Tiên sư cha cái lưỡi
không xương! (Kỳ 1)
Dương Tự Lập
| Báo Tiếng Dân
31/08/2024
https://baotiengdan.com/2024/08/31/tien-su-cha-cai-luoi-khong-xuong-ky-1/
(Xàm nhân Dương Tự Lập khấu đầu xin khẩu chiến
với xàm sư Hoàng Chí Bảo)
Mỗi lần lão ta được mời
đến bất cứ nơi nào trên mọi miền đất nước, từ Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà
Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ; cho tới Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh… tới đâu lão ấy cũng được giới thiệu đại loại như thế này:
– Hôm nay chúng ta
vinh dự được đón tiếp giáo sư, tiến sĩ triết học Hoàng Chí Bảo, diễn giả nổi tiếng,
một gương mặt khả kính, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà
giáo ưu tú… đến nói chuyện chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”. Trân trọng kính mời giáo sư…
VIDEO : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/08/Hoang-Chi-Bao-1.mp4?_=1
Tất nhiên tiếng vỗ
tay ào ào, chứ mà không vỗ tay có là bọn người tượng.
Hỏi dăm đứa bạn tôi
có biết ông ta không? Anh bạn Khánh “còi” nhà ở phố Khâm Thiên, tính nóng như lửa,
anh quạt lại:
– Mày tưởng đùa hả, mỗi
lần nơi nào mời được thằng cha Tuyên giáo ấy đến nói chuyện đâu phải dễ, sùi cả
bọt mép, chưa kể chi phí ăn uống, xa thì máy bay, gần thì ô tô đón đưa, rồi tiền
lót tay nói chuyện xong cũng bay tong năm, bẩy “củ”, “khẳm” lắm đấy. Cả tháng
lương mày làm bục mặt chắc đã bằng.
– Năm, bẩy “củ” là
bao nhiêu?
– Là năm, bẩy triệu,
tiền đút trong phong bì dúi túi quần lão chứ còn bao nhiêu, như thế không gọi
là “khẳm”, là đầy, thì mầy ngớ ngẩn thật. Đ.M, giải thể cái bọn Tuyên giáo này
thì chúng nó về nhà biết làm đ*o gì? Vợ nhờ đóng cái đinh quai guốc cho vợ đi
chắc cũng không xong – Khánh làu bàu chửi trong miệng.
VIDEO : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/08/Hoang-Chi-Bao-2.mp4?_=2
Cái lưỡi lắt léo,
lươn lẹo, lèo lá, lật lọng, lố lăng, lê la, lấp liếm của Bảo Giáo sư buộc tôi
phải trầm tư, rồi tầm thư truy sử. Để so cái lưỡi lão ta na ná cái lưỡi nổi tiếng
nào của tiền nhân đã qua mà sao lão quá trớn ba hoa đến vậy. Nước ta thì chưa
có ai như lão nên tôi đành đáo tới Trung Hoa đại lục.
Lật tìm lại tích xưa
của xứ sở Trung Quốc đại Hán, từng có Tô Tần và Trương Nghi là những bậc thuyết
khách nhân kiệt. Với ba tấc lưỡi của mình, họ đã làm nên danh tiếng của một thời
Chiến Quốc lẫy lừng. Chuyện rằng:
Chiêu Dương có công lớn
nên được Sở Uy Vương ban cho Ngọc bích là báu vật của Sở. Trong một dịp tiệc
đãi môn khách, Chiêu Dương đem ngọc ra khoe. Môn khách chen lấn nhau xem, hỗn
loạn không biết viên ngọc rơi vào tay ai. Chiêu Dương ngờ Trương Nghi là người
nghèo nhất trong số môn khách giấu trộm nên ông ta đem ra treo lên xà nhà dùng
roi tra khảo nhưng Trương Nghi quyết không nhận tội.
Sau đó thấy Trương
Nghi bất động, tưởng chết, mới kêu người bê xác bỏ bên vệ cỏ. Mễ Nha Đầu đi dạo,
nhìn thấy Trương Nghi đang nằm bẹp dí ở mép hồ thì lay Trương Nghi mấy lay.
Trương Nghi tỉnh lại và hỏi mỹ nữ Mễ Nha Đầu:
– Nhìn xem lưỡi ta
còn không?
Mễ Nha Đầu cười và
nói:
– Lưỡi còn.
Trương Nghi bảo:
– Vậy thì tốt.
Ý Trương Nghi muốn
nói chỉ cần có cái lưỡi như thế để nuôi chí lập nghiệp, từ con đường đi du thuyết
và tự tin vào năng khiếu nói của mình. Về sau cả Trương Nghi lẫn Tô Tần đều trở
thành tể tướng. Thế mà nhà sử học Tư Mã Thiên khi hạ bút chẳng hề khen, lại còn
phán:
– “Cả hai người ấy đều
là những kẻ gian trá, nguy hiểm làm sao!”
Cái lưỡi giáo sư
Hoàng Chí Bảo nội lực chưởng công chưa thâm hậu đủ tầm thượng thừa như hai kẻ
trên. Có lẽ gọi ông ta là “Ngáo sư” hay “Xàm sư” thì chuẩn hơn vì ngờ ông ta giống
bao kẻ đê tiện khác, như bọn rơm rác Thích Chân Quang (Vương Tấn Việt) bỏ tiền
mua bằng của trường Đại học Đông Đô hay Đại học Luật Hà Nội không chừng.
***
Quãng thời gian hơn
năm mươi năm trước, tôi vào học trường phổ thông cấp 1 – 2 Trưng Vương, Hà Nội.
Đơn giản tên trường ngày ấy chỉ ghi vậy, là trường có tuổi đời lâu nhất trong
khối Trung học Cơ sở thành phố hôm nay. Trường nằm ở góc ngã tư phố Lý Thường
Kiệt – Hàng Bài.
Khi đó chiến tranh
thiếu thốn đủ đường nên trường phải chia ba ca học sáng, trưa, chiều. Thiếu thốn
gì thì thiếu thốn, chứ chuyện kể về “Bác Hồ kính yêu” đối với thế hệ tôi và trường
tôi nói riêng, phải công nhận là dư thừa, vô tận bởi “Người” lúc còn sống có những
năm lần tới thăm trường này (nhiều hơn tất cả các trường khác), là năm 1946,
1954, 1956, 1958 và 1961. Câu chuyện này luôn được thầy cô đem ra xào xáo, kể lại
cho chúng tôi nghe mỗi dịp khai trường, mỗi kỳ cắm trại, mỗi lễ hội trọng đại
như thành lập Đội, Đoàn, Đảng, với niềm tự hào xúc động khôn phai.
Trường còn có phòng
truyền thống treo mấy bức tranh, ảnh đen trắng, ngày ông Hồ đến thăm. Ngoài ra
còn có hơn chục đầu sách khác nhau, đã sờn gáy, nhàu trang của nhà xuất bản Kim
Đồng với nhiều tác giả, viết những mẩu chuyện ngắn kể về cuộc đời ông Hồ. Lúc bấy
giờ sách khan hiếm, ăn còn chưa đủ mà có được như vậy là sự cố gắng của Ban
Giám hiệu nhà trường lắm rồi. Tranh thủ phút nghỉ giải lao ra chơi, chúng tôi
nhào vào đó, giành nhau từng cuốn, đọc khơi khơi ngấu nghiến.
Trừ cổng trường phụ nằm
phía phố Hàng Bài nhìn sang bên kia rạp chiếu phim Kim Đồng thì không nói. Còn
hai cổng chính ở phố Lý Thường Kiệt có hai tấm biển bằng đá, gắn trước cổng, khắc
chìm lời dạy của ông Hồ. Cổng thứ nhất tính từ Hàng Bài ngược xuống đường Nam Bộ,
khắc dòng chữ:
“Non sông Việt Nam
có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở
công học tập của các em”.
(Trích “Thư gửi học
sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” của
ông Hồ, ngày 15/9/1945).
