Chính sách quốc phòng
‘4 Không’ có lợi gì cho Việt Nam?
Đặng Đình Mạnh
| Người Việt Online
September
16, 2024 : 2:56 PM
Ngày
13 Tháng Chín, 2024, ông Phan Văn Giang, đại tướng, bộ trưởng Quốc Phòng CSVN,
người vừa phó hội với đồng cấp Lloyd Austin tại Ngũ Giác Đài trong chuyến công
du Hoa Kỳ, đã dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự Diễn Đàn Hương Sơn được tổ chức
tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là một diễn đàn quốc phòng quốc tế tập
trung nhiều lãnh đạo Bộ Quốc Phòng, quân đội, chuyên gia, học giả đến từ nhiều
quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Bộ
Trưởng Quốc Phòng CSVN Phan Văn Giang phát biểu “chính sách quốc phòng 4 Không”
tại diễn đàn an ninh quốc tế Hương Sơn, Trung Quốc, ngày 13 Tháng Chín, 2024.
(Hình: QĐND)
Tại
diễn đàn, trong phần phát biểu của mình, ông Phan Văn Giang đã tái khẳng định
chính sách quốc phòng “4 Không” của Việt Nam và cho rằng điều đó bảo đảm sự
chân thành, thủy chung, trân trọng giữ gìn, phát triển quan hệ với các nước.
Căn
cứ vào Sách Trắng Quốc Phòng được chính quyền Việt Nam chính thức công bố vào
năm 2019, nội dung chính sách quốc phòng “4 Không” của Việt Nam bao gồm:
1. Không
cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác;
2. Không tham gia liên minh quân sự;
3. Không liên kết với nước này để chống nước kia; và
4. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế;
Do
từng được nhắc lại nhiều lần, khiến nhiều người đã tưởng nhầm chính sách quốc
phòng “4 Không” của Việt Nam là một chính sách nhất quán từ trước cho đến nay.
Điều này không đúng sự thật. Trong quá khứ, chế độ Cộng Sản Việt Nam đã từng
cho nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự tại Việt Nam, kể cả liên kết quân sự và
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
-Cho đặt
căn cứ quân sự: Ngay
sau khi tiến chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975, ba năm sau, năm 1978, chế độ
Cộng Sản Việt Nam cho Liên Xô, sau đó kế thừa là Cộng Hòa Liên Bang Nga thuê hải
cảng Cam Ranh làm căn cứ hải quân cho đến Tháng Năm, 2002.
-Liên kết
quân sự: Trong
cuộc nội chiến Việt Nam cho đến trước Tháng Tư, 1975, chế độ Cộng Sản Việt Nam
đã từng liên kết quân sự với hàng loạt quốc gia Cộng Sản khác để nhận viện trợ
quân sự, kể cả quân đội vào lãnh thổ trực tiếp tham chiến như: Liên Xô, Trung
Quốc, Bắc Hàn…
-Sử dụng
vũ lực trong quan hệ quốc tế: Tháng Mười Hai, 1978, chế độ Cộng Sản Việt Nam tổ chức
“phản kích tự vệ” đánh đổ chế độ Khơ Me Đỏ tại Cambodia. Điều này là hành vi tự
vệ hoàn toàn chính đáng. Sau đó, duy trì chiếm đóng quân sự bất hợp pháp tại
Cambodia suốt 10 năm sau đó (đến năm 1989).
Cho đến tận
năm 1998, chế độ Cộng Sản Việt Nam bắt đầu đề cặp đến chính sách quốc phòng “3
Không.” Năm 2019, khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng Việt Nam, họ đã bổ sung
thêm yếu tố thứ tư là “Không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong
quan hệ quốc tế,” để trở thành chính sách quốc phòng “4 Không” và duy trì cho đến
nay.
Dĩ
nhiên, chính sách quốc phòng “3 Không” hoặc “4 Không” sau này đã từng hứng chịu
rất nhiều sự chỉ trích, phê phán từ trong nước. Thật vậy, thực hiện chính sách
này chẳng khác nào là một sự tự cô lập quốc gia về phương diện quốc phòng. Vì lẽ,
trong trường hợp phải đối diện với một kẻ thù có tiềm lực quân sự mạnh mẽ và hiện
đại như Trung Quốc chẳng hạn, Việt Nam có thể tự mình đối phó hữu hiệu hay
không?
Nhất
là trong bối cảnh tiềm lực quân sự của Trung Cộng vào thời điểm này đã rất khác
biệt so với thời điểm năm 1979, khi họ tấn công vào sáu tỉnh biên giới phía Bắc
Việt Nam.
Về
tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc đối với Việt Nam thì không có gì phải nghi vấn
cả. Họ đã thường xuyên thể hiện tham vọng đó trong suốt chiều dài lịch sử hàng
nghìn năm của Việt Nam kể từ khi lập quốc cho đến gần đây.
Đến
nay, khi được chế độ Cộng Sản Việt Nam thường xuyên khẳng định chính sách quốc
phòng bốn không, điều đó đã rất làm yên lòng giới lãnh đạo bá quyền, đầy tham vọng
lãnh thổ của Trung Quốc.
