Hội nghị Trung ương
10: có gì đáng chú ý về nhân sự?
BBC News Tiếng Việt
18
tháng 9 2024, 17:25 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0r8g4dr451o
Như
BBC đã đưa tin, sáng nay 18/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã khai mạc
Hội nghị lần thứ 10 tại trụ sở Trung ương Đảng. Một trong những nội dung của hội
nghị là công tác nhân sự.
Đại
biểu dự hội nghị tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng do bão số 3
Hội
nghị Trung ương lần này diễn ra sớm hơn và ngắn hơn dự kiến, sẽ làm việc cả
ngoài giờ hành chính. Đây là cuộc họp đầu tiên do ông Tô Lâm chủ trì trên cương
vị tổng bí thư, thay cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đảng
Cộng sản Việt Nam tổ chức hội nghị
lần thứ 10 để thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc hai nhóm
vấn đề chiến lược, công tác chuẩn bị Đại hội 14 và một số việc cụ thể khác.
Theo
chương trình, ngày làm việc đầu tiên của hội nghị, Trung ương Đảng sẽ họp cả buổi
tối, thảo luận tổ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác
nhân sự.
Vào
ngày 26/8, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông báo: theo nghị quyết của
Trung ương Đảng, chức danh chủ tịch nước sẽ được Quốc hội bầu vào kỳ họp thứ 8
vào tháng 10.
Phát
biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ, Hội nghị diễn
ra vào thời điểm rất đặc biệt:
"Đồng
chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, nhà tư tưởng,
ngọn cờ lý luận của Đảng, đã vĩnh biệt chúng ta vào thời điểm toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân đang quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội
13 của Đảng," theo Báo Điện tử Chính phủ.
Tổng
Bí thư Tô Lâm nêu rõ Đại hội 14 (dự kiến diễn ra vào quý 1 năm 2026) là đại hội
đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, "kỷ nguyên vươn
mình" của dân tộc.
"Kỷ
nguyên vươn mình" là diễn ngôn mà ông Tô Lâm liên tục sử dụng trong các
phát biểu gần đây, chẳng hạn trong cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội
14 của Đảng vào ngày 13/8, Lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam diễn ra tối 29/8 và cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư vào
30/8.
VIDEO :
Ai sẽ thay ông Tô Lâm làm chủ tịch nước?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0r8g4dr451o
Công
tác Đại hội 14
Trọng
tâm của Hội nghị Trung ương 10 là công tác chuẩn bị Đại hội 14. Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Tô Lâm đã đề cập đến ba vấn đề: văn kiện, nhân sự, công tác xây dựng
Đảng và thi hành điều lệ Đảng.
Tiến
sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị từ Hà Nội, từng đánh giá với BBC rằng,
hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng là thảo luận, quyết định
đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng (gọi tắt là công tác văn kiện) và bầu ra
các cơ quan lãnh đạo của Đảng (gọi tắt là công tác nhân sự).
Kế
nhiệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm cũng trở thành trưởng tiểu ban
văn kiện và nhân sự - hai tiểu ban được đánh giá là quan trọng nhất.
Văn
kiện, các nghị quyết, chỉ thị của đảng, mang tính quyết định đường lối, nhiệm vụ
chính trị của đảng cộng sản và được xem là công cụ chính sách của chế độ đảng
toàn trị với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Sau
khi các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, chế độ toàn trị
đảng cộng sản không còn và tất nhiên công cụ điều hành này cũng bị xóa bỏ.
Đảng
Cộng sản Việt Nam, theo mô hình Trung Quốc, thực hiện đường lối đổi mới, lãnh đạo
nền kinh tế chuyển đổi sang thị trường, vẫn duy trì xây dựng các văn kiện cho
các kỳ đại hội.
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh một số vấn đề cho văn kiện, bao gồm báo
cáo chính trị, tổng kết 40 năm đổi mới và thảo luận về tính đột phá chiến lược
nhiệm kỳ 2026-2031, tập trung hoàn thiện quan hệ sản xuất.
Trên
thực tế, những văn kiện đại hội đảng trong nhiều năm qua không thực sự phản ánh
tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của người dân.
Tương
tự như người tiền nhiệm, ông Tô Lâm tiếp tục nhấn mạnh công tác nhân sự Đại hội
14 là "then chốt của then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc
thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào
kỷ nguyên mới, mà ông gọi là "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
Theo
ông Lâm, báo cáo tổng kết công tác nhân sự Trung ương Đảng khóa 13 và xây dựng
phương hướng nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14 là cơ sở cho việc
chuẩn bị nhân sự tham gia Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư, Ủy
ban Kiểm tra Trung ương khóa 14 và nhân sự lãnh đạo chủ chốt các cơ quan Đảng,
nhà nước nhiệm kỳ 2026-2031.