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/08/1-40.jpg
Cổng thứ hai khắc
“Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng”, được cho là ông Hồ viết ngày
15/5/1961:
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào
2. Học tập tốt, lao động tốt
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
4. Giữ gì vệ sinh thật tốt
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Thời đó những câu dăn
dạy để đời của “Người” (Hồ Chủ tịch) như thế này thường được in đi in lại trên
sách báo, được viết treo trên tường trong trường học nếu như không có điều kiện
khắc lên đá như trường tôi. Rủi ra kẻ nào lỡ miệng mà bảo câu này không phải của
bác Hồ nói thì đời tan, thân tàn ma dại, rũ tù, liệt bại thanh danh.
Đến nay thế hệ tôi
ngày ấy phiêu bạt mọi phương trời, người về cát bụi hỡi ơi, kẻ sống trên đời vất
vưởng chơi vơi. Lòng bồi hồi tưởng nhớ: “Còn bao nhiêu chưa được ngủ trong
nôi/ Miền Bắc thiên đường của các con tôi” – Trích “Bài ca mùa xuân 1961” của
Tố Hữu.
Rồi được nhồi, được
nhét, được học, được đọc bốc phét rặt thơ Tố Hữu tụng ca ông Hồ: “Nhớ đôi dép
cũ nặng công ơn/ Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”. Rồi những lời nhả châu phun
ngọc, từ ông Hồ: “Đau khổ chi bằng mất tự do/ Đến buồn đi ỉa cũng không cho“…
thì chúng tôi nhớ mãi, ai nấy đều khắc cốt ghi xương, quyết lấy đó làm gương học
tập.
Tôi chuẩn bị vào học
lớp bốn, cái tuổi mà chuyện gì xảy ra cũng không sao quên được. Năm ấy, ngày
khai trường đầu tháng chín ảm đạm, âm u. Hà Nội lo lắng lu bù nước dâng cao, đê
sông Hồng dễ vỡ lắm ru. Số học sinh theo gia đình đi sơ tán tránh bom đạn không
trung chưa kịp về cuối thu. Cô Thuyên, Hiệu trưởng, nước mắt lưng tròng nói,
khóc hu hu. Cầm tờ báo Nhân Dân trên tay run run đọc tin buồn, buồn như ruồi
bu:
– “Hồ Chủ tịch kính
yêu của chúng ta không còn nữa, Người mất lúc 9 giờ 47 phút ngày 3/9/1969” cách
đây hai ngày…
Lúc đó cô không biết
mình và học sinh thân yêu của mình, cùng nhân dân cả nước đã bị lừa. Hai
mươi năm sau, dịp Quốc khánh năm
1989, Đảng Cộng sản Việt Nam công bố, cải chính trên báo Nhân Dân, khẳng định lại
cái chết của ông Hồ đúng ngày 2/9/1969, nhằm ngày 21/7 âm lịch năm Kỷ Dậu, hưởng
thọ 79 tuổi. Một chuyện lịch sử thế mà họ nỡ đem ra làm trò đùa, dối trá với cả
dân tộc Việt Nam, như ngải bùa thuốc lú.
Trở lại chuyện ông Hồ
mất, mỗi trường học chỉ được phép chọn ra một lớp điển hình thay mặt trường đi
dự lễ tang ông Hồ. Theo lời cô Hiệu trưởng giải thích, thì các trường học cùng
các dân tộc, cơ quan, đoàn thể, nhà máy, xí nghiệp, quân đội, công an… trên
toàn miền Bắc hôm đó đổ về Ba Đình – Hà Nội đông lắm.
Đặc biệt, riêng trường
tôi được hưởng quyền ưu tiên cử đi hai lớp, một lớp bốn cuối cấp I là lớp tôi
và một lớp bảy cuối cấp II. Sĩ số lớp có 45, duy chỉ có tôi chưa được vào Đội,
lẽ ra không được đi. Chắc thương tình, cô giáo Vinh Chủ nhiệm, nhà ở 94 Trần
Hưng Đạo, cạnh ngõ Vạn Kiếp, lên văn phòng cầm chiếc khăn quàng đỏ tươi rói, xuống
đeo vào cổ tôi, rồi nhỏ nhẹ trước lớp:
– Từ hôm nay bạn ấy
(là tôi) trở thành Đội viên mới, thế hệ cháu Bác Hồ kính yêu, chúng ta mừng cho
bạn.
Cô nói, nhưng tất cả
im lặng, không ai vỗ tay. Không ai được vỗ tay chính vì tin buồn sáng nay. “Cháu
buốt ở trong tim này/ Chỗ đeo tang suốt đêm ngày, Bác ơi!” Bạn vàng thần đồng
thơ Trần Đăng Khoa, bên lưu vực sông Kinh Thầy, khóc lóc thảm thiết, thay cho
lũ tôi rồi.
Mấy ngày sau, chúng
tôi có mặt ở vườn hoa Canh Nông, trên phố Điện Biên Phủ, nơi mọi người có mặt,
đông nghịt. Chỗ đấy lúc bấy giờ chưa xuất hiện tượng Lenin, mãi thời gian lâu mới
chợt thấy Sau này, dân mình có hai câu thơ: “Ông Lenin ở nước Nga/ Cớ sao đứng
trấn vườn hoa xứ mình“.
Chi đội trưởng Kim
Thoa, mặt tròn như cái bát, nên thường gọi Thoa “bát”, mặt “bát Thoa” hôm nay
buồn rười rượi, xách túi vải mầu mận chín đi phát từng người băng tang nửa đen
nửa đỏ, nho nhỏ xinh xinh, nhinh nhỉnh hơn huy hiệu cài ngực của các vị nghị biểu
gật của Đảng ta. Mây xám xịt, lòng lặng thinh, lúc sầm trời khi mưa rơi, càng về
trưa càng nồng nặc mùi mồ hôi người chua chua bay tỏa.
Chẳng ai còn hơi đâu
mà bụng dạ để kinh, mọi người chỉ toàn lực toàn tâm âm thầm nức nở, lắng nghe từ
tiếng loa phát lời Tổng Bí thư Lê Duẩn, với giọng miền Trung rưng rưng thút
thít, thay mặt đọc điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóc Hồ Chí Minh
vương vít. Có tới năm, sáu lần nghe “Vĩnh biệt Người chúng ta thề”, nhưng chúng
tôi biết gì đâu, cũng giơ tay thề theo kiểu Mao ít.
Nghĩ lại ngày ấy ông
Nhà nước ta sai sai thế nào ý. Đáng lẽ chỉ nên phân công Lê Duẩn làm anh Trưởng
ban tang lễ, chuyên nghề đọc điếu văn cho các lão “mấy trụ” và Bộ Chính trị khi
họ bị tai biến, lăn đùng ngã ngửa ra chết, là chuẩn, chỉn chu, không chê vào
đâu được.
Tôi dự tang lễ ông Hồ
về, mẹ tôi kể, ngày tôi còn đỏ hỏn, bà bế tôi trên tay đi đón Sukarno – Tổng thống
nước Cộng hòa Indonesia sang thăm Việt Nam. Ông Hồ ra tận sân bay Gia Lâm đón.
Người dân đứng hai bên đường cờ hoa đông nghịt. Đấy là lần duy nhất mẹ được
nhìn thấy ông Hồ.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/08/1-42.jpg
Hồ Chủ tịch đón tiếp
Tổng thống Sukarno của Indonesia ở Hà Nội ngày 24-6-1959. Nguồn: ĐSQ VN tại
Jakarta
Giữa tháng 9 năm
1973, trường tôi lại được đi đón ông Fidel Castro – Chủ tịch Cuba, bốc đồng: “Vì
Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình“, lần đầu thăm Việt Nam
trong giai đoạn chiến tranh ác liệt. Rừng người, rừng cờ đổ hết xuống đường
Đinh Tiên Hoàng.
Trước đó, dân ùa ra
đông quá nên Thủ tướng Phạm Văn Đồng và ông Fidel phải rời xe ô tô, đi bộ từ
chân cầu Long Biên về Nhà khách Bắc Bộ phủ ở phố Ngô Quyền. Về nhà, tôi kể cho
mẹ tôi nghe, bà bảo cũng chỉ đông bằng hồi đón Sukarno thôi. Như vậy trước và
sau, hai ông này chưa thấy ông, bà Chủ tịch hay Tổng thống, nguyên thủ quốc gia
nào tới Hà Nội mà dân đi đón đông như thế.
