Về chuyến đi New
York của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bùi Văn Phú
Gửi đến BBC từ Berkeley, California
30 tháng 9 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0m0l23mpp1o
Chính quyền Việt Nam đánh giá chuyến công tác
Mỹ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước 'đạt tất cả mục tiêu'. Từ Mỹ, nhà báo tự do
Bùi Văn Phú đánh giá một số điểm đáng chú ý của chuyến thăm.
Chuyến đi New York trong tuần qua của Tổng Bí
thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm là sự kiện “đến hẹn lại lên” vì mỗi năm vào cuối
tháng Chín, Liên Hiệp Quốc đều có họp Đại hội đồng và nguyên thủ, hay đại diện
ngoại giao cấp cao nhất, của nhiều quốc gia đều đến tham dự để thể hiện sự quan
tâm và nói lên quan điểm chính sách của quốc gia mà họ đại diện.
Nhiều lãnh đạo Việt Nam đã đến diễn đàn Liên
Hiệp Quốc đọc diễn văn, trong đó có Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, năm 2009;
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, năm 2013; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, năm 2018 và
năm 2021 khi là Chủ tịch nước; Thủ tướng Phạm Minh Chính, năm 2023.
Như mọi lần, khi lãnh đạo đi họp tại Liên Hiệp
Quốc thì truyền thông trong nước luôn đề cao vai trò của lãnh đạo Việt Nam trên
chính trường thế giới.
Trang mạng của đài Tiếng nói Việt Nam (VOV)
ngày 26/9 đưa lên nhiều hình ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo
các nước, các tổ chức quốc tế cũng như lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, trong đó có Thủ
tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, Tổng thống Phần Lan
Alexander Stubb, Quốc vụ khanh Vatican là Hồng y Pietro Parolin, Chủ tịch Ủy
ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Từ khi Nga khởi động cuộc chiến tranh ở
Ukraine hơn hai năm trước, Việt Nam đã ủng hộ Nga hay bỏ phiếu trắng cho các
nghị quyết lên án Nga tại Liên Hiệp Quốc nên cuộc gặp với Tổng thống Zelensky của
lãnh đạo Việt Nam được chú ý. Nhưng cũng phải chờ xem có thực Hà Nội đang ngả về
phía Mỹ để không còn ủng hộ chiến tranh xâm lược của Nga nữa hay không.
Về các tổ chức quốc tế, ông Tô Lâm đã tiếp đại
diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Tổng Giám đốc Cơ quan
Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Giám đốc Điều hành UNICEF.
Với doanh nghiệp Hoa Kỳ, ông đã gặp Chủ tịch
Boeing Toàn cầu Bredan Nelson, Phó Chủ tịch Quan hệ Chính phủ của Google là
Karan Bhatia.
·
Ông Tô Lâm gặp
ông Zelensky: ‘Không nên coi là sự kiện nhất thời’29 tháng 9 năm 2024
·
Thấy gì từ cuộc
gặp giữa ông Tô Lâm và ông Joe Biden ở New York?26 tháng 9 năm 2024
·
Ông Tô Lâm tại Đại
học Columbia: Ông đã nói gì? Đâu là điểm đáng chú ý?25 tháng 9 năm 2024
Báo chí trong nước cũng đưa tin ông Tô Lâm đã
có buổi nói chuyện tại Asia Society (Hội Á châu), có buổi gặp gỡ với một số Việt
kiều đến từ bang Texas và du sinh đang học tại Mỹ.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp
để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt
Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai.
Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của
Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại
diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở
Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới.
Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng
bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời,
nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của
mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sau khi lên làm chủ tịch nước, ông Tô Lâm đã
đón Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Việt Nam. Tiếp đó, ông đã có chuyến
đi Bắc Kinh trên cương vị tổng bí thư và chủ tịch nước để gặp Tập Cận Bình. Vì
thế, Hà Nội đã hết sức vận động để ông Tô Lâm được gặp Tổng thống Joe Biden, dù
rằng ông Biden chỉ còn làm lãnh đạo Hoa Kỳ thêm bốn tháng nữa.
No comments:
Post a Comment