Danh
sách nhân sự thuộc về trách nhiệm của Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14, do Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng Tiểu ban. Ban này được xem là "cửa
soát vé quan trọng nhất" của Trung ương Đảng về vấn đề nhân sự trước mỗi kỳ
đại hội.
Theo
một chuyên gia, từ Đại hội 10, gần 99% lựa chọn của Tiểu ban Nhân sự là mang
tính quyết định. Theo đó, Tiểu ban Nhân sự sẽ lên một danh sách nhân sự gồm các
ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên Trung ương Đảng và các chức danh chủ
chốt của Đảng và Nhà nước cho khóa 14. Quyết định về nhân sự là quyết định tập
thể.
Thông
cáo của Văn phòng Trung ương Đảng nêu rõ buổi tối hôm nay 18/9, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa 13 và phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa 14.
Dự
đoán, Trung ương Đảng sẽ giới thiệu chức danh chủ tịch nước trước khi Quốc hội
khai mạc cuộc họp thường kỳ vào ngày 21/10. BBC đã có bài phân tích về nhân sự chủ tịch
nước.
Ban
Chấp hành Trung ương Đảng làm việc về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa 14
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì cuộc họp của Tiểu ban Nhân sự vào ngày
21/8, ông đã phát biểu rằng công tác nhân sự Đại hội Đảng "phải làm khẩn
trương, thận trọng, phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phải bảo đảm
duy trì vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Nhân sự được xem xét lựa chọn phải
là cán bộ có năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn, có uy tín trong dân, trong
Đảng".
Trên
thực tế, nhân sự được Đại hội 13 dù Đảng khẳng định đã chọn lọc kĩ lưỡng nhưng
lại có tổng cộng bảy ủy viên Bộ Chính trị phải rời sân khấu chính trị do mắc
khuyết điểm, sai phạm. Tổng cộng có tới 26 ủy viên Trung ương Đảng mất chức, thậm
chí nhiều người bị kỷ luật và vướng vào lao lý do liên quan đến các đại án.
Thực
trạng này đặt ra câu hỏi lớn về quy trình lựa chọn nhân sự “khép kín” của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Giáo
sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam cho rằng công tác nhân sự Đảng
yếu kém và ông Nguyễn Phú Trọng đã thất bại trong việc chọn người kế nhiệm do
tranh chấp giữa các phe phái.
Bộ
Chính trị hiện tại chỉ có ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính là những người có
thâm niên trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị trở lên, nhưng cả hai đều đã trên 65
tuổi và cần được xếp vào trường hợp đặc biệt, tức được miễn trừ tuổi nghỉ hưu bắt
buộc.
Các
ủy viên Bộ Chính trị khóa 13
Trong
một cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt vào ngày 12/8, Giáo sư Jonathan
London, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học người Mỹ chuyên về chính trị
Việt Nam, nói rằng ông không hạ thấp tầm quan trọng của vấn đề nhân sự nhưng điều
ông quan tâm hơn là giới lãnh đạo hiện tại làm thế nào để giải quyết những vấn
đề quan trọng của đất nước.
"Một
điều đã làm cho tôi lo lắng là Việt Nam mất tập trung vì có nhiều biến động
chính trị lẫn những tin đồn trôi nổi. Song, vấn đề tôi quan tâm nhất chính là
trong thời điểm cực kỳ quan trọng này, thời điểm có tính quyết định đối với
tương lai của Việt Nam để tăng tốc độ phát triển, thì sự lãnh đạo trong nước chỉ
được sử dụng để cạnh tranh quyền lực."
Ông
nhấn mạnh rằng, việc cạnh tranh quyền lực của lớp lãnh đạo qua nhiều năm sẽ chẳng
giúp ích được gì nhiều, "ngoài việc tạo cơ hội cho những người viết bài về
tin đồn".
·
Vì sao Đảng cần
cân bằng quyền lực giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng?9 tháng 9 năm 2024
·
Bộ trưởng Lương
Tam Quang vào Bộ Chính trị có đúng quy định?17 tháng 8 năm 2024
·
Công an và Quốc
phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?21 tháng 5 năm 2024
Mục
tiêu 2045
Phát
biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh cần tăng tốc
"về đích" thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng là
"mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân" trong năm
2025.