Gần đây, nghe nói Chính
phủ đón Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đáp xuống Hà Nội giữa đêm hôm
khuy khoắt như loài cú vọ, thế thì chỉ ma với khỉ đón. Có thể người dân đang
say giấc ngủ để ngày mai còn lo kiếm miếng ăn bỏ mồm. Có thể dân sợ vì Tòa án
Quốc tế đã ra trát đòi bắt Putin phạm tội ác chiến tranh. Đúng hơn là vì cha
này ngập sâu trong nhơ nhuốc, cưỡng chiếm tàn phá Ukraine, muốn lôi kéo thêm đồng
minh, nên hèn hạ xuống nước, mọp gối ủng hộ Trung Quốc ăn cướp vùng biển Đông
thuộc chủ quyền Việt Nam cai quản. Khác nào lão ta vả vào mặt mấy tay lãnh đạo
nhà mình. Khinh!
(Còn tiếp)
-------------------
Đính chính: Một bức ảnh lúc đầu chúng tôi đăng kèm trong bài này với
dòng chú thích:
“Ông Hồ tiếp đón Tổng
thống Sukarno năm 1959. Nguồn: AP”, thật ra đó là bức ảnh Tổng thống Sukarno tiếp
ông Hồ ở Jakarta tháng 3 năm 1959, trong đó ông Hồ là khách, Tổng thống Sukarno
là chủ nhà.
Chúng tôi đã thay bức
ảnh khác, đó là ảnh ông Hồ đón tiếp Tổng thống Sukarno của Indonesia tại Hà Nội
ngày 24-6-1959. Bức ảnh này do ĐSQ VN tại Jakarta đăng. Chúng tôi cáo lỗi cùng
quý bạn đọc Tiếng Dân, cũng như cảm ơn bạn đọc D.X.T đã gửi thư góp ý.
*****
Tiên sư cha cái lưỡi
không xương! (Kỳ 2)
Dương Tự Lập
| Báo Tiếng Dân
02/09/2024
https://baotiengdan.com/2024/09/02/tien-su-cha-cai-luoi-khong-xuong-ky-2/#google_vignette
Chú
nhà văn Sơn Tùng (Bùi Sơn Tùng), trong ngõ Văn Chương, phố Khâm Thiên, là người
bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về ông Hồ để rồi nổi tiếng với tác phẩm “Búp Sen
Xanh” xuất bản năm 1982. Viết lại quãng thời niên thiếu và tuổi trưởng thành của
Hồ Chủ tịch. Chú là bạn thân với cha tôi từ lúc trẻ. Thuở nhỏ, chú theo học ông
Tú người làng Quỳnh Đôi.
Quỳnh
Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An quê tôi có vua Quang Trung (Hồ Thơm) thơm ngát, đánh
tan nát 29 vạn quân Thanh – giặc Tàu. Với lời tuyên thệ của Nguyễn Huệ thâm
sâu:
“Đánh
cho để dài tóc
Đánh
cho để đen răng
Đánh
cho nó chích luân bất phản
Đánh
cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh
cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Nơi
đây cũng có Hồ Xuân Hương, hương ngát ngào ngạt thơ Nôm:
“Có
phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng
xanh như lá, bạc như vôi”.
Cũng có kẻ
sĩ lãng tử, cử nhân Hồ Sĩ Tạo tài danh, bất đắc chí đành ngậm hờn, có cháu nội
chính là Hồ Chí Minh tinh ranh sáng láng và còn bao nhân tài nghĩa hiệp, lẫm liệt
oai phong…
Sau
này chú Sơn Tùng và cha tôi theo học văn thầy Phan Khắc Khoan, người có mặt
trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân. Chú đối với cha mẹ tôi chí
tình chí nghĩa. Cuối năm 1971, chú Tùng bị trọng thường, trở ra Bắc, không đòi
được nhà cũ ở phố Nam Đồng nữa, đành tá túc nhà tôi mấy năm trời. Thời gian này
sức khỏe có khá lên, chú bắt đầu viết sách. Hai cuốn truyện ngắn đầu tay được ấn
bản như “Nhớ nguồn”, “Bên khung cửa sổ”… viết ngay bên khung cửa sổ nhà tôi, có
kê bàn riêng cho chú làm việc trong khu tập thể Nhà hát Nhân dân, phố Trần Hưng
Đạo.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-2.jpg
Những
tác phẩm của chú nhà văn Sơn Tùng được viết từ nhà bố mẹ tôi. Nguồn: Dương Tự Lập
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-3-rotated.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-4-rotated.jpg
Chú
Hoàng Nhật Tân (Hoàng Thanh Đạm) nhà ở 29 phố Nguyễn Gia Thiều, cũng bạn thân với
cha tôi từ thời để chỏm với Phả ký Gia tộc “Thiên Thu Định Luận”, năm 1994 –
1998 viết về cha mình, cố Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Văn Hoan phản Đảng và phe
cánh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, bỏ trốn sang Trung Quốc năm 1979, tị nạn chính trị.
Có
đoạn, chú Tân nghi ngờ bản Di chúc một nghìn từ của ông Hồ lúc nhắm mắt để lọt
vào tay Lê Duẩn đã bị tẩy xóa mờ ám trước khi công bố cho quốc dân đồng bào
(trang 276 – quyển thứ tư). Nghi ngờ của chú Tân không phải không có lý, ngay cả
ngày chết của ông Hồ còn bị Đảng dối gian, huống chi bản Di chúc nghìn từ lam
nham tẩy xóa.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-5-1068x1424.jpg
Trang
276 trong Phả ký “Thiên thu định luận”, Hoàng Nhật Tân nghi ngờ bản Di chúc của
Hồ Chủ tịch đã bị Lê Duẩn tẩy xóa. Nguồn: Dương Tự Lập
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/2-768x1024.jpg
Bụng
không hề chủ định, nhưng năm 1978, tôi có người thân trong Đà Lạt ra chơi, cứ nằng
nặc đòi tôi dẫn vào Lăng thăm ông cụ. Đợt này, đúng lúc tôi cầm giấy nghĩa vụ
lên đường đánh quân Trung Quốc rắp tâm cưỡng chiếm biên cương, gieo rắc tai
ương cho muôn dân nước Việt. Tôi đành đưa người thân cùng vào coi ông Hồ nằm đấy
nhưng chắc ông không thấy tôi. Cũng như khi xưa, mẹ bế tôi trên tay đi đón
Sukarno, có thể lúc ấy ông thấy tôi mà tôi bé tí tẹo nên chưa biết ông.
Miệng
tôi lẩm bẩm, xin lỗi vong linh ông, cháu thề sẽ quyết một trận sống mái với kẻ
thù phương Bắc lần này, dù phải xóa đi hàng chữ Hán ông từng viết đẹp để tặng
lão Mao Chủ tịch còn lưu ở Quảng Châu ngày cháu chưa ra đời “Việt Trung hữu nghị/
Vạn cổ trường thanh“. Cháu tin ông viết chữ Hán, chữ Trung Quốc đẹp hơn ông viết
chữ Quốc ngữ, chữ của mẹ đẻ nước Việt Nam thương yêu.
Dù
cùng thế hệ, nhưng tôi có may mắn hơn bao nhiêu người lớn lên cùng thời với
tôi, thường gọi là “thời đại Hồ Chí Minh quang vinh”. Ông nằm phơi xác giữa
lăng Ba Đình – Hà Nội từ đó đến nay ngót năm mươi năm (1975) tổn hao biết bao
kinh phí quốc gia, mà nguồn vốn bị rút ra từ các khoản thuế của người dân Việt
Nam lam lũ, nghèo đói, điều mà trước lúc nhắm mắt, có lẽ ông Hồ không mong muốn.
Chính những loại học trò xuất sắc do ông đào tạo đã phản bội lời di chúc của
ông!
Giật
mình trước những chuyện xàm sư Hoàng Chí Bảo chắp nhặt, vá víu, kể về cuộc đời
Hồ Chủ tịch, khẳng định “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng” không phải của
Hồ Chủ tịch, mà sản phẩm này là của các vị Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động
Việt Nam hồi đó nghĩ ra?!
