Tuesday, 17 September 2024

CÁCH "MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM" TRỢ GIÚP DÂN SAU BÃO YAGI và BÀI HỌC TỪ HỘI CHỮ THẬP ĐỎ (RFA)

 



Cách “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” trợ giúp dân sau bão Yagi và bài học từ  Hội Chữ Thập Đỏ

RFA
2024.09.17

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-the-vietnam-fatherland-front-helped-people-after-typhoon-yagi-and-lessons-from-canadian-red-cross-09172024135432.html

 

Bão Yagi, tràn vào miền Bắc Việt Nam ngày 6 tháng Chín 2024 và kết thúc hai ngày sau đó, đã gây ra thảm họa nhân đạo nơi bão đi qua. Công tác cứu trợ đã bắt đầu được thực hiện ngay sau bão. Theo một số chuyên gia, cơ cấu của thể chế có thể gây hại cho quá trình trợ giúp đồng bào gặp nạn và phục hồi sau thảm họa. 

 

 

Thu ngàn tỷ rồi ủy nhiệm chi

 

Tính đến ngày 14/9/2024, bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu bão đã khiến 352 người chết, mất tích. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về kinh tế, cơn bão đã gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng, khiến GDP năm 2024 của Việt Nam có thể thấp hơn 0,15% so với kịch bản trước đó.

 

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức liên minh các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam do Nhà nước kiểm soát, cho biết tính đến ngày 16/9/2024, họ đã nhận 1.236 tỷ đồng do người dân cả nước đóng góp để cứu trợ đồng bào bị nạn. Họ đã phân bổ tổng số tiền là 1.035 tỷ đồng xuống cho chính quyền các tỉnh. Tỉnh được nhận nhiều nhất là Lào Cai (180 tỷ đồng), những tỉnh thiệt hại ít hơn nhận ít hơn, như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Ninh nhận 5 tỷ đồng trong đợt một.

 

Trao đổi với RFA, Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ ở Na Ủy chia sẻ băn khoăn của ông khi nhìn cách Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chi tiền.

 

“Họ không chi trực tiếp mà ủy nhiệm chi. Họ chi cho các tỉnh, các tỉnh sẽ tự chi số tiền đó. Trong đợt 1, tỉnh cao nhất là được chi 30 tỷ, tỉnh thấp nhất được chi 5 tỷ. Không biết các tỉnh sẽ chi thế nào, chi cho ai. Chi cho hai mươi tỉnh thì vấn đề sẽ rất khó kiểm soát. Người trong hệ thống đều biết là mỗi cấp khi tiền chuyển xuống thì thường hao hụt cho nên đến khi xuống tận tay người dân thì còn rất là ít.

 

Cơ chế hiện nay là như vậy. Không có kiểm soát, không có bên đối lập kiểm soát nên hệ thống có thể tự chia với nhau. Thậm chí trong hệ thống có một ba-rem sẵn, một cái mức sẵn, khi chia xuống thì người nhận nhiệm vụ chia sẽ được bao nhiêu phần trăm. Người ngoài không biết nhưng bên trong hệ thống có một định mức như vậy.”

 

Theo TS. Nguyễn Huy Vũ, người dân gửi tiền giúp đỡ đồng bào cho Mặt trận Tổ quốc là vì tin tưởng tổ chức này sẽ giúp dân. Nhưng  làm như vậy, họ đưa trách nhiệm xuống các tỉnh. Người dân đóng góp không thể biết chính xác khoản đóng góp của mình sẽ được các tỉnh chi như thế nào vì có quá nhiều tỉnh. Ngoài ra, nếu người dân các tỉnh nêu vấn đề chi tiêu ở tỉnh mình thì có thể bị bắt bớ vì nói xấu chính quyền. 

 

 

Cần có giám sát để chi đúng

 

Thực tế, sau một số thảm họa, khi người dân đóng góp tiền cho Mặt trận Tổ quốc và các quỹ hỗ trợ nạn nhân thì số tiền này không được chi đúng và chi đủ. Ví dụ Quỹ Vaccine Covid còn dư hơn ba ngàn tỷ gửi ngân hàng. Chính phủ cho đến nay chưa công bố sẽ chi dùng số tiền này như thế nào. Chưa kể trong là đại dịch Covid thì người ta chi tiền từ Quỹ Vaccine cho nghiên cứu vaccine thay vì mua. Ngoài ra, sau vụ cháy chung cư Thanh Xuân ở Hà Nội khiến 56 người chết năm 2023, Mặt trận Tổ quốc nhận từ đồng bào đóng góp giúp đỡ nạn nhân là hơn 110 tỷ, nhưng chỉ chi ra chỉ hơn 6 tỷ. Số còn lại nằm trong tài khoản Mặt trận Tổ quốc thì không ai biết sẽ chi cho ai, như thế nào. Vậy làm thế nào để các khoản đóng góp của người dân giúp đỡ đồng bào hoạn nạn được chi một cách đúng đắn, kịp thời? Trao đổi với RFA về vấn đề này, TS Nguyễn Huy Vũ nói: 

