Cáp ngầm: Mặt trận ít được chú ý trong ‘Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung’
Kentaro Takeda và Masaharu Ban
| Nikkei
Asia
Nguyễn
Thị Kim Phụng, biên dịch
Căng
thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu ảnh hưởng đến
dòng chảy dữ liệu toàn cầu, khi số lượng cáp ngầm mới nối Trung Quốc với phần
còn lại của thế giới dự kiến sẽ giảm mạnh.
Sẽ
không có dự án cáp ngầm mới nào kết nối đến Trung Quốc sau năm 2025 khi trọng
tâm chuyển sang Đông Nam Á.
Từng
được quảng cáo là trung tâm tương lai của các mạng cáp ngầm dưới biển, vốn hình
thành các huyết mạch liên lạc quốc tế quan trọng, Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ lắp
đặt ba tuyến cáp sau năm nay – ít hơn một nửa số lượng cáp được lên kế hoạch
cho Singapore. Việc thiếu các dự án cáp ngầm cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến
việc xây dựng các trung tâm dữ liệu trong nước.
Cáp
ngầm chính là xương sống của mạng Internet, vận chuyển 99% lưu lượng dữ liệu của
thế giới. Theo công ty nghiên cứu thị trường TeleGeography của Mỹ, khoảng
140.000 km cáp ngầm sẽ được hoàn thành trong năm nay, gấp ba lần so với 5 năm
trước. Sự gia tăng này phản ánh nhu cầu ngày càng tăng đối với lưu lượng dữ liệu,
được thúc đẩy bởi sự phổ biến của dịch vụ phát video và đám mây.
Ngày
10/04 vừa qua, Google đã công bố một dự án trị giá 1 tỷ USD nhằm xây dựng hai
tuyến cáp ngầm nối Nhật Bản, Guam, và Hawaii. Thông báo này được đưa ra vào
đúng thời điểm Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp
nhau ở Washington. Hai nhà lãnh đạo cho biết trong một tuyên bố chung rằng họ
hoan nghênh khoản đầu tư "để cải thiện cơ sở hạ tầng truyền thông kỹ thuật
số giữa Mỹ, Nhật Bản, và các đảo quốc Thái Bình Dương".
Giám
đốc nghiên cứu của TeleGeography, Alan Mauldin, nhận định rằng đằng sau sáng kiến
công-tư có vẻ được phối hợp chặt chẽ này là "cuộc chiến tranh lạnh dưới biển"
giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trung
Quốc đã nổi lên như một siêu cường kinh tế, cạnh tranh với Mỹ và đang tiêu thụ
một lượng lớn dữ liệu. Hiện có 15 tuyến cáp ngầm dài hơn 1.000 km, tất cả đều
được đưa vào sử dụng từ năm 1994, nối Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.
China Mobile và các công ty nhà nước khác đã dẫn đầu nhiều dự án cáp xuyên Thái
Bình Dương và những nơi khác, đôi khi còn là đồng tài trợ với các công ty Mỹ.
Nhưng
tình thế đã bắt đầu thay đổi vào khoảng năm 2020, khi Mỹ, lúc đó do Tổng thống
Donald Trump lãnh đạo, quyết định áp dụng sáng kiến Mạng Sạch (Clean Network)
nhằm loại các doanh nghiệp Trung Quốc khỏi các dự án cơ sở hạ tầng viễn thông.
Kể từ đó, Mỹ đã giữ lập trường cứng rắn chống lại Bắc Kinh với lý do cần phải đảm
bảo an ninh dữ liệu.
Năm
2020, Bộ Tư pháp Mỹ kêu gọi Google và Meta xem xét lại kế hoạch lắp đặt tuyến
cáp ngầm dài 13.000 km giữa Los Angeles và Hong Kong. Khi đó, dự án đã ở giai
đoạn cuối, nhưng hai gã khổng lồ công nghệ đã nhanh chóng quyết định loại trừ
Trung Quốc, chuyển hướng sang Đài Loan và Philippines. Một dự án cáp ngầm dưới
biển do Ngân hàng Thế giới dẫn đầu dành cho các đảo quốc Nam Thái Bình Dương
cũng đã loại trừ các doanh nghiệp Trung Quốc, theo đó phù hợp với chính sách của
Mỹ.
Sự
hiện diện của Trung Quốc trong các mạng cáp ngầm dưới biển đang biến mất nhanh
chóng. Ba tuyến cáp quốc tế kết nối Hong Kong dự kiến sẽ hoàn thành vào năm
2025, nhưng sau đó Trung Quốc không còn dự án cáp nào được lên kế hoạch.
Số
lượng cáp ngầm dài hơn 1000 km. Nguồn : TeleGeography.
Cầu
về lưu lượng dữ liệu giữa Mỹ và châu Á nhìn chung vẫn rất mạnh. Sau năm 2024,
người ta đã lên kế hoạch lắp đặt 4 tuyến cáp tới Nhật Bản và 7 tuyến cáp tới
Singapore. Ngoài ra, 9 tuyến cáp khác sẽ được lắp đặt tới Guam, nằm giữa lục địa
Mỹ và Đông Nam Á.
Các
công ty Mỹ hiện đóng vai trò quan trọng trong việc lắp đặt các tuyến cáp không
đi qua Trung Quốc. Một quan chức của một công ty quản lý cáp tiết lộ "Những
nỗ lực này được dẫn dắt bởi các công ty như Google".
Từ
năm 2021 đến năm 2025, các gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã tham gia vào các dự án lắp
đặt cáp ngầm quốc tế với tổng chiều dài 220.000 km, chiếm 48% tổng số dự án mới
trên toàn cầu, tăng 15 điểm phần trăm so với giai đoạn 2015-2020.
Sự
hiện diện của cáp ngầm cũng ảnh hưởng đến vị trí đặt trung tâm dữ liệu. Công ty
dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield của Mỹ dự báo Trung Quốc sẽ chiếm
7% doanh thu toàn cầu về trung tâm dữ liệu vào năm 2028, giảm từ mức 9% vào năm
2023. Trong cùng kỳ, doanh thu của Mỹ dự kiến sẽ giảm xuống còn 38%, từ mức
49%, trong khi Đông Nam Á có thể sẽ chứng kiến tỷ lệ này tăng từ 9% lên 11% nhờ
các dự án cáp liên tiếp.
Cáp
ngầm và trung tâm dữ liệu là hai trụ cột của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số giúp lưu
chuyển lượng lớn dữ liệu. Sự hiện diện của chúng có thể quyết định sức mạnh và ảnh
hưởng của các nước sở tại, cũng như các doanh nghiệp hoạt động tại đó.
---------------
Nguồn: Kentaro Takeda và Masaharu Ban, “More
subsea cables bypass China as Sino-U.S. tensions grow,” Nikkei
Asia, 11/05/2024
No comments:
Post a Comment