dân sự.
- Lùng bắt các thành phần lãnh đạo đảng phái chính
trị, tôn giáo, văn hóa và xã hội miển Nam.
- Lập các trung tâm học tập cải tạo để giam giữ hàng
trăm ngàn quân nhân, viên chức dân sự, văn nghệ sĩ của VNCH.
- Thực hiện đổi tiền.
- Di tản hàng triệu người dân thành thị về các vùng
kinh tế mới.
- Cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp tư bản
tư doanh.
- Quốc hữu hoá và chuyển thành xí nghiệp quốc doanh
đối với các xí nghiệp công quản và xí nghiệp tư
nhân.
- Hợp tác hóa toàn bộ nông nghiệp.
- Đổi tên Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh
- Giải thể MTDTGPMNVN và chính phủ của mặt trận.
- Đổi tên đảng lao động thành đảng cộng sản Việt
Nam, lập quốc hội mới và đặt quốc hiệu là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(CHXHCNVN).
Song song, lãnh đạo đảng áp dụng những biện pháp
kinh tế, chính trị rập khuôn theo mô hình Trung Quốc và Liên Xô đưa đất nước
vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn. Nạn nghèo đói và khủng bố bắt bớ
diễn ra khắp nơi đã làm cho người dân miền Nam luôn sống trong lo sợ và tuyệt
vọng. Đã là lý do cho gần 2 triệu người phải vượt biên ra đi.
Trong suốt 20 năm nội chiến hay còn được quốc tế gọi
là cuộc chiến ủy nhiệm, dân tộc đã phải trả giá quá cao cho chiến thắng của
đảng cộng sản : 2 triệu quân nhân hai miền thiệt mạng trên chiến trường và
300.000 người mất tích , từ 4 đến 5 triệu thương dân tử vong vì bom đạn. Hơn
một triệu góa phụ, trên 900.000 trẻ em mồ côi Các cơ sở hạ tầng bị phá hủy,
đồng rưộng và thiên nhiên bị nhiễm độc.Phí tổn cho cuộc chiến đầy tang thương
này ước chừng 167 tỷ Dollar.
Hòa bình chưa lâu Việt Nam lại bước vào hai cuộc
chiến tranh mới với hai quốc gia công sản anh em Trung Quốc và Cam Bốt.
Đức
: Thống nhất đất nước bằng thương thảo và ngọai giao.
Sau khi Đệ
nhị thế chiến chấm dứt (5.1945), nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng
theo Hội
nghị Yalta (4-11.2.1945) và Postdam (17.7 -2.8.1945), do các nước Đồng
Minh (Mỹ, Liên Xô, Anh
và Pháp) kiểm soát và quản
lý. Berlin cũng bị chia làm bốn khu vực tương tự như nước Đức. Cùng lúc đó cuộc
Chiến tranh Lạnh giữa Đông (Xã hôi chủ nghĩa) và Tây (Tư bản chủ nghĩa) cũng đã
bắt đầu trên nhiều phương diện khác nhau. Berlin trở thành trung tâm của cuộc
chiến giữa hai phe.
Bức
tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng
hòa Dân chủ Đức gọi là "Tường thành bảo vệ chống phát xít" và bị
người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là "Bức tường ô nhục" là một
phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt
phần Tây Berlin với phần phía
Đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung
quanh Tây Berlin từ
ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Trong những năm từ 1949 đến 1961 đã có khoảng 3 triệu người
dân rời bỏ nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Nhằm để ngăn chận việc này, nước Cộng hòa
Dân chủ Đức đã khóa ranh giới với Tây Berlin bằng cách xây Bức
tường Berlin.
Cộng
hòa liên bang Đức
23 tháng 5 năm 1949 Cộng hòa Liên bang Đức (Tây
Đức) được thành lập từ 3 khu vực chiếm đóng của Anh, Mỹ và Pháp, lấy thành phố
Bonn làm thủ đô.
Cuộc bầu cử Quốc
hội Liên bang Đức đầu tiên được tiến hành vào ngày 14 tháng 8 năm 1949. Konrad Adenauer của Liên
minh Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức (CDU) được bầu làm Thủ
tướng Liên bang Đức. Chính quyền Adenauer chú tâm phát triển nển kinh tế
thị trường xã hội, đẩy mạnh việc hội nhập phương Tây qua việc: gia nhập khối
NATO,đồng thành lập Cộng
đồng Than Thép châu Âu, tiền thân của Liên minh
châu Âu sau này cũng như thành lập quân
đội liên bang. Đối với Đông Đức,Tây Đức khẳng định quyền đơn phương đại
diện cho nước Đức và cắt đứt quan hệ với các quốc gia công nhận nước Cộng hòa
Dân chủ Đức (Thuyết
Hallstein). Mặc dù vậy Adenauer cũng đã ký kết một hiệp định với Liên bang
Xô viết vào năm 1955 để đưa tù
binh chiến tranh Đức hồi hương.
Adenauer từ chức vào ngày 15.10.1963. Những
người kế nhiệm Ludwig
Erhard, Kurt Georg Kiesinger tiếp tục đường lối nội, ngoại trước đây của
Adenauer. Trong tháng 10.1969 sau cuộc bầu cử Quốc hội, Đảng Dân chủ Xã Hội Đức
(SPD) và Đảng
Dân chủ Tự Do Đức (FDP) thành lập chính quyền liên hiệp dưới quyền của Thủ
tướng Willy Brandt.
