Campuchia đạt 'mục
tiêu kép' khi rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào?
BBC News Tiếng Việt
30
tháng 9 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1wnd19zzd3o
Campuchia
dường như đạt được mục tiêu kép khi vừa đảm bảo ổn định chính trị vừa có thể
tìm được lựa chọn thay thế cho Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào
(CLV-DTA), theo nhận định của các chuyên gia với BBC News Tiếng Việt.
Tuyên
bố rút
khỏi Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam được công bố trên
trang Facebook chính thức của cựu Thủ tướng Hun Sen, hiện là Chủ tịch Đảng Nhân
dân Campuchia (CPP) và Chủ tịch Thượng viện, vào ngày 20/9 và sau đó được đăng
tải trên báo Khmer Times, một tờ báo thân chính phủ.
Theo
giải thích, ông Hun Sen và Thủ tướng Hun Manet đã quyết định rút Campuchia khỏi
khuôn khổ hợp tác này giữa lúc làn sóng bài Việt Nam dâng cao ở trong nước và
nước ngoài, bằng cách ấy có thể "tước đi vũ khí chính trị" của phe đối
lập.
Vào
hôm 18/9, lãnh đạo đối lập Campuchia, ông Sam Rainsy, đã lặp lại các khẩu hiệu
bài Việt Nam trên Facebook chính thức, khi nói cựu Thủ tướng Hun Sen đã nhượng
đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc) vào tay Việt Nam.
“Trong
tương lai, chúng ta có thể mất bốn tỉnh này [tức bốn tỉnh của Campuchia trong
khu vực Tam giác Phát triển]. Hãy tưởng tượng một bản đồ Campuchia mà không có
bốn tỉnh này. Chúng ta phải đoàn kết để bảo vệ quốc gia và lãnh thổ của mình.
Hãy chấm dứt Tam giác Phát triển ngay lập tức," ông viết trên Facebook.
Những
ngày gần đây, sau khi ông Hun Sen tuyên bố rút Campuchia khỏi Tam giác Phát triển,
ông Sam Rainsy vẫn tiếp tục giương cao các khẩu hiệu phản đối khuôn khổ hợp tác
này.
·
Yếu tố Việt Nam
trong quyết định rút khỏi Tam giác Phát triển của Campuchia25 tháng 9
năm 2024
·
Campuchia rút khỏi
Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào, tại sao?21 tháng 9 năm 2024
·
Trung Quốc tặng
hai tàu chiến cho Campuchia: món quà có giá trị và ý nghĩa thế nào?5
tháng 9 năm 2024
Rủi
ro chính trị lớn hơn lợi ích kinh tế?
Bản
Đồ : 13 tỉnh trong phạm vi của Tam Giác Phát Triển Campuchia – Lao - Việt Nam
Nhận
định với BBC News Tiếng Việt về bước đi này của Campuchia, ông David Hutt, nhà
nghiên cứu từ Viện Trung Âu về Nghiên cứu châu Á (CEIAS), cho rằng đây là một
bước đi "khôn ngoan và dễ dàng" của Phnom Penh.
“Tam
giác Phát triển không quá quan trọng về mặt kinh tế và việc rút lui sẽ dập tắt
sự chỉ trích của phe dân tộc chủ nghĩa nhằm vào chính phủ do Đảng Nhân dân cầm
quyền. Điều này cho thấy ông Hun Manet và ông Hun Sen, người thực sự điều hành
đất nước, đặt chính trị trong nước cao hơn việc tham gia các hoạt động kinh tế
quốc tế,” ông cho biết.
No comments:
Post a Comment