12.07.2013
Bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài:
Cú
giãy cuối cùng của nền phê bình chỉnh huấn (pro&contra).
*
Đôi lời bàn góp
Giang Nam lãng tử mấy hôm nay
theo dõi vụ luận văn thạc sỹ văn học Việt Nam của Đỗ Thị Thoan, có đôi chút băn
khoăn. Cũng từ khoa Văn ấy Lãng tử bảo vệ luận văn thac sỹ của mình 25 năm
trước… Nay có mấy ý kiến sau về bài viết của Phạm Thị Hoài và một số nhân vật
được nêu.
1/Hầu hết những người, những viêc chị Hoài nêu ra Lãng tử cũng biết cả,
chỉ có điều không đồng tình với chị về thái độ mỉa mai những người nay đã thay
đổi quan điểm chín chắn hơn như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Một bài thơ phản tỉnh
của ông rất đáng trân trọng, có thể giá trị cao hơn cả một đời văn của Phạm Thị
Hoài.
2/Trái lại, có người như GS Phong Lê vốn là một giáo sư Đổi mới tiên phong
trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học thì nay lại trở cờ, quay ra theo
đuôi ngành tuyên giáo và có hành vi thô bạo đề nghị nhà cầm quyền xử lý
những người liên quan một cái luận văn thạc sỹ. Phong Lê muốn kiếm chút điểm
còm trong những ngày cuối cuộc đời ư, sao ông hèn hạ thế? Lãng tử rất tiếc,
ngày xưa đã thân đi mời ông về giao lưu với khoa Văn của mình ở An Giang…
(Ngoài ra Lãng tử còn rất thất vọng về nhiều GS khác, trong đó có không ít
người là thầy dạy mình, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, biết nói sao bây giờ về
lối sống đứng ngoài cuộc, trùm chăn ngủ kỹ của các thầy !…
3/ Cây bút “Chu Giang” cũng một giọng thô lỗ như GS Phong Lê. Mấy bữa trước
Lãng tử hỏi một người bạn văn ở Sài Gòn có biết Chu Giang viết bài trên tuần
báo văn nghệ TP. HCM (một tờ báo mình tưởng nó chết yểu lâu rồi, hóa ra vẫn còn
hấp hối nói mê) là ai không. Bạn ấy nói không biết cái tên lạ hoắc ấy.
Qua BVN mới biết ông ta là Nguyễn Văn Lưu, một tay giám đôc nhà xuất bản, một
cây bút phê bình quen đâm chém đồng nghiệp làng văn, nay “cà cuống chết đến đít
vẫn còn cay”.
4. Luận văn thạc sỹ của Đỗ Thị Thoan đúng là có hơi lạ so với tình hình
nghiên cứu văn học bằng bằng nhạt nhạt của văn học nước ta hơn chục năm qua.
Trong đó lạ nhất là luận văn dẫn lại nguyên văn những lời lẽ thô tục
(hình thức) của nhóm thơ MỞ MIỆNG. Điều đó người Việt hay kiêng kỵ, nếu nhắc
đến cái thô tục thì viết tắt chữ cái đầu. Nếu không đồng tình thì uốn nắn về
chuyên môn, cớ gì phải đao to búa lớn đòi nhà chức trách “xử lý” ? Sao Phong Lê
và Chu Giang-Nguyễn Văn Lưu không dám đòi “xử lý Nguyễn Khoa Điềm- cựu
sinh viên khoa văn đó, và Nguyễn Văn An cựu chủ tịch quốc hội, hai cựu UV
BCT” luôn một thể ?
5. Lãng tử cũng có quen biết PGS.TS Nguyễn Thị Bình (người hướng dẫn
Luận văn trên) từ hồi chị là SV ưu tú được giữ lại khoa làm trợ lý văn phòng và
bí thư liên chi đoàn Khoa. Vẫn tươi tắn, hiền hậu, hóm hỉnh, nhưng khoảng năm
1993, Lãng tử tham dự một Hội thảo khoa học tại khoa Văn ĐHSP Hà Nội, chủ đề là
“Xử án thơ Tố Hữu” (thực ra tên khác, đại khái là “Nhìn lại…” nhưng lâu năm
mình chỉ nhớ cái cốt lõi), chị Bình đã là giảng viên chính thức, còn rất trẻ
nhưng đàng hoàng phong thái lắm. Chị đọc bài tham luận phê bình chỉ trích thơ
Tố Hữu cùng với nhiều tham luận xác đáng khác. Mình nhớ GS Nguyễn Huệ Chi cũng
phát biểu một số ý kiến. GS Trần Đình Sử thì ngồi đó, cười cưởi tủm tỉm, đó là
cách phát biểu của ông. Bởi ông là một trong các nhà nghiên cứu nổi tiếng về Tố
Hữu với công trình “Thi pháp thơ Tố Hữu” trong đó mình nghĩ ông rất chuyên môn,
chuyên nghiệp, không có ý tâng bốc Tố Hữu như kẻ khác…Người cầm chầu chủ trì
hội thảo là GS Nguyễn Đăng Mạnh…Ôi mới đó đã 20 năm trôi qua. Cách đây vài năm
có dịp gặp lại chị Bình đi thỉnh giảng ở An Giang, tiếc là không có thời gian
trò chuyện… Với cái luận văn này chẳng biết chị có bị làm khó dễ gì không ?!
Nhưng mình tin chắc là không thể lay chuyển được nữ sĩ Nguyễn Thị Bình !
6. Lãng tử có một số bằng hữu
liên quan Luận văn Đỗ Thị Thoan, các anh đã tham dự buổi đánh giá luận văn đó,
và tất nhiên họ đã chấm điểm cao. Nay không tiện nhắc tên.
GNLT
TB: Nhân dịp này Lãng tử đăng
lại bài “Thảo phạt Ban tuyên huấn trung ương TQ” kèm sau bài này, đưa
lên trang đặc biệt (ở trên đấu blog).
---------------------------
No comments:
Post a Comment