VIDEO
: GS
Hoàng Chí Bảo nói về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi
https://www.youtube.com/watch?v=1Yzx1Z4PT50&t=48s
Từ
thuở cha sinh mẹ đẻ tới giờ, tôi chưa từng được nghe ai nói như vậy, mà tôi
chưa nghe thì chắc chắn thế hệ bạn đồng tuế còn sống với tôi cũng chưa được
nghe như tôi.
Như
vậy, trong chuyện này, hoặc xàm sư Bảo hoặc ông Hồ Chủ tịch, phải có một kẻ dối
trá bịa đặt. “Năm điều bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng” ra đời từ năm 1961, tới
năm 1969 ông Hồ mới chết. Nghĩa là ông Hồ còn sống trên đời tới tám năm sau, lẽ
nào ông ốm đau mê sảng đến độ không biết?
Có
thể nào đây lại là chuyện cợt nhả với lãnh tụ nữa, nhất là với người đã tắt thở
hơn nửa thế kỷ trước?! Đề nghị Bộ Công an vào cuộc, truy tìm đích thị kẻ nào
dám liều lĩnh, dựa danh uy, nhét vào mồm ông Hồ kính yêu tuột trơn 5 điều trên
dạy thiếu niên nhi đồng hơn nửa thế kỷ qua, làm cho người dân bây giờ tỏ ra
nghi ngờ tất cả những lời dạy bảo, những điều giáo huấn trước đây, mang tiếng của
ông Hồ Chủ tịch, nhưng chắc gì đã phải của ông ta?
Thót
tim khi nghe xàm sư Bảo kể, hồi anh Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chủ tịch lúc trẻ,
còn nghèo khổ, náu thân ở ngõ Compoint, thủ đô Paris, Pháp quốc, đã liều lĩnh lừa
nhà tư sản Pháp đến thuê anh Nguyễn viết chữ Hán, chép thơ Đường, thơ Tống, Đỗ
Phủ, Bạch Cư Dị, lên bình đồ gốm giả mà ông này kinh doanh. Anh Nguyễn nhận lời,
viết nhăng viết cuội lên đó, để rồi có được khoản tiền hậu hĩnh. Phát hiện biết
mình bị lừa, ông tư sản kia báo công an tới nhà tìm bắt anh Nguyễn, thì anh
Nguyễn láu cá đã đánh bài chuồn thuồn luồn trước đó, biệt tích tăm hơi.
Xàm
sư Bảo khẳng định: “Đây là chuyện may sao khi Bác sống ta còn kịp hỏi Bác mà
Bác thừa nhận là đúng”!? Chỗ này tôi tin lời Xàm sư Bảo. Lòng ngán ngẩm than
ôi! Đành ngửa mặt ngó chín tầng mây thảng thốt kêu Trời!!! Đồ lừa đảo, tởm lợm,
sao có thể khốn nạn đến vậy?
***
Trước
giờ phút Hồ Chủ tịch lìa xa cõi đời năm 1969, ông ước ao “Bác muốn nghe một
câu hò xứ Huế/ Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ“. Như vậy, phải mãi tới
hai chục năm sau khi ông Hồ mất, qua nhạc sĩ Trần Hoàn chúng tôi mới biết thêm
chi tiết (qua nhạc phẩm “Lời Bác dặn trước lúc ra đi”, năm 1989). Thế nhưng,
xàm sư Bảo khinh khi, không coi ai ra gì, nay bịa thêm vào:
–
Các chiến sĩ nghe lời nạt của ông Vũ Kỳ, thư ký riêng lâu năm của Bác, vội lao
nhanh ra vườn, leo cây hái hai trái dừa mang vào cho bác uống, mặc dù sợ Bác bị
tràng dịch màng phổi. Quan trọng hơn bởi trong nước dừa kia có hình bóng mẹ
Hoàng Thị Loan của Bác mất ở Huế. Có hương thơm, hình dáng người con gái Bác
yêu Lê Thị Huệ đang tu ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Có hình bóng người cha, cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Huy mất ở Cao Lãnh, Đồng Tháp. Bác mất đúng 9 giờ sáng, còn 47 phút
lẻ vì các bác sĩ vẫn cố hà hơi tiếp sức cứu sống nhưng không được. Thế là ngoài
kia (?) đã có sẵn hương trầm, trong này bên giường Bác mọi người (ta phải hiểu
mọi người ở đây là các học trò xuất sắc do Người đào tạo) khoác tay nhau hát
vang bài ca (Kết đoàn?).
Lại
bịa, có lẽ chỉ có bọn thần kinh mới reo mừng ôm nhau hát bên xác người vừa chết
bài “kết đoàn”? Có là lũ phản động mới chuẩn bị sẵn hương trầm ngoài kia, thầm
mong người mau chết, kết nối khói hương?
Thời
1965, chiến tranh nổ ra trên bầu trời miền Bắc. Rời Hà Nội về vùng thôn quê sơ
tán, hầu như nhà nào cũng nuôi chó và học nhau gọi tên chó là Giôn xơn (Lyndon
B. Johnson, Tổng thống Mỹ). Sau này gọi chó là Ních xơn (Richard Nixon, Tổng thống
Mỹ). Tuyên giáo chui cả vào đầu óc người nông dân sớm thế đấy. Tôi thấy trong
buồng gia đình những ai có ông bà già tuổi 80, đều đóng sẵn cỗ quan tài, gọi là
hậu sự, có nhà còn lấy cỗ “hậu sự” đó đựng thóc lúa ngô khoai hay vài ba ký sắn.
Chuyện này thì có, chứ không ai chuẩn bị cho người sắp chết hương trầm và hát
bài “Kết đoàn” như xàm sư Bảo lầm rầm kể lể.
Xàm
sư Bảo còn lý giải hết sức hàm hồ, bậy bạ, về bài thơ “Tân xuất ngục học đăng
sơn”- 1943 (Mới ra tù tập leo núi). Bài thơ này không có trong tập “Nhật ký
trong tù”, sau mới được bổ sung vào, tròn số 135 bài. “Nhật ký trong tù” được
Xàm-Ngáo sư-Hoàng Chí Bảo phồng mồm trợn má đánh giá quyển thơ như một áng
“Thiên cổ hùng văn” của dân tộc:
Vân
ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang
tâm như kính tịnh vô trần
Bồi
hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh
Giao
vọng Nam thiên ức cố nhân
“Mây
ôm núi núi ôm mây/ Lòng sông sạch chẳng mảy may bụi hồng/ Bùi ngùi dạo đỉnh Tây
Phong/ Trông về cố quốc chạnh lòng nhớ ai“. Bản dịch của T. Lan, in trong tập
“Vừa đi đường vừa kể chuyện”.
Đơn
giản chỉ là bài thơ ngẫu hứng, nó vụt đến một cách rất tự nhiên trong khi tác
giả đang tập leo núi cho chân tay cứng cáp mới ra tù, xàm sư Bảo suy diễn ngữ
nghĩa uẩn khúc của chữ núi mây tượng trưng cho đôi nam nữ, cho chàng và cho
nàng, cho anh và cho em. Xàm Bảo khẳng định chắc nịch, rằng ý trong thơ Bác muốn
nhắn cho Lê Thị Huệ (Út Huệ), nhằm gửi gắm tâm sự của mình đến cố nhân (người
tình xưa).
