Huy Phương
Sunday,
July 28, 2013 2:30:39 PM
Có
những người chết để cho chúng ta sống,
thương tật để chúng ta được lành lặn,
ở lại để cho chúng ta có cơ hội ra đi!
thương tật để chúng ta được lành lặn,
ở lại để cho chúng ta có cơ hội ra đi!
“Những
mảnh đời rách nát.” (Hình: Tài liệu Hội H.O. Cứu Trợ TPB & QP/VNCH)
Vào
Tháng Chín, 1866, dưới thời Vua Tự Ðức, việc xây dựng lăng tại Vạn Niên, dưới
sự cai quản của Thống Chế Nguyễn Văn Xa và Biện Lý Nguyễn Văn Chất quá hà khắc,
khiến quân dân làm việc tại công trường bất mãn, ta thán. Lợi dụng việc này,
hai anh em Ðoàn Trưng và Ðoàn Trực lãnh đạo cuộc nổi dậy, gọi là “loạn Chày
Vôi,” bắt người chỉ huy công trường, nhờ có nội ứng, kéo nhau về kinh thành,
xông vào Ðại Nội và Cấm Thành, định bắt giết Vua Tự Ðức. Lúc bấy giờ quan
Chưởng Vệ Hồ Oai, đang chỉ huy quân túc vệ, tả xung hữu đột để cứu giá. Vua Tự
Ðức thoát nạn trong gang tấc và cuộc nổi loạn bị dẹp tan, những người lãnh đạo
đều bị bắt và xử trảm.
Trong lúc cầm gươm bảo vệ nhà Vua, Chưởng Vệ Hồ Oai đã bị Ðoàn Trực chém đứt một lỗ tai phải. Sau đó ông được Vua Tự Ðức phong chức Ðô Thống, phong tước Nghĩa Dũng Tử và cấp thưởng nhiều quý vật, trong đó theo truyền thuyết ở Huế, ông được Vua Tự Ðức ban thưởng một lỗ tai giả đúc bằng vàng ròng.
Chưởng Vệ Hồ Oai cầm gươm bảo vệ cho nhà Vua, tránh được một cuộc binh biến cho đất nước, được ân thưởng tượng trưng một cái lỗ tai bằng vàng. Ngày nay anh em thương binh chúng ta, vì tận trung, báo quốc, mất nhiều thứ trên thân thể, quan trọng hơn cái lỗ tai nhiều như đôi mắt, tứ chi mà chỉ may ra được một cái nạng. Vì sao? Vua Tự Ðức còn tại vị và biết chuyện đền ơn đáp nghĩa. Sau Tháng Tư, 1975, vua quan chúng ta không còn tại vị nhưng đã đi ra nước ngoài, còn cả cây kim sợi chỉ, nhưng chỉ tiếc là những người này không có tấm lòng thương xót cho những người đã đổ máu xả thân bảo vệ cho chức tước, địa vị, gia đình, tài sản của họ, được an toàn ra đi, đã bỏ anh em lại, mà không cần biết hay nhớ đến những người này là ai.
Vào những giờ phút cuối cùng khi anh em vẫn còn trên trận tuyến, tổng thống đã ra khỏi đất nước, như vị thuyền trưởng tránh trách nhiệm để khỏi chết theo con tàu. Thủ tướng cũng ra đi, đại tướng cũng ra đi. Chỉ còn lại những con người liêm sỉ chọn cái chết để khỏi sống ô nhục và hàng trăm nghìn thanh niên đã hứng chịu cảnh tàn khốc của những người bị thất trận, nhất là những người với thân thể không còn nguyên vẹn, người cụt chân, kẻ mù mắt. Phải chi anh em được chết trên trận mạc, thân thể được phủ ngọn cờ ngày trước, cho khỏi khổ đến gia đình vợ con phải hứng chịu những ngày cơ cực khi đất nước không còn, quân đội không còn, đơn vị không còn.
Giữa bao nhiêu “vạn cốt khô” đã được để lại sau chiến tranh, 38 năm nay, chưa hề thấy “tướng công thành” nào hy sinh của cải, thời gian để làm một nghĩa cử mang ơn, chia sẻ với những người lính đã tận tụy một đời, hy sinh một đời để bây giờ phải sống những ngày tàn tạ trên quê hương mình như những kẻ lạc loài, xa lạ. Nếu ngày nay họ được cưu mang phần nào, gọi là chút an ủi cuối đời bằng những món quả nhỏ nhoi thì đó chính là tấm lòng của những đồng đội ngày xưa đã qua thời gian cay đắng tù tội, những đồng bào hậu phương ngày trước đã mang ơn họ.
