Tập
Cận Bình thăm Pháp : Không dễ gì dung hòa lợi ích giữa Paris với Bắc Kinh
Anh
Vũ -
RFI
Đăng ngày: 06/05/2024 - 15:35
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20240506-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-th%C4%83m-ph%C3%A1p-kh%C3%B4ng-d%E1%BB%85-g%C3%AC-dung-h%C3%B2a-l%E1%BB%A3i-%C3%ADch-gi%E1%BB%AFa-paris-v%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%AFc-kinh
Trải thảm đỏ đón chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm
Paris hai ngày 06 và 07/05/2024, chính quyền tổng thống Emmanuel Macron đặt mục
tiêu thuyết phục Bắc Kinh kiềm chế ủng hộ Nga, điều chỉnh quan hệ thương
mại hai nước « có đi có lại ». Giới quan sát nhận thấy Paris
chuẩn bị cho một cuộc hòa giải khó khăn về lợi ích với Bắc Kinh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) tiếp chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình tại điện Elysée, Paris, Pháp, ngày 06/05/2024. REUTERS -
Gonzalo Fuentes
Chọn
nước Pháp là chặng đầu tiên cho chuyến công du châu Âu, trong dịp kỷ niệm 60
thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình chắc
chắn hiểu rằng các cuộc tiếp xúc với người đồng cấp Emmanuel Macron sẽ không chỉ
dừng lại ở các nghi lễ tiếp tân thân tình đáp lại cuộc đón tiếp tổng thống Pháp
thăm chính thức Trung Quốc hồi tháng 04/2023.
Chuyến
công du của chủ tịch Trung Quốc diễn ra trong bầu không khí u ám của cuộc chiến
tranh Ukraina và trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Liên
Hiệp Châu Âu, hơn bao giờ hết đều đang cần có « ổn định » vì « phồn
thịnh » của cả hai bên.
Những
hồ sơ gai góc trong quan hệ giữa hai nước vẫn còn nhiều và có xu hướng tích tụ
thêm bất đồng, khiến lãnh đạo hai nước sẽ phải cố gắng vượt qua để có thể dung
hòa lợi ích.
Về
chiến tranh Nga - Ukraina, phủ tống thống Pháp đã tóm gọn mục đích là « khích
lệ Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng với Matxcơva để thay đổi tính toán của Nga và có
thể góp phần giải quyết xung đột ». Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình
cũng là cơ hội để thuyết phục Trung Quốc ngừng hỗ trợ quân sự cho Nga.
Những
mục tiêu của Paris cũng không khác gì nhiều với chuyến thăm Bắc Kinh của tổng
thống Macron một năm trước. Là một trong những nước hậu thuẫn chủ chốt cho
Ukraina, Pháp hy vọng có được những thay đổi từ Bắc Kinh để tích cực tham gia
giải quyết hồ sơ chiến tranh tại Ukraina.
Có
điều Bắc Kinh từ đầu cuộc xung đột này luôn khẳng định vai trò trung lập. Trong
tháng 5 này, trở về từ chuyến công du châu Âu, ông Tập Cận Bình sẽ chuẩn bị tiếp
tổng thống Putin tại Bắc Kinh.
Có
thể nhận thấy dễ dàng các biến động trên thế giới, từ đại dịch Covid-19 đến chiến
tranh Nga - Ukraina và thêm vào đó là xung đột ở Gaza, đã làm hố ngăn
cách giữa Trung Quốc với phương Tây trở nên rộng lớn đến mức khó mà có thể
biết được Paris sẽ tiếp cận như thế nào để tác động đến các nhà lãnh đạo Trung
Quốc. Theo chuyên gia Marc Julienne, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI),
phương Tây, trong đó có Pháp, « thiếu hiểu biết về lợi ích chiến
lược của Bắc Kinh: Trung Quốc, từ đầu cuộc chiến tranh (tại Ukraina) làm tất cả
có thể để đứng ngoài xung đột. Trung Quốc không muốn can dự theo hướng của các
nước châu Âu, cũng như theo hướng hỗ trợ quân sự cho Nga ».
Giờ
đây, mọi người đều hiểu ẩn sau lập trường « trung lập », Trung
Quốc thực sự đã chọn phe của Nga. Họ không quan tâm đến việc ngăn chặn cuộc chiến
ở Ukraina. Họ nhìn thấy cuộc đọ sức giữa phương Tây và Nga có thể phục vụ mục
tiêu xây dựng lại trật tự thế giới và từ đó được hưởng lợi về mặt chính trị và
kinh tế. Do đó, Emmanuel Macron sẽ khó có thể đặt nước Pháp vào thế « cân
bằng » với Trung Quốc để có thể tác động.
Tranh
chấp thương mại cũng là một trọng tâm của các cuộc thảo luận. Như một năm trước
tại Trung Quốc, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen hôm nay tham gia
cuộc họp ba bên vào tại Paris. Cách đây ít hôm, ngày 02/05, trong một bữa ăn tối
không chính thức tại Paris, tổng thống Pháp và thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thống
nhất quan điểm đặt mục tiêu « đạt được những điều kiện cạnh tranh
cân bằng hơn » cho các doanh nghiệp của mình trong quan hệ làm ăn
với Trung Quốc.
Trước
chuyến thăm Pháp, trong một bài viết đăng trên nhật báo Pháp Le Figaro, chủ
tịch Trung Quốc hứa sẽ mở cửa thị trường Trung Quốc cho các công ty phương Tây,
bảo đảm rằng ông hiểu rõ những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Ukraina đối với
các nước châu Âu và khẳng định luôn tôn trọng và mong muốn chung sống hòa bình
giữa các quốc gia. Câu chữ thì đơn giản, nhưng xem ra dung hòa thông điệp của
lãnh đạo Trung Quốc với lợi ích của Pháp không dễ dàng chút nào.
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÁP
- TRUNG QUỐC - CHÂU ÂU
Lãnh
đạo Trung Quốc, Pháp và Châu Âu họp tại điện Elysée
PHÁP
- TRUNG QUỐC
Tập
Cận Bình: Hợp tác với Pháp và quốc tế để giải quyết « khủng khoảng » Ukraina
LIÊN
ÂU - TRUNG QUỐC
Liên
Âu : Thách thức về lập mặt trận thống nhất bảo vệ lợi ích chiến lược trước
Trung Quố
No comments:
Post a Comment