Không
biết xàm sư Bảo còn moi ở đâu ra tình tiết đôi trẻ anh Ba và Út Huệ chưa hề thề
non hẹn biển nhưng từ lâu đã rất yêu nhau. Cái buổi chiều anh Ba – Nguyễn Tất
Thành trong giờ phút chia tay chuẩn bị rời tàu ở bến Nhà Rồng – Sài Gòn kín đáo
rút ra một bọc lụa đỏ trong có gói chiếc lược đã cũ trao cho Út Huệ. Đó là chiếc
lược mà thân mẫu Hoàng Thị Loan vẫn dùng hằng ngày đến tận khi mất… Anh Ba trao
cho người thương của mình chiếc lược ấy như một vật đính ước, hẹn mai ngày trở
về, nếu còn sống sẽ tìm đến nhau…
Với
cái đà nhàn cư vi bất thiện, ngâm cứu khoét sâu, bới xấu đời tư anh Ba – Hồ Chí
Minh kiểu này thì có ngày ta lại được nghe xàm sư Bảo tiết lộ ngoài chiếc lược,
anh Ba vẫn còn chuyện bí mật động trời dở hơi nữa, bây giờ mới kể, sau cái lược
anh tặng thêm Út Huệ cái áo nịt ngực của mẹ mình cho người tình yêu dấu, mặc để
nhớ…
Cái
lưỡi xàm sư Bảo leo lẻo, cái tay Bảo khua lên uốn éo, cái mặt Bảo lắc lư oặt ẹo,
cái mồm Bảo điêu ngoa tru tréo: Bác Hồ của chúng ta biết thành thạo làm chủ 29
thứ tiếng Ngoại ngữ! (Nhưng xàm sư Bảo không nói rõ 29 ngữ nghĩa nước đó là nước
nào!). Tiếp đoàn nước nào Bác ta nói tiếng nước đấy, không cần phải phiên dịch.
Nhiều khi phải dùng phiên dịch cho đúng nghi lễ ngoại giao thôi, có đồng chí dịch
vã mồ hôi bác thương quá, bảo, thôi thì để Bác vừa nghe vừa tự dịch.
VIDEO
: Bác
Hồ nói nhuần nhuyễn 29 thứ tiếng ...
https://www.youtube.com/watch?v=JkXi5HsLVB4&t=62s
Ngoài
ra, Bác ta còn biết cả tiếng các dân tộc thiểu số Việt Bắc như Thái, Tày, Nùng,
Mường, Mán, Mèo, lộn tùng phèo một cục… Đến thăm Trung Quốc rộng lớn, mỗi vùng
miền một thứ tiếng khác nhau; tới Quảng Đông, Bác nói tiếng Quảng Đông; ghé Quảng
Tây, Bác nói tiếng Quảng Tây; nghĩa là Bác phang tuốt luốt!
Tại
sao một tinh tú, một vĩ nhân, một con người làm rạng danh nước Việt như thế mà
ông Nhà nước bỏ lỡ cơ hội không đề nghị UNESCO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa của Liên Hợp quốc đưa Bác ta vào Sách Kỷ lục Guinness thế giới về Ngoại
ngữ?
Đến
nước này tôi không thể nhịn được nữa, quyết tìm cho ra bằng được cái lưỡi nào nịnh
xàm như Bảo:
Vẫn
chuyện Trung Hoa, Hòa Thân là một trọng thần dưới triều vua Càn Long thứ 15
(năm 1750). Ông được biết đến như là một đại tham quan nổi tiếng trong lịch sử
Trung Quốc. Tương truyền, có lần Càn Long hỏi Hòa Thân:
–
Khanh là trung thần hay gian thần?
Hòa
Thân đáp:
–
Thần không phải trung thần, cũng không phải gian thần. Thần là nịnh thần.
Vua
Càn Long hỏi tại sao, Hòa Thân lại tiếp tục đáp:
–
Trung thần rồi cũng sẽ bị giết. Gian thần càng bị giết nhanh. Chỉ có nịnh thần
là sống lâu nhất”!
Chỗ
này xàm sư Bảo của chúng ta có phần giông giống đấy. Nhưng ở một buổi nói chuyện
khác, xàm sư Bảo ngoa ngôn lộng ngữ:
–
Phriđơrich Ăngghen (Friedrich Engels) nhà lý luận chính trị, một triết gia và
khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Các Mác (Karl Marx) đã sáng lập
phát triển Chủ nghĩa Cộng sản, cùng Mác tham gia viết “Tư bản luận” là bộ sách
vĩ đại nhất? Ăngghen đứng hàng đầu thế giới, làm chủ 35 thứ tiếng ngoại ngữ? (ý
muốn nói Bác Hồ biết 29 thứ tiếng còn ít chăng?).
Cái
này mà dân Đức nghe được chắc phải bỏ của chạy lấy người. Thế giới hiểu được chắc
nín cười chứ không lại bị đánh gẫy mười cái răng.
Xàm-Ngáo
sư Bảo nói dài, nói dai, nói sai, nói dại:
–
Bác Hồ có đức tin của Chúa, có cái tâm của Phật, có cái nhìn rất thật, rất
tinh. Bác Hồ nhìn ra người tài nên đã thuyết phục kỹ sư Trần Đại Nghĩa rời Pháp
năm 1946, bỏ mức lương một tháng 6000 (sáu ngàn) lạng vàng (?) để về nước theo
Bác kháng chiến không có đồng lương nào.
VIDEO
:
Bác
Hồ thuyết phục kỹ sư Trần Đại Nghĩa bỏ mức lương 6000 lượng vàng để về nước thế
nào?
https://www.youtube.com/watch?v=_Y78iucJUow&t=95s
Xàm
sư Bảo dựa vào đâu mà nói khống lên điêu ngoa vậy? Hơn 70 năm trôi qua với hàng
trăm lần tiền trượt giá, hỏi hôm nay Pháp có trả nổi khoản tiền vẫn giá cũ vậy
chăng? Dân xứ gà trống Gô-loa có biết chuyện này không nhỉ?
Rồi
chuyện bác Hồ nhìn ra Nguyễn Văn Bảy, quê Đồng Tháp, mới học đến lớp 3 vì nhà
nghèo. Bác gọi tới nói chuyện rồi cho đi học phi công. Bác cho anh Bảy học phổ
thông cấp tốc 7 ngày lên 7 lớp, từ lớp 3 tới lớp 10 (tiêu chuẩn 10/10 cao nhất
hệ phổ thông hồi ấy). Anh Bảy rất thông minh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ngày Bác mất anh Bảy bay lượn vòng vo, vĩnh biệt Bác trong nước mắt âu lo.
VIDEO
:
Mới nhất -
Nguyễn Văn Bảy phi công tài ba | GS Hoàng C
https://www.youtube.com/watch?v=tJhZOEoGzGU&t=65s
Latest
- Nguyen Van Bay talented pilot | story of President Ho Chi Minh
Chuyện
sau đây, xàm sư Bảo không nói, nhưng tôi thấy báo Đảng còn ca ngợi thêm Nguyễn
Văn Bảy: Máy
bay anh Bảy bị địch bắn thủng, anh dùng một tay bịt lỗ, tay kia vẫn cầm lái
chiến đấu tiếp và chiến thắng. Có lần anh cho máy bay của mình “núp vào trong
đám mây” chờ giặc bay tới vụt đạn liền, chiến thắng. Anh Bảy bắn nát bảy máy
bay Mỹ, Bác Hồ lệnh cho anh Bảy nghỉ để giữ an toàn người chiến thắng.
Còn
kiểu kể chuyện như thế này của xàm sư Bảo, có nhặt cả ngày cũng không hết:
–
Các đồng chí biết không, bác Hồ của chúng ta là người rất bình dân, lại rất lạc
quan, nên ăn nói bình dân lắm, đến ngồi *a trong tù Bác cũng có thơ: “Ngồi trên
hố xí đợi ngày mai”.
–
Có anh lính trẻ thèm thuốc lá quá chờ Bác hút nửa điếu mới dám xin Bác. Bác bảo,
chú mày khôn thế, người ta có câu: “Gái một con, thuốc ngon nửa điếu”.
–
Bà Nguyễn Thị Thanh, chị cả, nghe tin em làm Chủ tịch nước ra thăm, chưa tin vạch
tai em thấy vết sẹo thì mừng rỡ nhận ra, vì lúc nhỏ Bác Hồ thích câu cá nên một
lần bị lưỡi câu móc vào tai rách thành sẹo.
–
Bà Thanh về, đến lượt ông Nguyễn Sinh Khiêm, anh trai ra thăm, hỏi em: “Anh đã
vậy liệu chú cũng ở vậy sao?” – Ý nói, ông Hồ chẳng nhẽ không lấy vợ. Hồ trả lời:
“Đã tu tu chót qua thì thì thôi”.