Đó
cũng là lý do khiến cho Trung Quốc ngày càng quả quyết hơn trong những hành xử
mang tính cách lấn lướt, xem thường của họ, như: Bồi đắp, xây dựng, thiết lập
cơ sở quân sự, hành chính, du lịch… trên các đảo xâm chiếm của Việt Nam. Thường
xuyên đưa các tàu thăm dò địa chất, dầu khí, do thám tiến vào sát bờ biển Việt
Nam. Sử dụng máy bay do thám, tàu hải cảnh xâm phạm vào vùng trời, lãnh hải Việt
Nam. Tấn công, tịch thu hải sản, ngư cụ, kể cả đâm va vào thuyền của ngư dân Việt
Nam… Đổi lại, chế độ Cộng Sản giữ sự nín lặng, chịu đựng và phát cờ đỏ cho ngư
dân (?!).
Chưa
kể rằng, với chính sách quốc phòng “4 Không,” chế độ Cộng Sản cũng cắt đứt luôn
khả năng liên kết, liên minh quân sự với các quốc gia phương Tây hoặc với Hoa Kỳ.
Vì lẽ, lúc này, nhờ vị thế địa chính trị, Việt Nam mới là con bài quan trọng đối
với họ trong sách lược bao vây Trung Quốc. Nếu một mai khi họ thay đổi sách lược
quốc phòng, Việt Nam chỉ là con số không tròn trĩnh trong đánh giá của họ khi
không hề chia sẻ các giá trị văn minh như tự do, dân chủ và nhân quyền.
Bên
cạnh đó, một liên kết, liên minh quân sự với các quốc gia phương Tây hoặc với
Hoa Kỳ (nếu có), bản thân điều đó mới là một sự bảo đảm ngăn ngừa các hành vi
quá khích của Trung Cộng.
Cứ
nhìn tấm gương của các quốc gia quanh khu vực Biển Đông hoặc Thái Bình Dương
thì sẽ thấy rõ. Philippines, Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản, nếu không có các liên
kết, liên minh quân sự với Hoa Kỳ thì có lẽ họ đã sớm bị Trung Quốc thôn tính.
Ngay
cả với Đài Loan, cho dù Trung Quốc thường xuyên hăm he “thu hồi” Đài Loan về với
“mẫu quốc,” nhưng với sự hỗ trợ quân sự và cam kết của Hoa Kỳ, khiến Trung Quốc
vẫn phải chùn tay, giúp cho đảo quốc này vẫn giữ được sự độc lập của mình cho đến
nay.
Nhìn
trong phạm vi rộng hơn, cuộc chiến Ukraine-Nga cũng là một mô thức có thể tham
khảo vì sự tương đồng giữa Ukraine với hoàn cảnh Việt Nam, khi phải sống bên cạnh
một cường quốc lúc nào cũng thèm khát lãnh thổ của mình.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/VN-T-54-QPVN-0901124-1536x1157.jpg
Trang
bị của quân đội CSVN phần lớn là các loại võ khí cổ lỗ từ nửa thế kỷ trước như
những chiếc xe tăng T-54 này. (Hình: QPVN)
Năm
2022, khi Nga nổ sung tấn công qua biên giới phía Tây, nếu Ukraine giữ chính
sách quốc phòng “4 Không” tương tự như Việt Nam đang đeo đuổi, thì có lẽ Putin
đã sớm huênh hoang tổ chức duyệt binh chiến thắng tại thủ đô Kyiv ngay từ những
tuần lễ đầu phát động chiến tranh.
Lòng
ái quốc và quyết tâm của người Ukraine là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ. Chính sự
hỗ trợ vũ khí, đạn dược, khí cụ chiến tranh hiện đại của Hoa Kỳ và Châu Âu mới
giúp Ukraine giữ được lãnh thổ và từng bước giành chiến thắng cho đến nay.
Các
quốc gia Châu Âu như Phần Lan, Thụy Điển trước nay vẫn tự tin với tư cách trung
lập của mình trong cộng đồng quốc tế, nay đã phải thay đổi chính sách quốc
phòng để gia nhập Khối Liên Minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO. Thậm chí, quốc
gia trung lập nổi tiếng nhất là Thụy Sĩ cũng đã phải thay đổi, từng bước hợp
tác với NATO để tìm kiếm một sự bảo đảm an ninh từ bên ngoài.
Nếu
những quốc gia hùng cường, thịnh vượng đó mà vẫn phải tìm kiếm sự liên kết,
liên minh quân sự để bảo đảm an ninh cho mình, Việt Nam, một quốc gia chậm tiến,
nghèo nàn, giữ chính sách quốc phòng bốn không mà lại có thể hoang tưởng tự lực
giữ được an ninh cho chính mình chăng? Hay không phải đó chính là miếng mồi
ngon lành và dễ ăn cho những tham vọng lãnh thổ vô độ từ Trung Quốc?
Duy
trì một chính sách quốc phòng không hề có lợi ích gì cho Việt Nam, nhưng lại rất
có lợi ích cho Trung Quốc, quốc gia láng giềng luôn luôn thèm khát lãnh thổ Việt
Nam như đã từng thể hiện từ hàng nghìn năm qua. Rõ ràng, đó là một chính sách
quốc phòng phản động không hơn, không kém. [kn]
No comments:
Post a Comment