Nghị
quyết Đại hội 13 của Đảng vào năm 2021 đã đề ra những mục tiêu cần hoàn thành để
hướng tới những dấu mốc quan trọng vào các năm 2025, 2030 và 2045.
·
Đến
năm 2025, kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công
nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
·
Đến
năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Là nước đang phát
triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
·
Đến
năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Trở thành
nước phát triển, thu nhập cao.
Chính
trường Việt Nam đang trải qua nhiều bất ổn nhất từ
trước tới nay khi liên tục có những thay đổi về nhân sự cấp cao.
Bộ
Chính trị khóa 13 đã có đến bảy ủy viên mất chức so với đầu khóa, trong đó có
hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc hội, một thường trực Ban Bí thư và một phó
thủ tướng thường trực.
Việc
liên tục thay đổi các chức danh chủ chốt như chủ tịch nước có thể khiến các quyết
định chính sách và hành chính càng trễ nải, vì quan chức, cán bộ sợ trách nhiệm,
không dám ra quyết định ngày càng phổ biến.
Những
diễn biến khó lường này được cho là một dấu hiệu không khả quan đối với một quốc
gia thường tự hào về ổn định chính trị như Việt Nam. Chưa kể, những đại án
như test
kit Việt Á, chuyến bay giải
cứu và Vạn Thịnh Phát...
đã phơi bày những bất cập và nạn tham nhũng với quy mô ngày càng lớn.
Bảy
ủy viên Bộ Chính trị mất chức. Hàng trên từ trái qua: Phó Thủ tướng Phạm Bình
Minh, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Trần
Tuấn Anh. Hàng dưới: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng,
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng
Các
nguồn tin của Reuters cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô
Lâm sẽ lên đường đi Mỹ vào ngày 21/9 để tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
và gặp gỡ
các đại diện của các gã khổng lồ công nghệ Google, Meta.
Ổn
định chính trị là cực kỳ quan trọng đối với các tập đoàn đa quốc gia có hoạt động
sản xuất lớn tại Việt Nam, bao gồm cả Apple của Mỹ, tập đoàn có nhiều nhà cung
cấp từ Việt Nam.
Yếu
tố ổn định chính trị cũng tác động không nhỏ tới quyết định của những nhà đầu
tư nước ngoài (FDI). Việt Nam có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lũy kế
vượt qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Dù khu vực FDI đã phần nào được tách khỏi
chiến dịch chống tham nhũng, các nhà đầu tư vẫn phải chờ đợi tình hình để đưa
ra quyết định.
Các
nhà phân tích cho rằng sự ổn định chính trị mà Việt Nam tự hào, vốn nhờ vào sự
kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản, có vẻ đã bắt đầu lung lay.
Tiến
sĩ Huỳnh Thế Du, giảng viên Chính sách công tại Đại học Fulbright Việt Nam, viết
trên Facebook về lý do vì sao Việt Nam cần một xã hội cởi mở giữa làn sóng cáo
buộc trường Đại
học Fulbright là mầm mống "cách mạng màu".
Trong
bài viết, ông Du tính toán rằng, để có thể chạm ngưỡng thấp nhất của nước có
thu nhập cao (GDP bình quân đầu người 14.005 USD) vào năm 2045 thì tốc độ tăng
trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam phải là 5,65%, trong khi giai
đoạn 1986-2023 chỉ là 5% và 2001-2023 chỉ là 5,1%.
"Nếu
không tìm được con đường phát triển phù hợp thì mục tiêu trở thành nước có thu
nhập cao vào năm 2045 của Việt Nam cũng hết sức thách thức."
"Bẫy
thu nhập trung bình đang hiển hiện trước mắt. Giờ đây để lãnh đạo đất nước hiệu
quả, Đảng Cộng sản Việt Nam cần tạo dựng một xã hội cởi mở và bao trùm để tất cả
các tầng lớp nhân dân cùng suy nghĩ tìm ra con đường phát triển của đất nước và
thực thi một cách đúng đắn," ông viết.
--------------------
Tin
liên quan
·
Trung ương Đảng họp
hội nghị lần thứ 10, nội dung là gì?
17
tháng 9 năm 2024
·
Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Tô Lâm đi Mỹ: ‘Sẽ gặp Google và Meta vào tuần sau’
18
tháng 9 năm 2024
·
Tân đại sứ Trung Quốc
tại Việt Nam: 'kiên trì kiểm soát khác biệt'
14
tháng 9 năm 2024
No comments:
Post a Comment