Trung Quốc thử tên lửa
tầm xa, quốc gia lân cận lo lắng
BBC News Tiếng Việt
26
tháng 9 năm 2024 17:22 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd980jppqyeo
Trung
Quốc cho biết đã có vụ phóng thử hiếm hoi tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM)
vào vùng biển quốc tế, khiến nhiều quốc gia phản đối.
Bắc
Kinh nói rằng vụ phóng hôm 25/9 – vụ phóng trên biển đầu tiên sau hơn 40 năm của
nước này – là "hoạt động thường lệ" và không nhằm vào bất kỳ quốc gia
hay mục tiêu cụ thể nào.
Theo
ước tính của Mỹ, trong kho vũ khí của Trung Quốc có hơn 500 đầu đạn hạt nhân sẵn
sàng sử dụng, bao gồm đầu đạn cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, ảnh chụp trong
cuộc duyệt binh quân sự của Trung Quốc vào năm 2019
Truyền
thông Trung Quốc cũng đưa tin rằng chính phủ nước này đã thông báo trước “cho
các quốc gia liên quan”.
Tuy
nhiên, Nhật Bản, Úc và New Zealand đều nói rằng họ không được thông báo trước,
đồng thời bày tỏ lo ngại về vụ phóng thử.
Vụ
phóng khiến gia tăng căng thẳng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Các
nhà phân tích cho rằng vụ phóng này thể hiện rõ khả năng hạt nhân tầm xa ngày
càng phát triển của Trung Quốc.
Năm
2023, Mỹ từng cảnh báo rằng Trung Quốc đã gia tăng kho vũ khí hạt nhân của mình
trong chiến lược nâng cấp hệ thống phòng thủ.
Một
tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể bay xa hơn 5.500 km, đưa phần lãnh thổ của
Mỹ ở lục địa và Hawaii vào tầm bắn của Trung Quốc.
Tuy
nhiên, theo ước tính, kho vũ khí của Trung Quốc vẫn chưa bằng một phần năm kho
vũ khí của Mỹ và Nga, và lâu nay Trung Quốc luôn khẳng định rằng việc duy trì hạt
nhân của họ chỉ nhằm mục đích răn đe.
Vào
ngày 25/9, Bắc Kinh thông báo rằng tên lửa tầm xa đã được phóng vào lúc 8 giờ
44 theo giờ địa phương (11 giờ 44 theo giờ Việt Nam).
Tên
lửa này mang theo đầu đạn giả và đã rơi xuống khu vực định sẵn – được cho là ở
Nam Thái Bình Dương.
Bộ
Quốc phòng Trung Quốc nói thêm rằng vụ phóng thử là "hoạt động thường lệ"
và là một phần của chương trình “tập luyện thường niên”.
Tuy
nhiên, các nhà phân tích nói rằng vụ phóng thử tên lửa ICBM vào vùng biển quốc
tế gần đây nhất của Trung Quốc là vào những năm 1980.
Thông
thường, Bắc Kinh cho phóng thử trong nội địa. Trung Quốc từng phóng tên lửa
ICBM về phía tây vào sa mạc Taklamakan ở khu vực Tân Cương.
“Những
vụ thử kiểu này không phải điều gì lạ đối với các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ,
nhưng là một điều lạ đối với Trung Quốc,” ông Ankit Panda, một nhà phân tích
tên lửa hạt nhân, nói với BBC.
Ông
nói thêm rằng việc Trung Quốc “hiện đại hóa hạt nhân” đã tạo ra những thay đổi
đáng kể.
Vụ
phóng thử lần này dường như cũng thể hiện sự thay đổi trong hướng tiếp cận hạt
nhân của Trung Quốc.
Ngay
lập tức, một số quốc gia lân cận đã có phản ứng.
Nhật
Bản nói rằng mình “không được báo trước” và thể hiện “quan ngại sâu sắc” về việc
Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự.
Úc
nói rằng vụ phóng thử "gây mất ổn định và làm gia tăng nguy cơ [các nước
trong] khu vực đưa ra tính toán sai", đồng thời nói thêm rằng họ đã đề nghị
Bắc Kinh đưa ra "một lời giải thích".
New
Zealand gọi đây là "một động thái không được chào đón và đáng lo ngại".
·
Vũ khí chống hạm của
Mỹ chống lại Trung Quốc: chết chóc, dồi dào, cơ động18 tháng 9 năm 2024
·
Đối phó với Trung Quốc:
Chiến thuật ‘quyết liệt’ của Philipines hay ‘thận trọng’ của Việt Nam hiệu quả
hơn?16
tháng 9 năm 2024
·
Philippines nhận hai
tàu tuần tra của Israel, Trung Quốc cử tư lệnh Biển Đông tới Mỹ25 tháng 9 năm 2024
Ông
Ankit Panda không cho rằng hành động của Trung Quốc chủ yếu là nhằm gửi đi một
thông điệp chính trị.