–
Bác ta hỏi một cán bộ: Chú có nói được Ngoại ngữ không? Cháu nói được tiếng
Liên Xô ạ. Bác khen “mát”: Chú nói được 15 thứ tiếng cơ à? Ý Bác bảo, Liên Xô
có 15 quốc gia, vậy anh này chỉ nói có một thứ tiếng Nga thôi.
–
Bác Hồ thường nói: “Nét chữ là nết người” – Nói vậy thì gay đấy Bảo ạ. Nếu Bảo
lấy Di chúc viết tay của Bác, Bảo nói sao về nết Bác mình?
Nhặt
ra thì bạt ngàn chuyện đếm không kể xiết…
Xàm
sư Bảo kể: Năm 1960 (đúng ra, năm 1961 – Bảo nhớ nhầm) lần đầu tiên Bác Hồ tới
thăm Huyện đảo Cô Tô vùng biển Đông Bắc Tổ Quốc. Bác nói chuyện mọi người không
hiểu, Bác ngớ ra, ngồi nghe đây toàn người Hoa, thế là Bác chuyển ngữ sang tiếng
Trung Quốc ngay, mọi người vỗ tay nhiệt liệt. Sau đó, ta đề nghị Bác cho dựng
tượng Bác nơi đây, không ngờ Bác đồng ý ngay. Bác đồng ý bởi Bác muốn khẳng định
với Trung Quốc đây thuộc hòn đảo chủ quyền đất đai Việt Nam.
Xàm
sư Bảo giải thích như vậy. À, thì ra trên 63 tỉnh, thành phố Việt Nam đua nhau
dựng tượng bác nghìn nghìn tỉ, với lý do khẳng định chủ quyền nước ta với Trung
Quốc! Đơn giản như vậy mà chúng ta cứ thắc mắc, đổ cho chính quyền hút máu dân,
dựng tượng Bác! Bác Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ngày xưa dở ẹc,
sao không nghĩ được như Bác Hồ của ông xàm sư Bảo mà dựng tượng mình trên đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, để bây giờ đỡ cãi vã nhau với thằng Tầu khựa?!
Xàm
sư bảo: Nói về ngày tháng năm sinh, Bác bảo cũng không rõ lắm, chỉ nhớ bên ngoại
nói, Bác sinh vào mùa sen năm 1891? Thế mà ta cứ lấy ngày 19-5-1890 làm ngày
sinh, là cắm hoa sen, hoa huệ. Phòng Bác, vườn Bác, chỗ nào cũng huệ với sen là
vì Bác nhớ Út Huệ, người yêu xưa.
(Còn
tiếp)
*****
Tiên
sư cha cái lưỡi không xương! (Kỳ 3)
Dương Tự Lập
03/09/2024
https://baotiengdan.com/2024/09/03/tien-su-cha-cai-luoi-khong-xuong-ky-3/
Xàm
sư Bảo nói, Bác Hồ sống chỉ có 79 mùa xuân thôi mà dùng tới 180 bút danh, bí danh thì
ấy là nhân văn và huyền thoại lắm, các đồng chí nhớ cho điều đó. Trong đấy mang
nhiều tên phụ nữ đẹp như T. Lan, Thanh Lan, Tuyết Lan, Thu Giang, Việt Hồng, Mộng
Liên, Hồng Liên, Diễm Hương (không thấy có Út Huệ) … Ấy là vì Bác dành tình cảm
đặc biệt, quan tâm yêu thương phụ nữ lắm, dù Bác không vợ, không con, không gia
đình riêng?
Cả
đời nghiên cứu về Bác Hồ mà không nghe xàm sư Bảo nêu bút danh Trần Dân Tiên của
Bác khi Bác dùng để viết cuốn sách: “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch“,
cùng bút hiệu T. Lan với cuốn: “Vừa đi đường vừa kể chuyện“. Hai quyển này ca ngợi Bác
Hồ, như vậy nghĩa là Bác tự viết sách khen Bác.
Bút
danh C.B cũng “Của Bác”, đăng trên báo Nhân Dân bài: “Địa
chủ ác ghê” bịa đặt, vu khống bà mẹ địa chủ yêu nước Nguyễn Thị Năm
(Cát Hanh Long) trong vụ Cải cách Ruộng đất, trước ngày đem ra pháp trường bắn
bà năm 1953; cùng hàng chục ngàn cái chết oan ức, hàng trăm ngàn người bị bắt
giam tức tưởi.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-9.jpg
Ảnh
chụp bài báo “Địa chủ ác ghê” của tác giả C.B., tức ông Hồ, đăng trên báo Nhân
Dân, trước khi ra lệnh bắn bà Nguyễn Thị Năm.
Chao
ôi! Gây ra bao nhiêu cái chết oan khiên, khiến hàng chục ngàn gia đình tan nát,
nhưng không thấy Bác Hồ, người đứng đầu nhà nước lúc đó từ chức, chỉ còn lại
hình ảnh Bác lấy khăn trắng chấm vào khóe mắt như diễn viên gạo cội mà thôi. Rồi
Bác đẩy cho Tổng Bí thư Trường Chinh từ chức, cùng Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp
hành Trung ương Đảng năm 1956.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1.png
Ảnh:
Ông Hồ lau nước mắt tại kỳ họp Quốc hội khóa I, tháng 12-1956. Nguồn: Wiki
Vụ
án Xét lại Chống Đảng năm 1967, bắt giam không xét xử nhiều nhân vật quan trọng
của Đảng Lao động Việt Nam và nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vụ Phong trào
Nhân Văn – Giai Phẩm 1958 tống giam oan sai nhiều văn nghệ sĩ. Vụ tàn sát đẫm
máu thường dân thành nội Huế – Mậu Thân 1968… Đáng nói, Huế lúc đó thuộc Việt
Nam Cộng hòa, có chủ quyền độc lập riêng. Trên cương vị cao nhất, là Chủ tịch
nước lúc bấy giờ, nhưng ông Hồ không hề chịu trách nhiệm trước những việc tày
trời như vậy xảy ra. Xàm sư Bảo đều né hết những chuyện như thế này để khua
môi, múa mép tép nhẩy ba la bá láp chuyện nhố nhăng linh tinh khác.
Mười
năm cuối đời bác Hồ đã phát 6000 (sáu nghìn) huy hiệu mang hình Bác Hồ cho các
cá nhân đã làm việc tốt. Chỗ này mới là điều đáng nói chứ không phải khen, thưa
xàm sư Bảo. Chúng ta phải biết ông Hồ rất sành tiếng Hán, chữ Hán. Chẳng thế,
quyển thơ “Nhật ký trong tù”, tức “Ngục trung nhật ký”, thay vì viết tiếng mẹ đẻ,
ông Hồ đã viết toàn chữ Hán, trọn vẹn 135 bài thơ. Vậy lẽ nào ông Hồ không biết
nghĩa chữ (Huy) là sáng, đẹp, là ánh sáng, ánh sáng mặt trời. Cho đúc Huy hiệu
mang hình của mình, có nghĩa là ông Hồ đã tự cao, tự đại, tự cho mình là ánh
sáng, gương sáng. Như vậy ông Hồ thiếu khiêm tốn rồi.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-10.jpg
Ảnh
chụp trang bìa tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký” bằng chữ Hán. Nguồn: Wiki
Năm
1967, tướng Nguyễn Chí Thanh đột tử, chết ở tuổi 53. Ông Hồ truy tặng Huân
chương Hồ Chí Minh hạng Nhất. Ghê chưa! Ngáo sư Bảo có nghĩ uyên thâm như ông Hồ
chắc lúc tặng Huy, Huân chương cho người khác, tự ông ta biết mình ở hạng người
nào rồi chứ?
Xàm
sư Bảo kể: Có một vị tướng đến gặp, khoe với Bác, chúng ta có một trận đánh đẹp.
