Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-07-31
2013-07-31
Những
nhận định sau chuyến thăm Hoa Kỳ của chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang chia làm
hai nhóm rõ rệt.
Không
đột phá?
Chuyến
đi công du nước Mỹ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm tốn khá nhiều thời
gian và giấy mực của công luận trước khi ông lên máy bay. Thời gian và giấy mực
lại tiếp tục hao tốn sau khi ông đã hạ cánh ở sân bay Nội Bài. Sự chú ý đó có
lẽ do một phần vào sự gấp rút của chuyến đi, ngay sau chuyến thăm Trung Quốc
trước đó của ông Sang. Và sự gấp rút đó lại nằm trong tương quan “lực lượng”
khác nhau quá lớn giữa hai quốc gia.
Bình
luận về tương quan hai nước Việt - Mỹ trong cuộc gặp này, Giáo sư Nguyễn Mạnh
Hùng từ Đại học George Mason nói với đài RFA:
“Tôi
nghĩ chuyến đi tương đối gấp rút và có lẽ đó là ý vọng của Việt Nam nhiều hơn
và ông Obama cũng đáp ứng với cái ý vọng đó. Bởi vì ông cũng không muốn Trung
Quốc tính toán sai lầm có thể gây ra những mâu thuẫn gọi là cái nẩy sảy cái
ung.”
Nhận
định thận trọng của một nhà chuyên môn về bang giao quốc tế cho thấy rằng một
cuộc gặp dù ngắn ngủi, không có vẻ quan trọng lắm trên bàn nghị sự của tổng
thống Hoa Kỳ nếu so với bao chuyện đau đầu khác trên hành tinh mà ông phải có
quyết sách, nhưng cũng được tính toán rất thận trọng.
Sau
cuộc gặp Sang - Obama, trên blog của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược
tại Hoa Kỳ, Giáo sư Hùng viết:
“Kết
quả của cuộc gặp gỡ không phải là một đột phá gì cả đối với các nhà quan sát,
nhưng đồng thời mỗi bên đều hoàn thành những mục tiêu chiến lược của mình trong
chừng mực nào đó.”
Nhận
định này là một sự nhất quán thận trọng của một nhà quan sát ngoại giao lâu
năm. Nhưng bên cạnh đó cũng có những nhận định có vẻ nóng nảy hơn, đi kèm với
những nhận xét rằng chuyến đi của ông Sang không được trọng thị.
Có
lẻ tiêu biểu nhất trong các nhận định theo hướng này là của nhà báo Ngô Nhân
Dụng ở hải ngoại, ông viết:
“Phải nói là chuyến đi của Tư Sang về tay
không, vì kết quả cụ thể duy nhất là lời hứa hẹn hai chính phủ sẽ ráo riết tiến
tới trong vụ Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP
để kết thúc vào cuối năm nay.”
Có
thể nhận định trên đây là do không thấy điều chi cụ thể, cái mà Giáo sư Hùng
nhận xét là “Không có đột phá”. Nhưng, nhà báo Ngô Nhân Dụng viết tiếp
với rất nhiều xúc cảm về chuyến đi của ông Sang:
“Chắc
không riêng mình Tư Sang lo chạy chọt xin đi gấp. Cả bộ chính trị đảng cộng sản
cũng lo.”
Có
những vấn đề tích cực?
Trong
khi đó, trước chuyến đi của ông Sang đã có nhiều mong mỏi từ giới bất đồng
chính kiến trong nước mà tiêu biểu là lá thư gửi chủ tịch nước của các nhân sĩ
trí thức, mong muốn ông Sang nhân cơ hội này xúc tiến công cuộc thoát Hán, tức
là thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa mà nhiều người mong đợi. Ông Lê Hiếu
Đằng, chủ nhiệm ủy ban pháp luật của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức ngoại
vi của đảng cộng sản, cũng là người có tên trong nhóm trí thức ấy. Ông Đằng
cũng nổi tiếng với những ý kiến phản biện ở trong nước, nhiều lần lên tiếng
thẳng thắn phê phán chế độ cai trị trong nước mà ông gọi là chế độ toàn trị.
Ông
Lê Hiếu Đằng nhận xét về kết quả chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang như
sau:
“Nếu so với cuộc gặp với Trung Quốc trước đó
với chuyến đi Mỹ của chủ tịch Trương Tấn Sang thì một bên là khô cứng còn đối
với nước Mỹ thì mặc dù họ có những khó khăn không thể áp dụng tất cả những nghi
thức ngoại giao nhưng mà thấy cũng vui vẻ mà nhất là có những vấn đề tích cực
trong đó có đặt vấn đề về sự trở lại của Mỹ tại vùng châu Á Thái Bình Dương,
coi đó là nhân tố giữ vững ổn định cho khu vực. Nếu mà so hai cuộc thăm viếng
thì một bên là vui vẻ còn bên kia là lạnh lùng của một nước lớn khinh miệt tiếp
một nước nhỏ... Tôi đánh giá cao kết quả của chuyến công du của chủ tịch Trương
Tấn Sang.”
Một
cuộc gặp giữa hai đối tác có nhiều khác biệt, lại có một lịch sử quan hệ nhiều
đau thương đưa tới những nhận định trái ngược nhau thì cũng là điều dễ hiểu.
Hơn nữa, các ý kiến lại đưa ra từ nhiều cấp độ khác nhau, để đánh giá về một
bàn cờ thế tay ba khó khăn Việt - Mỹ - Trung, và có thể xa hơn là ASEAN - Mỹ - Trung,
chứ không phải ở thế lưỡng cực ta - địch của cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc
hơn hai thập niên.
Một
ván cờ tay ba đã khó, sự thoát Hán theo đúng nghĩa văn hóa lịch sử địa chính
trị hàng ngàn năm của nó có lẽ cũng khó không kém. Có thể sự khó khăn và phức
tạp nằm ở cái khó khăn khi quyết định của những người cầm quyền ở Việt Nam cho
những nước cờ tiếp theo của cuộc cờ tay ba mà Việt Nam bị lôi vào.
Kết
thúc cuộc trao đổi với chúng tôi ông Lê Hiếu Đằng nói:
“Vấn
đề là tập thể bộ chính trị suy nghĩ như thế nào, nếu họ nhận ra xu hướng phát
triển của sự việc, thì họ phải lựa chọn con đường tiến bộ hiện nay trên thế
giới.”
điêu khắc lông mày 6d ở đâu đẹp
ReplyDeletephun moi o dau dep
phun môi ở đâu đẹp
điêu khắc phun thêu
dieu khac phun theu
dieu khac chan may o dau dep
điêu khắc chân mày ở đâu đẹp
phun môi vi chạm
phun moi vi cham
cấy chân mày