 

“Trong thể chế Việt Nam hiện nay, chuyện thạm nhũng trở nên quá nhiều, quá phổ biến. Bây giờ muốn khắc phục thì phải có một sự độc lập nào đó để giám sát. Trước hết, chúng ta cần có báo chí độc lập. Báo chí có độc lập thì nó mới nói lên được những khuất tất trong chi tiêu tiền bạc. Ít nhất, trong cơ chế toàn trị hiện nay thì vẫn cần để cho báo chí có một sự độc lập nào đó để họ có thể lên tiếng được.

 

Ngoài ra, về lâu về dài, đối với chuyện tham nhũng thì cần có đối lập giám sát để lên tiếng, áp lực để chính quyền phải chi tiêu minh bạch. Việc chi cần được thông tin cho mọi người biết.”

 

Ngoài ra, theo TS. Nguyễn Huy Vũ, vấn đề quan trọng khác là cần có tản quyền. Người dân đóng góp cho Mặt trận Tổ quốc. Mặt trận thương thảo với các tỉnh để chuyển tiền cho họ. Tiến sỹ Vũ chỉ ra là quá trình chuyển tiền như vậy rất dễ dẫn đến tham nhũng và cách ngăn ngừa là tản quyền. Chính quyền địa phương nào cần hỗ trợ có thể công bố trên website của họ để người dân đóng góp trực tiếp. Đồng thời chính quyền các tỉnh phải công khai minh bạch việc chi tiêu. Theo TS. Vũ, cơ chế tản quyền sẽ giúp chính quyền trung ương rất nhiều. Nếu tất cả các tỉnh đều làm hồ sơ xin trung ương hỗ trợ thì rất khó giải quyết cùng lúc. Còn nếu họ được tự làm còn trung ương chỉ hỗ trợ những tỉnh không được trợ giúp đủ thì hiệu quả hơn rất nhiều.

 

 

Kinh nghiệm Canada

 

Một vấn đề khác là sau những thảm họa như bão Yagi, cơ sở hạ tầng ở địa phương và những phương tiện sống cơ bản của người dân bị tàn phá. Ước tính của Chính phủ Việt Nam là cơn bão đã gây thiệt hại khoảng 40 ngàn tỷ (tương đương 1,7 tỷ USD). Do đó, việc chi cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị nạn quan trọng bao nhiêu thì việc chi tái thiết cuộc sống của đồng bào trong tương lai cũng quan trọng bấy nhiêu. Cơ sở hạ tầng là vấn đề vượt ra ngoài biên giới các tỉnh mà có quy mô cấp vùng hoặc quốc gia. Việc chi cho tái thiết đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều địa phương do trung ương điều phối. Câu hỏi đặt ra là Mặt trận Tổ quốc đã chuyển các khoản đóng góp lên hơn hơn một ngàn tỷ của người dân cho chính quyền các tỉnh. Vậy việc chi cho tái thiết sẽ được tiến hành ra sao?

 

Từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh, giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Ottawa, chia sẻ về kinh nghiệm của Hội Chữ Thập Đỏ Canada trong việc chi tiêu những khoản đóng góp khắc phục thảm họa cháy rừng Fort McMurray năm 2016.

 

Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết trong trận cháy rừng Fort McMurray năm 2016, Hội Chữ Thập Đỏ Canada đã huy động được hơn 325 triệu đô la từ các cá nhân, doanh nghiệp và các khoản đóng góp đối ứng từ chính phủ. Tổ chức này quản lý cả “quỹ hạn chế” (được dành riêng cho các thảm họa hoặc khu vực cụ thể)  và “quỹ không hạn chế” (các khoản quyên góp linh hoạt có thể được phân bổ đến những nơi cần thiết nhất.)

 

Do đó, Hội Chữ Thập Đỏ Canada tuân theo một quy trình phân bổ quỹ có cơ sở, tập trung vào cả cứu trợ ngay lập tức (như phân bổ cho các nhu cầu cấp bách như nơi trú ẩn khẩn cấp, thực phẩm, nước uống, chăm sóc y tế và hỗ trợ tinh thần), và phục hồi dài hạn (xây dựng lại nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phục hồi cộng đồng và chương trình hỗ trợ tâm lý, đảm bảo rằng các cộng đồng có thể phục hồi một cách bền vững.)