Có thể đây là một công nhân hưu trí, chia món tiền nhỏ nhoi vào mỗi cuối tháng, có thể là những vị cao niên, chắt chiu những đồng tiền trợ cấp, mà không quên những người lính năm xưa, những người trẻ tuổi mới lớn lên khi nghe nói về quá khứ hào hùng của đất nước, xót xa cho thế hệ của cha ông.
Trong lúc cầm gươm bảo vệ nhà Vua, Chưởng Vệ Hồ Oai đã bị Ðoàn Trực chém đứt một lỗ tai phải. Sau đó ông được Vua Tự Ðức phong chức Ðô Thống, phong tước Nghĩa Dũng Tử và cấp thưởng nhiều quý vật, trong đó theo truyền thuyết ở Huế, ông được Vua Tự Ðức ban thưởng một lỗ tai giả đúc bằng vàng ròng.
Chưởng Vệ Hồ Oai cầm gươm bảo vệ cho nhà Vua, tránh được một cuộc binh biến cho đất nước, được ân thưởng tượng trưng một cái lỗ tai bằng vàng. Ngày nay anh em thương binh chúng ta, vì tận trung, báo quốc, mất nhiều thứ trên thân thể, quan trọng hơn cái lỗ tai nhiều như đôi mắt, tứ chi mà chỉ may ra được một cái nạng. Vì sao? Vua Tự Ðức còn tại vị và biết chuyện đền ơn đáp nghĩa. Sau Tháng Tư, 1975, vua quan chúng ta không còn tại vị nhưng đã đi ra nước ngoài, còn cả cây kim sợi chỉ, nhưng chỉ tiếc là những người này không có tấm lòng thương xót cho những người đã đổ máu xả thân bảo vệ cho chức tước, địa vị, gia đình, tài sản của họ, được an toàn ra đi, đã bỏ anh em lại, mà không cần biết hay nhớ đến những người này là ai.
Vào những giờ phút cuối cùng khi anh em vẫn còn trên trận tuyến, tổng thống đã ra khỏi đất nước, như vị thuyền trưởng tránh trách nhiệm để khỏi chết theo con tàu. Thủ tướng cũng ra đi, đại tướng cũng ra đi. Chỉ còn lại những con người liêm sỉ chọn cái chết để khỏi sống ô nhục và hàng trăm nghìn thanh niên đã hứng chịu cảnh tàn khốc của những người bị thất trận, nhất là những người với thân thể không còn nguyên vẹn, người cụt chân, kẻ mù mắt. Phải chi anh em được chết trên trận mạc, thân thể được phủ ngọn cờ ngày trước, cho khỏi khổ đến gia đình vợ con phải hứng chịu những ngày cơ cực khi đất nước không còn, quân đội không còn, đơn vị không còn.
Giữa bao nhiêu “vạn cốt khô” đã được để lại sau chiến tranh, 38 năm nay, chưa hề thấy “tướng công thành” nào hy sinh của cải, thời gian để làm một nghĩa cử mang ơn, chia sẻ với những người lính đã tận tụy một đời, hy sinh một đời để bây giờ phải sống những ngày tàn tạ trên quê hương mình như những kẻ lạc loài, xa lạ. Nếu ngày nay họ được cưu mang phần nào, gọi là chút an ủi cuối đời bằng những món quả nhỏ nhoi thì đó chính là tấm lòng của những đồng đội ngày xưa đã qua thời gian cay đắng tù tội, những đồng bào hậu phương ngày trước đã mang ơn họ.
Có thể đây là một công nhân hưu trí, chia món tiền nhỏ nhoi vào mỗi cuối tháng, có thể là những vị cao niên, chắt chiu những đồng tiền trợ cấp, mà không quên những người lính năm xưa, những người trẻ tuổi mới lớn lên khi nghe nói về quá khứ hào hùng của đất nước, xót xa cho thế hệ của cha ông.
Kỹ Sư Dương Nguyệt Ánh đi quyên tiền giúp thương binh trong ÐNH Cám Ơn Anh Kỳ 6. (Hình: Huy Phương)
Ðộng
lực nào đã thúc đẩy bao nhiêu người hy sinh thời gian, công sức để vận động
những phong trào đền ơn đáp nghĩa thương binh, gần suốt hơn 20 năm nay, dù sự
giúp đỡ đó như giọt nước trong ngày nắng hạn, như hạt muối bỏ biển hay như ngọn
gió thổi vào căn nhà hoang trống trải. Những người có lòng này không phải là
những người làm thương mãi thành công, cũng không phải là những người ôm được
tài sản lớn lúc chạy ra được nước ngoài, cũng không phải là những người đã từng
sống trên xương máu của đồng đội. Họ chỉ là những người lính bình thường, những
người dân đã chứng kiến những thăng trầm của lịch sử, biết ai là người mình
phải mang ơn, biết ai là người đã mất mát để cho mình được có cái hôm nay.