Bác bảo kể cho Bác nghe. Vị tướng say sưa kể, chúng ta giết được bao nhiêu là
giặc, bắt được bao nhiêu là tù binh, thu được bao nhiêu là vũ khí… Bác nghe hết,
nghe hết, nghe hết rồi Bác bảo, “này chú, đổ máu nhiều như thế mà chú gọi là
đánh đẹp sao, bất đắc dĩ chỉ gọi là đánh giỏi thôi, đã đổ máu thì không bao giờ
được gọi là đánh đẹp”. Vì trong Kinh thánh có nói đã là máu thì máu nào cũng đỏ,
đã là nước mắt thì nước mắt nào cũng mặn. Đấy, Bác Hồ của chúng ta sâu sắc,
tinh tế biết bao nhiêu vì Bác chúng ta là một nhà giáo, một nhà báo, một nhà
ngôn ngữ học còn là một nhà thơ…
Chưa
biết ông Hồ sâu sắc, tinh tế đến thế nào, chứ mà nhìn cái lưỡi không xương của
xàm sư Bảo leo lẻo, lắt léo, như rắn độc còn tinh vi, tinh tế gấp vạn lần ông Hồ.
Ở đây, ta không nghe xàm-ngáo sư Hoàng Chí Bảo nhắc lại câu nói sắt máu của
lãnh tụ Hồ: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được
độc lập”.
Ông
Hồ gốc người Việt Nam thứ thiệt, nhưng tôi dám cá cược rằng, xàm sư Hoàng Chí Bảo,
kẻ bỏ cả một đời rất đỗi phí hoài chuyên nghiên cứu về Bác Hồ của ông, nếu chỉ
cho tôi được một hình ảnh nào đó lãnh tụ Hồ Chủ tịch mang trang phục dân tộc áo
dài khăn đóng. Mất gì tôi cũng cá, cả các học trò xuất sắc của ông Hồ cũng vậy
luôn.
Người
ta bảo mang trang phục truyền thống là góp phần nhận diện bản sắc, là cốt cách,
linh hồn của từng dân tộc, là nét đặc trưng riêng để phân biệt dân tộc này với
dân tộc khác. Nhất là ở thời ông Hồ sống. Đối lập với ông Hồ thời đó có Tổng thống
Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, là người luôn tự hào mang trên mình bộ áo dài,
khăn đóng truyền thống dân tộc. Kể cả khi tiếp các nguyên thủ quốc gia, hay khi
đi thăm nước người xứ lạ.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-7.jpg
Ảnh:
Tổng thống Ngô Đình Diệm mặc quốc phục tại sân bây bay Canberra, trong chuyến
thăm nước Úc năm 1957. Nguồn: National Archives of Australia
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-6.jpg
Tổng
thống Ngô Đình Diệm trong trang phục dân tộc tiếp vua Thái Lan Bhumibol
Adulyadej, năm 1959. Nguồn: Corbis
Trong
tất cả các câu chuyện về ông Hồ, duy chỉ có điều này chúng ta cần nhìn nhận một
cách công tâm, rằng ông quyết định sáng suốt khi tôn trọng sự thật về nguồn gốc
gia tộc của mình. Cuối đời, ông đã vứt bỏ hết những cái tên Nguyễn Sinh Cung,
Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành… quyết lấy lại họ Hồ như ta thấy trên Lăng mộ
của ông đề: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, không tủi danh dòng họ Hồ Sĩ Tạo có gốc
gác từ Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Mảnh đất địa linh nhân kiệt ấy đã mấy lần
cha ông Hồ, tức cụ Nguyễn Sinh Sắc ghé thăm và chị gái ông Hồ là bà Nguyễn Thị
Thanh cũng mấy lần tới thắp hương nơi đấy.
Có
lẽ vì lý do đó cho nên Lãnh tụ Hồ rất có thiện cảm với những người Quỳnh Đôi
như Hồ Tùng Mậu, Hồ Viết Thắng, Hoàng Văn Hoan. Chính ông hai lần về thăm quê
hương năm 1957 – 1961 đều ghé đất Quỳnh Đôi. Cũng chính ông Hồ đưa Hoàng Văn
Hoan, người đầu tiên sang Trung Quốc – một quốc gia tối quan trọng đối với Việt
Nam ở mọi thời đại – thiết lập quan hệ Ngoại giao năm 1950. Một sai phạm cũng hết
sức nghiêm trọng, chính Hoàng Văn Hoan, sau chiến tranh biên giới năm 1979, tị
nạn lại Trung Quốc, đã cho họp báo quốc tế tại Bắc Kinh, ủng hộ Trung Quốc đánh
Việt Nam, coi khinh đất mẹ.
Chuyên
đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, của xàm sư
Bảo, đã đưa Bảo lên đỉnh cao nhất của một đời người. Những tưởng lão Tuyên giáo
học giả không học thật này khi đạt tới đỉnh “vinh quang” ấy, phải tự biết mình
để dừng lại dưỡng già, ai dè Bảo lại đâm đầu vào ngâm cứu tiếp đề tài mới “Con
đường tâm”, tâng bốc lên mây tay xàm tăng Thích Chân Quang, tức Vương Tấn Việt, cháu
gọi ông Hồ Chủ tịch nước bằng bác ruột. (Theo video Vương Tấn Việt về
thăm quê tôi, ghi lại).
VIDEO
:
THÍCH CHÂN
QUANG - cháu ruột HỒ CHÍ MINH
https://www.youtube.com/watch?v=Kd8f0tfLUFE&t=64s
Khi
chuyện bằng cấp giả của Vương Tấn Việt tại Đại học Luật – Hà Nội xảy ra, mới lộ
hết bản chất giáo giở đê tiện bỉ ổi của Hoàng Chí Bảo. Bảo chối phắt, quay ngoắt
180 độ, rằng Bảo không hề có mối quan hệ quen biết gì với Thích Chân Quang, chẳng
qua được mời đến Đại học Luật – Hà Nội và thấy mặt Quang phúc hậu nên Bảo nổi
máu nghề nghiệp ca tụng mà thôi.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-11-1024x683.jpg
Ảnh:
Thích Chân Quang trong ngày nhận bằng “Tiến sĩ” Luật. Nhân vật mặc quân phục
bên phải là Nguyễn Tất Trung, con trai ông Hồ với bà Nông Thị Xuân. Nguồn Ảnh:
PGVN
HÌNH
: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-12-768x583.jpg
Sau
đó, Quang nóng mắt tung ra tiếp video, cho biết trước đó Bảo đã
bay vào ngợi ca Quang hết lời ngay trong hang Thiền Tôn Phật Quang cũng
mang tên của hắn ở Bà Rịa – Vũng Tàu trước mấy chục ngàn con nhang đệ tử. Chọn
địa danh này làm bản doanh, xàm sư Quang rất quỷ quyệt, muốn mượn tiếng bà Út
Huệ (Lê Thị Huệ), tình nhân của ông Nguyễn Tất Thành (Hồ Chủ tịch), bác của
Quang, khi xưa cũng từng tu ở nơi đây.
VIDEO
:
Sự thật clip
Hoàng Chí Bảo - Thích Chân Quang #dienda
https://www.youtube.com/watch?v=Ihhs4pO__00
Khi
Bảo nói và giơ cao cuốn sách “Con đường tâm” của Thích Chân Quang, viết giống
con đường tâm của Bác Hồ thì mọi người tin, tin sái cổ, vì bác cháu không giống
cái này cũng giống cái kia. Buổi nói chuyện vừa dứt, Quang đã lên ấn vào mặt Bảo
khung ảnh sang trọng, được mưu mô in ấn, đóng sẵn từ trước với hàng chữ “Vinh
danh người kể chuyện phi thường Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo”. Khen Bảo
nhưng kẻ được lợi nhuận ở đây nhiều hơn tất cả chính là Quang.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-8-1024x777.jpg
Ảnh:
Hoàng Chí Bảo (phải) cùng với Thích Chân Quang tại Thiền Tôn Phật Quang. Nguồn:
Ảnh chụp màn hình
Tôi
thành thực khuyên xàm sư Bảo nên quay lại xin lỗi xàm tăng Quang ngay để giữ mạng
sống, cũng như uy tín cho Bảo. Nếu Bảo loạng quạng, Quang đập tiếp, Bảo chết
tươi chưa kịp khiếp luôn. Bảo không lường trước được tay xàm tăng mưu sâu kế bẩn
khả ố này sẽ còn có thể tung cả ghi âm lẫn ghi hình khi nó dúi vào tay Bảo mấy
trăm triệu tiền lót tay mà Bảo đã ăn ngay của hắn.