 

“Trong quá trình thực hiện, Hội Chữ Thập Đỏ Canada đã ưu tiên sự minh bạch trong quản lý tài chính, thường xuyên công bố các báo cáo cho người quyên góp chi tiết về cách sử dụng các khoản đóng góp. Tổ chức này cũng trải qua các cuộc kiểm toán nội bộ và bên ngoài để đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được quản lý đúng cách và phù hợp với kỳ vọng của người quyên góp. Ngoài ra, Hội Chữ Thập Đỏ Canada hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính phủ ở tất cả các cấp, bao gồm chính quyền liên bang, tỉnh bang và địa phương, để phối hợp cứu trợ thiên tai và quản lý quỹ.”

 

Tuy vậy, Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết trong quá trình cứu trợ, Hội Chữ Thập Đỏ Canada cũng gặp nhiều chỉ trích. Thứ nhất, nhiều nạn nhân và quan chức địa phương đã bày tỏ lo ngại về tốc độ phân phối quỹ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của phản ứng cháy rừng. Thứ hai là quan ngại về số tiền được chi tiêu cho chi phí hành chính, mặc dù Hội Chữ Thập Đỏ Canada cho biết chỉ một phần nhỏ của các quỹ, khoảng 5-10%, được sử dụng cho các mục đích hành chính. Cuối cùng, mặc dù Hội Chữ Thập Đỏ Canada thường xuyên công bố các báo cáo về cách sử dụng quỹ, vẫn có những lời phàn nàn rằng tổ chức này không cung cấp đủ cập nhật theo “thời gian thực” về việc tiền đang được sử dụng ở đâu và như thế nào.

 

Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết:

 

“Để đáp lại những chỉ trích trong cuộc cứu trợ cháy rừng Fort McMurray, Hội Chữ Thập Đỏ Canada đã triển khai một số cải cách và biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao quản lý quỹ, tính minh bạch, và hiệu quả.

 

Hội bắt đầu công bố các báo cáo chi tiết hơn và cập nhật trực tuyến về cách các quỹ được sử dụng, chia thành các danh mục cụ thể như hỗ trợ khẩn cấp, xây dựng nhà ở và hỗ trợ cộng đồng. Điều này giúp đảm bảo rằng những người quyên góp có thể theo dõi đóng góp của họ và thấy rõ tác động của sự hỗ trợ.

 

Để giải quyết mối lo ngại về sự chậm trễ trong việc phân phối quỹ, Hội Chữ Thập Đỏ Canada đã triển khai “Quỹ Dự Phòng” để sẵn sàng ngay lập tức cho các nhu cầu khẩn cấp, nhằm đảm bảo rằng tiền sẽ được sử dụng ngay khi xảy ra thảm họa mà không phải chờ quá trình hành chính.”

 

Theo Luật sư Vũ Đức Khanh,  Hội Chữ Thập Đỏ Canada cũng cải cách để đảm bảo rằng chỉ một phần nhỏ của quỹ quyên góp được sử dụng cho chi phí vận hành. Cuối cùng, họ tăng cường quy trình kiểm toán độc lập để đảm bảo sự giám sát bên ngoài đối với cách quản lý các khoản quỹ. Những biện pháp này giúp tổ chức có thể phản ứng tốt hơn trong các tình huống khẩn cấp và mang lại sự hỗ trợ cần thiết cho những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.Tính đến ngày 14/9/2024, bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu bão đã khiến 352 người chết, mất tích. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về kinh tế, cơn bão đã gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng, khiến GDP năm 2024 của Việt Nam có thể thấp hơn 0,15% so với kịch bản trước đó.

 

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức liên minh các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam do Nhà nước kiểm soát, cho biết tính đến ngày 16/9/2024, họ đã nhận 1.236 tỷ đồng do người dân cả nước đóng góp để cứu trợ đồng bào bị nạn. Họ đã phân bổ tổng số tiền là 1.035 tỷ đồng xuống cho chính quyền các tỉnh. Tỉnh được nhận nhiều nhất là Lào Cai (180 tỷ đồng), những tỉnh thiệt hại ít hơn nhận ít hơn, như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Ninh nhận 5 tỷ đồng trong đợt một. 

 

Trao đổi với RFA, Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ ở Na Ủy chia sẻ băn khoăn của ông khi nhìn cách Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chi tiền. 

 

“Họ không chi trực tiếp mà ủy nhiệm chi. Họ chi cho các tỉnh, các tỉnh sẽ tự chi số tiền đó. Trong đợt 1, tỉnh cao nhất là được chi 30 tỷ, tỉnh thấp nhất được chi 5 tỷ. Không biết các tỉnh sẽ chi thế nào, chi cho ai. Chi cho hai mươi tỉnh thì vấn đề sẽ rất khó kiểm soát. Người trong hệ thống đều biết là mỗi cấp khi tiền chuyển xuống thì thường hao hụt cho nên đến khi xuống tận tay người dân thì còn rất là ít. 