Nhưng đó chính là ngọn lửa của niềm tin thắp lên trong những đêm dài tuyệt vọng của những người thương binh đã mất một phần thân thể cho tổ quốc, phải sống trong những hoàn cảnh ghẻ lạnh dưới chế độ mới, từ hàng mươi năm nay, đang là một gánh nặng cho gia đình, con cái.
Mỗi năm chúng ta có bao nhiêu lần làm lễ vinh danh cho những người tiếng tăm, nơi này và nơi khác, chỉ cho một người, mà vinh quang của họ được xây đắp bằng công trận của hằng vạn người tử sĩ và thương binh vô danh ngày trước. Những người sau này, chết thì mồ mả xiêu lạc, sống thì lây lất qua thời gian đầu đường xó chợ. Những người này bây giờ không còn cần đến một vòng hoa chiến thắng, ngậm ngùi vì khi biết mình là kẻ chiến bại, hay muốn nghe những bài hát ca tụng họ là anh hùng, vì chính họ thực sự là anh hùng, nhưng đã là anh hùng cùng đường, mạt vận. Bây giờ có thể họ ràn rụa nước mắt, cầm trong tay món tiền nhỏ từ hải ngoại gửi về, từ đám đông những người họ chưa hề quen biết, chưa hề là bạn bè, cấp chỉ huy hay là tướng lãnh của họ. Một bữa cơm tươm tất chiều nay hay một tấm tôn lợp nhà trong mùa mưa bão, những mơ ước thật tầm thường mà những người hạnh phúc, no đủ nhiều khi không thể nào tưởng tượng ra nổi.
Ðúng 20 năm sau biến cố đổi đời, năm 1995, khi những người lính vừa ra tù, đặt chân đến Mỹ, ngồi lại với nhau để tìm cách gây quỹ giúp cho những người thương binh bất hạnh còn ở lại, anh em đã nhận được $100 từ người tổng tư lệnh ngày trước, người đã bỏ anh em trước khi chiến xa địch vào đến Sài Gòn và đã có những căn nhà trị giá bạc triệu ở từ Anh đến Hoa Kỳ. Ðây không phải là cách biện minh “của ít, lòng nhiều” mà là như hạt muối xát vào vết thương đang còn rỉ máu.
Nhưng thôi thì đây cũng là lộc của nhà vua, anh em hòa thuận như trong truyện Quốc Văn Giáo Khoa Thư thì mang quả lê bỏ vào nồi “ba mươi” nấu nhừ nát thành nước rồi mỗi người húp một thìa cho qua cơn hạn khát.
Khi những dòng chữ này đến bạn đọc, thì mới hôm qua đây, tại San Jose, Bắc California, hải ngoại đã tổ chức một buổi ca nhạc ngoài trời để gây quỹ giúp cho anh em thương binh đang sống cuộc đời khốn khó ở quê nhà. Mà không phải là lần đầu, trải dài trong 10 năm người ta đã làm công việc này lần thứ bảy. Tiền gây quỹ, có năm nhiều năm ít, nhưng tấm lòng của người hải ngoại thì không bao giờ suy chuyển. Sáng kiến được nẩy ra từ tấm lòng vị tha, họ ngồi lại với nhau trong khi đang khó khăn làm lại cuộc đời trên mảnh đất mới. Từ đó đã rất nhiều người nhập cuộc, biết chia sẻ sự no đủ và hạnh phúc cho những người bất hạnh hơn mình. (*)
Khi chúng ta không có đủ tiền, chúng ta có công sức và tấm lòng. Nhiều nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ, nhiều người cựu chiến binh, thuyền nhân đi tìm tự do, và đồng bào hải ngoại, trẻ già, đã đến đây để cùng chung một tiếng nói, gửi một lời cám ơn đến những người thương binh của chúng ta ở quê nhà.
Xin những người có lòng ở hải ngoại hoan hỷ gửi một chút quà cho những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân và hôm nay không có cả tuổi già hạnh phúc!
