Phương
Tây thắt chặt liên minh, phá thế kìm kẹp của Trung Quốc đối với khoáng sản thiết
yếu
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 24/09/2024 - 15:19
Liên
minh 14 chính phủ công bố một mạng lưới tài trợ cho các dự án khai thác khoáng
sản quan trọng. Mạng lưới này dựa vào các tổ chức tài trợ cho phát triển và các
cơ quan cấp tín dụng cho xuất khẩu của các nước đối tác, đồng thời tăng cường hợp
tác với ngành công nghiệp tư nhân. Nỗ lực này nhằm phá vỡ sự kìm kẹp của
Trung Quốc đối với một lĩnh vực thiết yếu cho các ngành công nghệ cao.
HÌNH
:
Mỏ
nickel PT Vale Indonesia, ở Sorowako, nam Sulawesi, Indonésia. Ảnh chụp ngày
12/09/2023. AP - Dita Alangkara
Theo
Le Figaro, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu cùng với nhiều nước phát triển khác như
Pháp, Canada, Đức, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản, Na Uy hay Anh Quốc, một liên minh 14
nước, được tập hợp từ năm 2022 trong khuôn khổ Đối tác An ninh Khoáng sản
(Minerals Security Partnership – MSP), đang cố gắng đuổi kịp sự chậm trễ và đa
dạng hóa chuỗi cung ứng thế giới về các loại khoáng sản quan trọng.
Hôm
thứ Hai, 23/09/2024, tại New York, liên minh này đã công bố một mạng lưới tài
trợ vào lúc những nước này đang nỗ lực tăng cường hợp tác quốc tế, và cam kết hỗ
trợ tài chính cho dự án khai thác nikel ở Tanzania, được công ty khai thác BHP
hậu thuẫn. Financial Times cho biết thêm, một thông cáo chung cũng sẽ được công
bố bên lề cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nêu rõ, mạng lưới này « sẽ
củng cố quan hệ hợp tác và thúc đẩy trao đổi thông tin cũng như việc đồng tài
trợ ».
Cuộc
họp của liên minh 14 nước ngày hôm qua, còn có đại diện các tập đoàn tài chính
lớn của Mỹ như Blackrock, Goldman Sachs, Citigroup hay các hãng khai thác
khoáng sản Anh-Mỹ-Úc như Rio Tinto, Anglo American. Tính đến hôm nay, liên minh
đối tác này đã tài trợ cho 10 dự án và hiện có khoảng 30 dự án khai thác khác
đang được xem xét.
Theo
giải thích của thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, Jose Fernandez, phụ trách Tăng trưởng
kinh tế, Năng lượng và Môi trường, người đứng đầu MSP, số dự án này nằm rải khắp
5 châu lục, liên quan đến nhiều lĩnh vực chiết xuất, tinh chế hay tái chế các
nguyên liệu thô từ cobalt cho đến germanium, than chì (graphite), đồng hay
lithium…
Những
nỗ lực này của phương Tây diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc lao vào một
cuộc chiến thương mại gay gắt. Washington áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với
linh kiện bán dẫn, và nhiều công nghệ tiên tiến. Để trả đũa, Bắc Kinh hạn chế
xuất khẩu một số khoáng sản, kể cả chất antimon, một thứ kim loại ít người biết
đến và được dùng trong việc sản xuất đạn xuyên áo giáp và kính nhìn ban đêm.
Hơn
nữa, Trung Quốc gần như giữ thế độc quyền khi kiểm soát đến 90% khả năng xử lý
đất hiếm của thế giới, hơn 50% sản lượng chế biến các chất cobalt, nikel và
lithium, được dùng để sản xuất bình điện cho xe ô tô điện. Bắc Kinh nắm giữ đến
hơn 80% chất gallium, magnésium hay vonfram cũng như là đã kiểm soát gần như
toàn bộ các mỏ khoáng sản ở Cộng hòa Dân chủ Congo, quốc gia sản xuất đến hơn
70% cobalt toàn cầu.
Theo
ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, để có thể đạt được mục tiêu trung hòa
khí CO2 vào năm 2050, thì từ đây đến năm 2040, thế giới sẽ phải khai thác gấp
sáu lần số khoáng sản hiện nay. Điều này biến những hạn chế về nguồn cung của
các nước phương Tây, những nước có ít hay không có nhà sản xuất thành những vấn
đề an ninh lớn.
Trước
thế thống trị của Trung Quốc trong việc kiểm soát các nguồn cung ứng khoáng sản
thiết yếu, phương Tây cho phát triển nhiều dự án theo mọi hướng. Từ việc tìm kiếm,
mở các mỏ khoáng sản, lập trung tâm chế biến trong nước, cho đến thực hiện các
dự án cho vay với các nước đối tác như Tanzania để khai thác nguyên liệu thô
quan trọng. Hay như mở rộng MSP thành « Diễn đàn MSP » kết nạp thêm
vào liên minh những nước sở hữu nhiều nguồn dự trữ khoáng sản quan trọng chẳng
hạn như Kazakhstan, Namibia… mở rộng nguồn cung ứng.
No comments:
Post a Comment