“Nhưng
việc này rõ ràng sẽ là một lời nhắc nhở mạnh mẽ đối với [các quốc gia trong]
khu vực và Mỹ rằng bối cảnh hạt nhân ở châu Á đang thay đổi nhanh chóng."
Một
số nhà phân tích khác lại cho rằng đây là một hồi chuông cảnh báo cho Mỹ và các
đồng minh châu Á.
“Đối
với Washington, thông điệp này nói rằng hành động can thiệp trực tiếp vào một
cuộc xung đột tại eo biển Đài Loan có thể khiến Mỹ gặp nguy hiểm,” ông
Leif-Eric Easley, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Phụ nữ Ewha ở Hàn Quốc,
nhận định.
Đối
với các đồng minh của Mỹ ở châu Á, "cuộc thử nghiệm mang tính khiêu
khích... cho thấy khả năng của Trung Quốc trong việc đồng thời chiến đấu trên
nhiều mặt trận," ông nói thêm.
“Quan
trọng là tính thời điểm,” ông Drew Thompson, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trường
Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, viết trên mạng xã hội X.
“Tuyên
bố [của Trung Quốc] nói rằng vụ phóng không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, nhưng
hiện vẫn còn đó những căng thẳng cao độ giữa Trung Quốc với Nhật Bản,
Philippines và tất nhiên là căng thẳng lâu nay với Đài Loan.”
Mặc
dù mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đã cải thiện trong năm qua, sự quả
quyết ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực vẫn là một vấn đề nan giải.
Căng
thẳng đã gia tăng giữa Trung Quốc và Philippines khi tàu thuyền hai nước liên tục
va chạm tại những vùng biển tranh chấp.
Tháng
trước, Nhật Bản đã cho điều động máy bay chiến đấu sau khi cáo buộc một máy bay
do thám của Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản, một hành động mà Tokyo gọi
là "hoàn toàn không thể chấp nhận được."
Một
vấn đề khác là tình hình quan hệ giữa
Trung Quốc và Đài Loan.
Bộ
Quốc phòng Đài Loan hôm 25/9 nói rằng Trung Quốc đã và đang thực hiện bắn tên lửa
và các chương trình tập luyện khác với lịch trình “dày đặc" trong thời
gian gần đây.
Tuyên
bố của Đài Loan cũng đề cập tới việc họ đã phát hiện 23 máy bay quân sự của
Trung Quốc xuất hiện quanh Đài Loan trong các "nhiệm vụ tầm xa".
Bắc
Kinh thường xuyên điều tàu và máy bay vào vùng biển và không phận của Đài Loan
– một “chiến thuật vùng xám” nhằm bình thường hóa hành động xâm phạm này.
Hồi
tháng Bảy, Trung Quốc đã hoãn các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân với Mỹ
nhằm trả đũa cho việc Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan.
Lầu
Năm Góc ước tính kho vũ khí của Trung Quốc có hơn 500 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng
để sử dụng, trong đó khoảng 350 là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Mỹ
dự đoán rằng Trung Quốc sẽ có hơn 1.000 đầu đạn vào năm 2030.
Trong
khi đó, hiện Mỹ và Nga đều tuyên bố mỗi nước sở hữu hơn 5.000 đầu đạn.
Quân
chủng Tên lửa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đơn vị tinh nhuệ quản lý kho
vũ khí hạt nhân của nước này, gần đây đã có những biến động.
Một
chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt đã khiến hai lãnh đạo cấp cao của quân
chủng này bị sa thải vào năm ngoái.
---------------------
Tin liên quan
·
Tân đại sứ Trung Quốc
tại Việt Nam: 'kiên trì kiểm soát khác biệt'
14
tháng 9 năm 2024
·
Vì sao Trung Quốc
hung hăng với Philippines nhưng không gây hấn với Việt Nam?
15
tháng 9 năm 2024
·
Ông Tô Lâm gặp ông
Joe Biden: Đâu là những điểm nhấn đáng chú ý?
23
tháng 9 năm 2024
·
Thấy gì từ cuộc gặp
giữa ông Tô Lâm và ông Joe Biden ở New York?
26
tháng 9 năm 2024
·
Yếu tố Việt Nam trong
quyết định rút khỏi Tam giác Phát triển của Campuchia
25
tháng 9 năm 2024
·
Ông Tô Lâm tại Đại học
Columbia: Ông đã nói gì? Đâu là điểm đáng chú ý?
25
tháng 9 năm 2024
No comments:
Post a Comment