Nhưng đó chính là ngọn lửa của niềm tin thắp lên trong những đêm dài tuyệt vọng của những người thương binh đã mất một phần thân thể cho tổ quốc, phải sống trong những hoàn cảnh ghẻ lạnh dưới chế độ mới, từ hàng mươi năm nay, đang là một gánh nặng cho gia đình, con cái.
Mỗi năm chúng ta có bao nhiêu lần làm lễ vinh danh cho những người tiếng tăm, nơi này và nơi khác, chỉ cho một người, mà vinh quang của họ được xây đắp bằng công trận của hằng vạn người tử sĩ và thương binh vô danh ngày trước. Những người sau này, chết thì mồ mả xiêu lạc, sống thì lây lất qua thời gian đầu đường xó chợ. Những người này bây giờ không còn cần đến một vòng hoa chiến thắng, ngậm ngùi vì khi biết mình là kẻ chiến bại, hay muốn nghe những bài hát ca tụng họ là anh hùng, vì chính họ thực sự là anh hùng, nhưng đã là anh hùng cùng đường, mạt vận. Bây giờ có thể họ ràn rụa nước mắt, cầm trong tay món tiền nhỏ từ hải ngoại gửi về, từ đám đông những người họ chưa hề quen biết, chưa hề là bạn bè, cấp chỉ huy hay là tướng lãnh của họ. Một bữa cơm tươm tất chiều nay hay một tấm tôn lợp nhà trong mùa mưa bão, những mơ ước thật tầm thường mà những người hạnh phúc, no đủ nhiều khi không thể nào tưởng tượng ra nổi.
Ðúng 20 năm sau biến cố đổi đời, năm 1995, khi những người lính vừa ra tù, đặt chân đến Mỹ, ngồi lại với nhau để tìm cách gây quỹ giúp cho những người thương binh bất hạnh còn ở lại, anh em đã nhận được $100 từ người tổng tư lệnh ngày trước, người đã bỏ anh em trước khi chiến xa địch vào đến Sài Gòn và đã có những căn nhà trị giá bạc triệu ở từ Anh đến Hoa Kỳ. Ðây không phải là cách biện minh “của ít, lòng nhiều” mà là như hạt muối xát vào vết thương đang còn rỉ máu.
Nhưng thôi thì đây cũng là lộc của nhà vua, anh em hòa thuận như trong truyện Quốc Văn Giáo Khoa Thư thì mang quả lê bỏ vào nồi “ba mươi” nấu nhừ nát thành nước rồi mỗi người húp một thìa cho qua cơn hạn khát.
Khi những dòng chữ này đến bạn đọc, thì mới hôm qua đây, tại San Jose, Bắc California, hải ngoại đã tổ chức một buổi ca nhạc ngoài trời để gây quỹ giúp cho anh em thương binh đang sống cuộc đời khốn khó ở quê nhà. Mà không phải là lần đầu, trải dài trong 10 năm người ta đã làm công việc này lần thứ bảy. Tiền gây quỹ, có năm nhiều năm ít, nhưng tấm lòng của người hải ngoại thì không bao giờ suy chuyển. Sáng kiến được nẩy ra từ tấm lòng vị tha, họ ngồi lại với nhau trong khi đang khó khăn làm lại cuộc đời trên mảnh đất mới. Từ đó đã rất nhiều người nhập cuộc, biết chia sẻ sự no đủ và hạnh phúc cho những người bất hạnh hơn mình. (*)
Khi chúng ta không có đủ tiền, chúng ta có công sức và tấm lòng. Nhiều nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ, nhiều người cựu chiến binh, thuyền nhân đi tìm tự do, và đồng bào hải ngoại, trẻ già, đã đến đây để cùng chung một tiếng nói, gửi một lời cám ơn đến những người thương binh của chúng ta ở quê nhà.
Xin những người có lòng ở hải ngoại hoan hỷ gửi một chút quà cho những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân và hôm nay không có cả tuổi già hạnh phúc!
(*)
Chi phiếu yểm trợ xin đề: ÐNH Cám Ơn Anh - Kỳ 7, và gởi về một trong ba địa chỉ
sau đây:
-
Bắc California: P.O. Box 21040, San Jose, CA 95151
- Nam California: Ðài SBTN & TT Asia: P.O. Box 127, Garden Grove,CA 92842
- Hội H.O. Cứu Trợ TPB & QP/VNCH: P.O. Box 25554, Santa Ana, CA 92799
- Nam California: Ðài SBTN & TT Asia: P.O. Box 127, Garden Grove,CA 92842
- Hội H.O. Cứu Trợ TPB & QP/VNCH: P.O. Box 25554, Santa Ana, CA 92799
No comments:
Post a Comment