Brandt công bố Ostpolitik,một chính sách chủ trương tiếp cận và đối thoại với
các nước thuộc khối Đông thay thế cho học thuyết Hallstein. Ostpolitik,
được đưa ra nhằm cải thiện quan hệ với Đông
Đức, Ba Lan và Liên bang Xô Viết.
Chính sách này của Brandt đã gây ra tranh cãi tại Tây Đức nhưng lại giúp ông
giành được giải
Nobel hòa bình năm 1971. Willi Brandt từ chức nhượng quyền cho Helmut Schmidt sau vụ
khám phá ra người tùy viên thân cận của ông, Günter
Guillaume, là một điệp viên Đông Đức. Rồi Helmut Kohl trở thành thủ
tướng năm 1982. Kohl tiếp tục
chích sách hòa hoãn Đông –Tây của Brandt khi đón tiếp Chủ tịch nhà nước Đông
Đức Erich Honecker
lần đầu tiên tới Tây Đức vào năm 1987. Sau sự sụp đổ của Bức
tường Berlin năm 1989, việc giải quyết các vấn đề Đông Đức của Kohl đã trở
thành điểm mấu chốt trong thời kỳ cầm quyền của ông. Tận dụng ưu thế những thay
đổi chính trị mang tính lịch sử đang xảy ra ở Đông Đức, Kohl đã thương thảo
thành công với tứ cường cho tiến trình thống nhất nước Đức. Ông làm thủ tướng
lâu hơn những người đi trước và được coi là thủ tướng thống nhất .
Cộng
hòa Dân chủ Đức
Nước Cộng
hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) được ra đời từ khu vực chiếm đóng của Liên Xô
vào ngày 7 tháng 10
năm 1949 và thủ đô là Berlin.
Trong Quốc hội mới được thành lập Wilhelm
Pieck là Chủ tịch nước và Otto
Grotewohl là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Cho đến năm 1971 Walter
Ulbricht với cương vị là Tổng bí thư của Đảng
Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức nắm giữ quyền lực quyết định trong nước
Cộng hòa Dân chủ Đức.
Tháng 5 năm 1953 Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống
Nhất Đức quyết định tăng chỉ tiêu lao động, gây ra nhiều chống đối dẫn đến cuộc
nổi dậy của quần chúng vào ngày 17 tháng 6.
Tháng 5 năm 1971 Walter Ulbricht bị tước quyền lực, Erich Honecker trở thành
người kế nhiệm chức vụ Tổng bí thư Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức.
Hai nước Đông và Tây Đức gia nhập Liên
Hiệp Quốc trong năm 1973.
Tháng 5 năm 1974 cơ quan đại
diện thường trực của hai quốc gia Đức được thành lập tại Bonn và Đông Berlin. Hai quốc gia
Đức ký kết Hiệp
ước Helsinki vào ngày 1
tháng 8 năm 1975.
Cuộc thay đổi chính quyền ở Liên Xô dẫn đến chính
sách mở cửa, và cách mạng các nước Đông Âu. Thêm vào đó tình trạng kinh tế ngày
càng xấu đi và thất vọng không có cải cách chính trị nên đã dẫn đến nhiều cuộc
biểu tình phản đối với rất nhiều người tham gia.
Vào ngày 18 tháng 10 Honecker
từ chức. Chỉ ít ngày sau đó toàn bộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức đều nối gót
ông. Bức tường Berlin bị đập phá vào ngày 9 tháng 11. Cuộc phản
kháng ôn hòa của nhân dân Đông Đức dưới hình thức các cuộc biểu tình vào ngày
thứ Hai cuối cùng đã làm sụp đổ chính quyền nước Cộng hòa Dân chủ Đức.
Đức
thống nhất trong hòa bình và tự do.
Vào ngày 3 tháng 10 năm 1990,
dựa vào Hiệp
ước Thống nhất (Đức), việc nước Cộng hòa Dân chủ Đức gia nhập vào nước Cộng
hòa Liên bang Đức theo chương 23 Hiến pháp được hoàn thành. Và cuộc bầu cử Quốc
hội lần đầu tiên sau khi tái thống nhất được tiến hành trong tháng 12 năm 1990.
Thành phố Berlin từ đây trở lại là thủ đô của cả
nước.
Sau ngày thống nhất chính quyền liên bang đã đưa ra
nhiều chương trình phục hồi kinh tế, đảm bào an sinh xã hội và xây dựng hạ tầng
cơ sở trên toàn lãnh thổ Đông Đức. Người dân Đông Đức đều được đối Xử bình đẳng
trên mọi phương diện, không phải trình diện học tập cài tạo, không phải lo sợ
bị bắt bớ vì chính trị, Không bị tước đoạt tài sản qua các vụ đổi tiến, không
phải rời bỏ đất nước đi tị nạn… Sự thống nhất đất nước qua phương thức thương
lượng và ngoại giao của Đức là một mô hình đáng được thế giới khen ngợi.
H.H.N.
Tác giả gửi BVN
.
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 09:14
No comments:
Post a Comment