Wednesday 30 April 2014

VIẾT CHO NGÀY 30/4 (Nguyễn Hưng Quốc)




28-4-2014

Nếu câu nói “ngày 30 tháng Tư triệu người vui, triệu người buồn” được Võ Văn Kiệt viết lúc còn làm Thủ tướng (từ 1991 đến 1997) thay vì lúc đã về hưu (2005), có lẽ lịch sử, hoặc ít nhất xã hội Việt Nam, sẽ thay đổi. Không nhiều. Nhưng chắc có.

Nếu câu nói ấy được Lê Duẩn, nguyên Tổng bí thư đảng Cộng sản, nói ngay sau ngày 30 tháng Tư 1975, và thực hiện đúng theo những gì ông nói, chắc chắn lịch sử Việt Nam sẽ khác hẳn.

Chỉ có một điều đáng tiếc: Trong lịch sử không có chữ NẾU.

Lịch sử không có chữ NẾU, nhưng chính trị thì có (nhớ câu nói nổi tiếng của Otto von Bismarck, “chính trị là nghệ thuật của cái khả dĩ” – politics is the art of the possible). Bây giờ, hãy tưởng tượng: nếu ngày 30 tháng Tư này, giới lãnh đạo Việt Nam chính thức lặp lại câu nói ấy và tuyên bố một số biện pháp cụ thể và thích hợp để bù đắp lại sự muộn màng ấy thì có lẽ lịch sử Việt Nam trong mười hoặc hai mươi năm tới sẽ khác.

Có thể nói sai lầm nghiêm trọng nhất của đảng Cộng sản Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư 1975 là họ chỉ mê mải thu lượm các chiến lợi phẩm (cả vật chất lẫn tinh thần) mà quên đi công việc hàn gắn các vết thương do họ gây ra. Sau một cuộc nội chiến kéo dài, nếu bên thắng cuộc (chữ của Huy Đức) không có nhiệt tình hàn gắn các vết thương, chiến lợi phẩm lớn nhất mà họ nhận được chắc chắn là sự thù hận. Sự thù hận có thể không làm sụp đổ một chế độ nhưng nó làm giảm hẳn sức mạnh mà chế độ ấy có thể có, hơn nữa, nó cũng đủ phá hủy mọi nỗ lực xây dựng đất nước, nếu có, mà bên thắng cuộc muốn thực hiện.

Trường hợp chế độ sụp đổ, sự thù hận ấy sẽ biến thành máu: Sẽ không có lợi cho ai cả. Mà đất nước thì tan nát tiếp.

Vài hình ảnh :



No comments:

Post a Comment

View My Stats