Wednesday 31 July 2013

VI PHẠM NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM NHẬN ĐƯỢC SỰ QUAN TÂM CỦA QUỐC HỘI HOA KỲ (Baptist Press)




Baptist Press  | Ngày 30/07/2013

Bản dịch của Trần Trung Hiếu  (Defend the Defenders)

WASHINGTON (BP) – Xâm phạm nhân quyền tại Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của Hạ viện Hoa Kỳ, đặc biệt tập trung vào đàn áp tôn giáo đối với tín đồ Tin Lành thuộc dân tộc thiểu số và các nhóm khác. 

HR 1897, “Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam năm 2013” đã được thêm vào lịch trình làm việc của Hạ Viện ngày 26 tháng 7, một ngày sau chuyến thăm ngắn tới Washington của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang.

 Tổng thống Barack Obama phát biểu tại một cuộc họp báo sau chuyến thăm rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã đồng ý về các chính sách liên quan đến quốc phòng, công nghệ và nghiên cứu khí hậu. Ông cũng cho biết ông và Chủ tịch Việt Nam đã “thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta phải đối mặt khi nói đến vấn đề nhân quyền.
 “Chúng tôi nhấn mạnh làm thế nào Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp, và chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện rất thẳng thắn về sự tiến bộ mà Việt Nam đã thực hiện và các thách thức còn lại, “Tổng thống Obama cho biết vào ngày 25.

Trong một tuyên bố sau buổi họp báo, Nhà Trắng nói “sự khác biệt hẹp” giữa hai nước về vấn đề nhân quyền, nhưng một tuyên bố trên báo Nhân dân, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định sự khác biệt là “nhiều và đáng kể.”

“Đối với dân chủ và nhân quyền, sự khác biệt vẫn còn nhiều và đáng kể trong cách tiếp cận giữa các quốc gia”, báo cộng sản nói. “Tuy nhiên, điều quan trọng là hai bên sẵn sàng để nói chuyện rõ ràng và trung thực để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp sự khác biệt và tiếp tục duy trì một cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền.”

Vi phạm nhân quyền ở Việt Nam là một chủ đề xuyên suốt của cuộc thảo luận giữa hai nước kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 dưới thời Tổng thống Bill Clinton.

Tự do tôn giáo nói riêng đã trở thành một trọng tâm của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) sau khi các sự kiện đã được đưa ra ánh sáng như cưỡng bức bỏ đạo, cầm tù vì giảng đạo, phá hủy và tịch thu nhà thờ và thậm chí hành quyết các Kitô hữu người dân tộc thiểu số vào năm 2001, 2002, 2004 và 2008.

Việt Nam tiếp tục phủ nhận những cáo buộc như vậy, nhưng USCIRF cho biết trong một tuyên bố trước chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam, USCIRF lên tiếng đòi tự do tôn giáo phải được xem xét nếu muốn tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia.

Theo báo cáo hàng năm của USCIRF, chính phủ Việt Nam mặc dù đã cam kết, nhưng ngược lại họ tiếp tục “mở rộng quyền kiểm soát tất cả các hoạt động tôn giáo, hạn chế sự thực hành tôn giáo độc lập, và đàn áp các cá nhân và các nhóm tôn giáo mà họ xem như thách thức quyền lực của họ”

Báo cáo cũng cho biết chính phủ Việt Nam “sử dụng một lực lượng cảnh sát tôn giáo chuyên ngành và pháp luật an ninh quốc gia mơ hồ để ngăn chặn sự độc lập của Phật giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài, và tìm cách ngăn chặn sự phát triển của đạo Tin lành và Công giáo người dân tộc thiểu số thông qua phân biệt đối xử, bạo lực và buộc chối bỏ đức tin của họ”.
“Chính phủ cũng tiếp tục sách nhiễu, đe dọa, bắt giữ, kết án và trục xuất ra khỏi luật sư đoàn những luật sư bảo vệ nhân quyền, những người đã hỗ trợ các cộng đồng tôn giáo hay tự do tôn giáo trong các vụ án chống nhà nước.”

Hiến pháp Việt Nam có một điều khoản đảm bảo tự do tôn giáo cho người dân, nhưng sự tự do đó chỉ mở rộng đến mức độ mà nó phải hỗ trợ các mục tiêu chung của nhà nước. Năm 2004 Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo cũng cảnh báo rằng hành động “phá hoại hòa bình, độc lập và thống nhất của đất nước” phải bị dừng lại vì nó “gây ảnh hưởng tiêu cực đến truyền thống văn hóa của dân tộc.”

Việt Nam đã từng bị đưa vào danh sách các quốc gia quan tâm đặc biệt bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì lý do này và vì sự lạm dụng hành xử đối với những người đi lễ nhà thờ và các tôn giáo thiểu số khác trong cả nước. Sự đàn áp của các Kitô hữu và tôn giáo thiểu số khác cũng là một lý do chính cho Dự luật HR 1897, trong đó lưu ý rằng các bước tích cực cho tự do tôn giáo đã bị dừng lại vào năm 2006 ngay sau khi tên VN nằm danh sách CPC của Bộ Ngoại giao được dỡ bỏ.

Dự luật này của Hạ viện lưu ý rằng chính phủ Việt Nam “tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, hạn chế các hoạt động của các tổ chức tôn giáo độc lập và bức hại các tín hữu, những người có các hoạt động tôn giáo mà Chính phủ coi là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với sự độc quyền về quyền lực của họ.”

Cụ thể, “Giáo hội Tin Lành của người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Thượng ở miền Trung và Tây Bắc, bị xâm hại nghiêm trọng vì hành động của Chính phủ Việt Nam, trong đó bao gồm ép buộc chối bỏ đức tin, bắt giữ và sách nhiễu, ngừng các chương trình xã hội vốn được cung cấp cho toàn dân nói chung, tịch thu và phá hoại tài sản, bị đánh đập tàn nhẫn, và cả trường hợp tử vong”.

 Nếu được thông qua tại Hạ viện, và sau đó là Thượng viện, HR 1897 sẽ cấm bất kỳ gia tăng viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam nếu các biện pháp cần thiết không được thực hiện để chấm dứt xâm hại tôn giáo và trả lại tài sản bị tịch thu cho nhà thờ và cộng đồng các tôn giáo. Dự luật cũng sẽ thúc giục Bộ Ngoại giao đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC.

* Nguồn:




1 comment:

View My Stats