Bảo
cố chống chế biện minh Thích Chân Quang chỉ mới mắc lỗi nhỏ mới đây thôi, càng
chứng tỏ Bảo là tay Tuyên giáo giỏi nói láo chứ không có con mắt tình báo.
Mười
năm trước, năm 2014, khi cả nước xuống đường phản đối Trung Cộng trong vụ đặt
giàn khoan Hải Dương – 981 ở khu vực Biển Đông, gần quần đảo Hoàng Sa, thì
Thích Chân Quang đã tung clip “Biển Đông dậy sóng” phỉ
báng người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống, rằng
Lý Thường Kiệt hỗn hào với nước đàn anh Trung Quốc. Trên thế giới các quốc gia
lớn nhỏ đều bình đẳng như nhau, không ai xưng là anh, cũng chẳng ai nhận là em,
khái niệm ấy chỉ có mấy ông Cộng sản với nhau, như Việt Nam – Trung Quốc.
VIDEO
:
Nhà sư Thích
Chân Quang (cháu ruột HCM): “Lý Thường Kiệt đánh Trung Quốc là hỗn.”
https://www.youtube.com/watch?v=MaYU30jZJy8
Feb
21, 2023
Tôi
thách ai dám chửi Lý Thường Kiệt, tôi đố ai dám ngang nhiên đưa bầu đoàn thê tử
về quê tôi thắp hương nơi Từ đường họ Hồ mạo nhận mình là con cháu họ hàng với
Hồ Chí Minh như xàm tăng Thích Chân Quang đã làm như vậy. Mật vụ nổi chìm, nhất
là thời “Quân khu Hưng Yên” trỗi dậy, Công an trị của soái ca Tô Lâm đông như
lâm tặc lại chẳng lao tới, xích cổ tức thì, nhưng riêng Vương Tấn Việt vẫn cười
khì khì vênh váo làm điều đó mà vô can. Đến khi Bảo so sánh Thích Chân Quang
như Triết gia Karl Marx của Đức quốc, thì tôi bó thực sự, mọp ngay đầu gối chịu
ông… chào thua xàm sư thật.
Chỉ
còn vương lại trong tôi lời vàng ý ngọc, lời oanh tiếng yến của Xàm sư, Tiến sĩ
Tuyên giáo Hoàng Chí Bảo, gửi tới Đại đức, Tiến sĩ bằng giả ĐH Luật – Hà Nội
Thích Chân Quang:
“Vương
Tấn Việt là cái tên rất đẹp các bạn ạ. Tấn Việt cơ mà, chúng ta đang khát vọng
phát triển đất nước. Cái tên của thầy, có thể nói như là một cái biểu tượng
tinh thần, trước hết cho chính bản thân thầy và cái niềm truyền cảm hứng cho
chúng ta. Hãy góp phần vào sự phát triển đó bằng những công việc bình dị và sâu
sắc của chúng ta.
Còn
tên pháp danh của thầy đó là thượng tọa Thích Chân Quang. Chân Quang tức là
chân lý rạng sáng, tôi hiểu như vậy và điều ấy có thể tìm thấy trong chiều sâu
của triết lý nhà Phật cũng như là triết lý ở ngoài đời. Chúng tôi có một cảm
giác rằng, dường như không còn khoảng cách nữa giữa đạo và đời, giữa người tu
hành với người trong trần thế này. Vì chúng ta gặp nhau ở một đồng cảm sâu sắc
là chỉ muốn đem lại những điều tốt đẹp, có ích cho cuộc sống và điều ấy cũng
chính là điều chúng ta mong đợi từ rất lâu và mãi mãi sau này.
Tôi
có một cảm nhận như thế này, không biết các bạn có chia sẻ không. Thầy Thích
Chân Quang của chúng ta, tiến sĩ Vương Tấn Việt của chúng ta mang những nét
hình ảnh rất là đẹp của Bác Hồ”.
Ông
Ngáo sư Hoàng Chí Bảo dứt khoát đã ăn ngập tiền của xàm tăng Thích Chân
Quang, thì ông nên dùng từ cho chính xác. Thầy Thích Chân Quang của ông và Tiến
sĩ Vương Tấn Việt của ông, sao lại quàng vào “của chúng ta, chúng tôi” ở đây.
Ông dùng từ lệch chuẩn rồi.
Kết
luận cuối cùng, Vương Tấn Việt giống nét đẹp của Bác Hồ cực kỳ chính xác!
Cảm
ơn xàm sư Bảo khơi lại lòng tôi rưng rưng nhớ người bạn Nguyễn Hoàng Long. Long
“bác” đang học năm thứ nhất khoa văn Đại học Bách khoa Hà Nội phải bỏ chuyện học
qua một bên, cầm súng lên biên giới đánh giặc Trung Quốc năm 1979. Long không bị
chết trận mà bị chết vì cái lưỡi không xương như Bảo mới đau.
Chẳng
là sau đánh Tàu năm 1980, hắn chửi nhau với thằng Quang “y” cùng đại đội tôi. Cả
nhà Quang “y” bố mẹ đều là bác sĩ ngành y. Long biết nên mới đố Quang, Bác Hồ dạy:
“Lương y như từ mẫu” là sao hả Quang? Thầy thuốc như mẹ hiền, có gì phải đố.
Long cười toét lắc đầu giải thích:
–
“Lương y” là thầy thuốc thì đúng rồi; “từ” là bỏ; “mẫu” là mẹ, có nghĩa: Gặp phải
lương y là bỏ mẹ.
Vố
đau đấy, Quang “y” gài bụng để có ngày chơi lại Long “bác” nhân sinh nhật Bác Hồ
vĩ đại:
–
“Bác Hồ vĩ đại là sao hả Long”?
Vẫn
thói quen, “bác” học Long giải thích:
–
“Bác” là rộng là lớn; “hồ” là con cáo con chồn; “vĩ” là đuôi; “đại” là to.
Không lẽ con cáo lớn đuôi to? – Long cười khoái trá.
Chính
trị viên Hoằng đứng ngoài lán từ hồi nào, bước vào gọi Long lên nhà đại đội,
lúc sau Long xuống, mặt tái mét, gấp chăn màn khăn gói nhét ba lô chào đồng đội
bất ngờ cùng tay văn thư dẫn Long lên gặp Tiểu đoàn trưởng. Từ đó Long “bác”
không trở về với chúng tôi nữa, loáng thoáng nghe đâu hắn bị tống tù.
Tôi
cũng đã được đọc những trang bản thảo sắc sảo lúc chưa in thành sách “Búp sen
xanh” với tranh minh họa của bác Văn Cao trong đó. Được nghe chú Sơn Tùng nói:
“Chuyện Bác Hồ dẫu có trăm năm cũng chưa rõ hết ngọn nguồn“. Đơn phương
tự mình bỏ cả đời nghiên cứu về Bác Hồ, nên hôm nay tôi đến đây có mang theo
mình một chữ Tâm. Con đường Bác hồ cũng là con đường tâm. Nhưng cái Tâm của tôi
không giống cái tâm của ai đó cóp nhặt mượn lời người khác răn dạy thiếu nhi rồi
chạy sang Paris, Pháp quốc làm kẻ lừa đảo.
Tôi
có một cảm nhận như thế này, không biết các bạn có cùng chia sẻ không. Giáo sư
Bảo mến yêu của chúng ta có giọng nói, cách nói, dáng điệu nói uyển chuyển, thiết
tha và khả năng truyền cảm diệu kỳ, nghĩa là có tính thuyết phục, thu phục rồi
chinh phục lòng người tuyệt vời. Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo khả kính của chúng ta lại
có đức độ, phong độ với thái độ thể hiện khuôn mặt tử tế, nhân từ, phúc hậu sâu
đậm chất nhân văn mang những nét hình ảnh rất là đẹp của Bác Hồ vĩ đại.
.
No comments:
Post a Comment