Cơ chế hiện nay là như vậy. Không có kiểm soát, không có bên đối lập kiểm soát nên hệ thống có thể tự chia với nhau. Thậm chí trong hệ thống có một ba-rem sẵn, một cái mức sẵn, khi chia xuống thì người nhận nhiệm vụ chia sẽ được bao nhiêu phần trăm. Người ngoài không biết nhưng bên trong hệ thống có một định mức như vậy.”

 

Theo TS. Nguyễn Huy Vũ, người dân gửi tiền giúp đỡ đồng bào cho Mặt trận Tổ quốc là vì tin tưởng tổ chức này sẽ giúp dân. Nhưng  làm như vậy, họ đưa trách nhiệm xuống các tỉnh. Người dân đóng góp không thể biết chính xác khoản đóng góp của mình sẽ được các tỉnh chi như thế nào vì có quá nhiều tỉnh. Ngoài ra, nếu người dân các tỉnh nêu vấn đề chi tiêu ở tỉnh mình thì có thể bị bắt bớ vì nói xấu chính quyền.  

 

 

Cần có giám sát để chi đúng 

 

Thực tế, sau một số thảm họa, khi người dân đóng góp tiền cho Mặt trận Tổ quốc và các quỹ hỗ trợ nạn nhân thì số tiền này không được chi đúng và chi đủ. Ví dụ Quỹ Vaccine Covid còn dư hơn ba ngàn tỷ gửi ngân hàng. Chính phủ cho đến nay chưa công bố sẽ chi dùng số tiền này như thế nào. Chưa kể trong là đại dịch Covid thì người ta chi tiền từ Quỹ Vaccine cho nghiên cứu vaccine thay vì mua. Ngoài ra, sau vụ cháy chung cư Thanh Xuân ở Hà Nội khiến 56 người chết năm 2023, Mặt trận Tổ quốc nhận từ đồng bào đóng góp giúp đỡ nạn nhân là hơn 110 tỷ, nhưng chỉ chi ra chỉ hơn 6 tỷ. Số còn lại nằm trong tài khoản Mặt trận Tổ quốc thì không ai biết sẽ chi cho ai, như thế nào. Vậy làm thế nào để các khoản đóng góp của người dân giúp đỡ đồng bào hoạn nạn được chi một cách đúng đắn, kịp thời?

 

Trao đổi với RFA về vấn đề này, TS Nguyễn Huy Vũ nói:  

 

“Trong thể chế Việt Nam hiện nay, chuyện thạm nhũng trở nên quá nhiều, quá phổ biến. Bây giờ muốn khắc phục thì phải có một sự độc lập nào đó để giám sát. Trước hết, chúng ta cần có báo chí độc lập. Báo chí có độc lập thì nó mới nói lên được những khuất tất trong chi tiêu tiền bạc. Ít nhất, trong cơ chế toàn trị hiện nay thì vẫn cần để cho báo chí có một sự độc lập nào đó để họ có thể lên tiếng được. 

Ngoài ra, về lâu về dài, đối với chuyện tham nhũng thì cần có đối lập giám sát để lên tiếng, áp lực để chính quyền phải chi tiêu minh bạch. Việc chi cần được thông tin cho mọi người biết.” 

 

Ngoài ra, theo TS. Nguyễn Huy Vũ, vấn đề quan trọng khác là cần có tản quyền. Người dân đóng góp cho Mặt trận Tổ quốc. Mặt trận thương thảo với các tỉnh để chuyển tiền cho họ. Tiến sỹ Vũ chỉ ra là quá trình chuyển tiền như vậy rất dễ dẫn đến tham nhũng và cách ngăn ngừa là tản quyền. Chính quyền địa phương nào cần hỗ trợ có thể công bố trên website của họ để người dân đóng góp trực tiếp. Đồng thời chính quyền các tỉnh phải công khai minh bạch việc chi tiêu. Theo TS. Vũ, cơ chế tản quyền sẽ giúp chính quyền trung ương rất nhiều. Nếu tất cả các tỉnh đều làm hồ sơ xin trung ương hỗ trợ thì rất khó giải quyết cùng lúc. Còn nếu họ được tự làm còn trung ương chỉ hỗ trợ những tỉnh không được trợ giúp đủ thì hiệu quả hơn rất nhiều.

 

-------------------

Tin, bài liên quan

Thời Sự

 

·        Bão Yagi gây lũ bất thường, người dân thiếu áo phao khi lên thuyền cứu hộ

·        Khắc phục hậu quả bão Yagi, phép thử đối với TBT Tô Lâm

·        Bão Yagi: Tràn ngập lời kêu cứu trên mạng từ người dân mắc kẹt trong lũ

 

 

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats