Tập đoàn Nhật Bản và
Hàn Quốc ký ghi nhớ thực hiện dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
RFA
2024.07.02
Tập
đoàn Marubeni của Nhật Bản và Công ty Doosan Vina của Hàn Quốc vào ngày 29/6 đã
ký biên bản ghi nhớ để phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam. Sau lễ ký biên
bản ghi nhớ, hai bên sẽ thực hiện nghiên cứu khả thi cho hợp tác này.
Ông
Kim Hyo Tae (ngồi bên phải) - Tổng giám đốc của Doosan Vina, và ông Yudai Kato
(ngồi bên trái) - Chủ tịch và Tổng giám đốc của Marubeni Asian Power Vietnam ký
Bản ghi nhớ ở Quảng Ngãi hôm 29/6/2024 (Tạp
chí Năng Lượng Việt Nam)
Truyền
thông Nhà nước dẫn lời ông Seiji Kawamura, Giám đốc kinh doanh thị trường điện
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Tập đoàn Marubeni, cho biết năng lượng gió
ngoài khơi sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược của Marubeni. Với
thâm niên 50 năm trong ngành điện tại Việt Nam, Marubeni mong muốn đóng góp cho
nền kinh tế Việt Nam và chính sách của Chính phủ.
Doosan
Vina là chủ của một khu công nghiệp rộng 100 ha ở Khu Kinh tế Dung Quốc thuộc tỉnh
Quảng Ngãi. Công ty này có kế hoạch sản xuất móng đơn của Tuabin gió và các bộ
phận khác cho các trang trại điện gió ngoài khơi tại khu phức hợp công nghiệp
này.
Hiện
các sản phẩm chủ lực của Doosan Vina là mô-đun, cẩu trục cảng biển, kết cấu
thép, thiết bị xử lý nhiên liệu thô, lò hơi nhà máy điện, thiết bị khử muối nước
biển và các sản phẩm năng lượng xanh.
Theo
báo Nhà nước, Doosan và Marubeni là đối tác chiến lược trong lĩnh vực kinh
doanh điện tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hai công ty đã xây dựng thành
công dự án điện BOT Nghi Sơn 2 tại tỉnh Thanh Hóa, trong đó Marubeni là thành
viên Liên danh Chủ đầu tư còn Doosan là Tổng thầu EPC.
Việt
Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là có tiềm năng lớn về điện gió ngoài khơi
với công suất ước tính là 475 gigawatts. Tuy nhiên, cho đến lúc này vẫn chưa có
một nhà máy điện gió nào được xây dựng mặc dù Chính phủ đặt ra mục tiêu có được
6 GW điện gió cho đến năm 2030 theo Quy hoạch Điện 8.
Hồi
tháng 6 năm ngoái, người khổng lồ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Đan Mạch
là Ørsted đã tuyên bố rời khỏi thị trường điện gió ở Việt Nam sau khi đã ký thỏa
thuận hợp tác với T&T, một tập đoàn lớn của Việt Nam, vào năm 2021 để đầu
tư phát triển một dự án điện gió ngoài khơi đạt công suất 21GW vào năm 2030.
Nguyên
nhân được Ørsted đưa ra là Việt Nam thiếu các chính sách chủ chốt liên quan đến
việc thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi. Tuyên bố rời khỏi thị trường Việt
Nam của công ty Đan Mạch cho biết: “Đạo đức kinh doanh của chúng tôi đã gặp trở
ngại”.
-----------------------
Tin,
bài liên quan
TIN
VIỆT NAM
Việt
Nam cần chính sách rõ ràng để đảm bảo tương lai của điện gió ngoài khơi
No comments:
Post a Comment