Sư
Minh Tuệ Có Phải Tu Sĩ Phật Giáo Hay Không?
An Tường Anh (Võ Đào Phương Trâm)
THƯ
VIỆN HOA SEN
18/05/20245:01
https://thuvienhoasen.org/a41166/su-minh-tue-co-phai-tu-si-phat-giao-hay-khong-
Vào ngày
16/5/2024, Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có ban
hành văn bản số 151/HĐTS-VP1 về việc “Thông báo người được mạng xã
hội gọi là sư Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo”. Căn
cứ vào những nội dung ban hành trong văn bản, tôi xin được chia
sẻ một số ý kiến như sau:
https://images.spiderum.com/sp-images/0efb3e8010e011ef8ecec32fe64edaa4.jpeg
Sư
Minh Tuệ
1.
Thế nào là tu sĩ Phật giáo?
Trong
sách Kinh Tương ưng bộ II, (tập IV) có viết: Tu sĩ Phật
giáo là người từ bỏ nếp sống thế tục, còn gọi là người xuất
gia, khép mình trong nếp sống đạo đức và hành trì theo pháp
môn đã được Đức Phật thuyết định.
Căn
cứ vào Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016 thì Luật cũng
không có định nghĩa, bổ sung sửa đổi nào liên quan đến cụm
từ “Tu sĩ Phật giáo” theo như Kinh điển để lại.
2. Vấn
đề về tăng đoàn và người xuất gia theo Kinh điển nhà
Phật
Trong
bài viết “Phi tăng phi tục” trong tư tưởng của Thân Loan (Shinran)
ở Nhật Bản, đăng tải trên Tạp Chí Nghiên Cứu Phật Học – Cơ
quan Ngôn luận GHPGVN ngày 03/4/2024 có đoạn:
Trong Phật
Giáo có giải thích bốn hạng người xuất gia như sau:
-
Thân lìa tâm chẳng lìa: Trong trường hợp này, thân đã chọn xuất
gia nhưng tâm trí vẫn còn đắm mình trong cuộc sống thế tục.
Dù họ ở trong tăng đoàn, tâm hồn vẫn mơ mộng và ái
mộ cuộc sống vật chất.
-
Tâm lìa thân chẳng lìa: Ở đây thân xác vẫn ở trong cuộc sống gia đình nhưng tâm
hồn đã chấp nhận và thực hành đời sống xuất gia.
Họ không mê mải cuộc sống cám dỗ trần tục mặc dù sống
trong môi trường hỷ nộ ái ố.
-
Thân và tâm đều lìa: Cả thân và tâm tách khỏi cuộc sống thế tục. Người này
đã xuất gia cả về vật chất và tinh thần, không bị lôi
cuốn bởi những danh vọng hay những cám dỗ vật chất.
-
Thân và tâm đều không lìa: Ở hạng cuối, cả thân và tâm đều bị rơi vào cuộc
sống thế tục. Mặc dù có gia đình, họ vẫn mãi mê vào nhiều khía cạnh của cuộc
sống vật chất mà không ý thức hoặc nỗ lực để xuất
gia.
Vậy thì căn
cứ vào bốn hạng xuất gia này, chúng ta thấy sư Minh
Tuệ là người “thân và tâm đều lìa” như vậy ông đã là người xuất gia theo
như Kinh điển Phật giáo đã ghi lại.
Trong
bài viết “Họ Thích có từ khi nào, ý nghĩa?” tác giả Pháp Vương Tử,
đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Phật Học – Cơ quan Ngôn
luận GHPGVN ngày 24/3/2022 có đoạn “Ngài không hề coi trọng việc
các đệ tử mang họ Thích của Ngài, nó được thể hiện cụ
thể ngay trong Tăng đoàn, kể cả 10 đại đệ tử Phật như Tôn
Giả Mục Kiền Liên, Ca Diếp, Ananda…vẫn giữ nguyên họ và tên thế tục.
Rồi đến cả mô hình Tăng đoàn (mà sau này gọi là Giáo hội) Đức
Phật cũng không cho phép có một tổ chức chặt chẽ nữa là – vì cho
rằng “Hiểu biết càng sâu thì niềm tin Tôn giáo càng vững, còn Tổ
chức của Giáo hội có chặt chẽ hay lỏng lẽo cũng không thành vấn
đề, hơn nữa mọi định danh định nghĩa Tôn giáo, đạo Phật cũng
không mấy quan tâm, và hơn thế nữa còn khước từ vì cho rằng: Mọi định
nghĩa khách quan là đặt giới hạn cho sự thăng hoa của nguồn sống Đạo”.
Trong
lịch sử hơn 26 thế kỷ, đã có nhiều cư sĩ không xuất gia nhưng
cũng chứng đắc, đó là ngài Duy Ma Cật, ngài Bàng Long Uẩn và
vợ, con trai, con gái của ngài Bàng Long Uẩn đều chứng ngộ.
Như
vậy Đức Phật dạy cho mỗi người là tự tìm cầu học đạo cho thật
tốt và thấu hiểu giáo pháp nhà Phật chứ không đặt nặng vấn đề Tăng
đoàn, Giáo hội, người chưa xuất gia vẫn có thể chứng đắc quả
và cũng không xem việc một tu sĩ là phải phụ thuộc vào Giáo
hội.
3.
Các hạnh tu tập của tu sĩ, người xuất gia
Trong
các hạnh tu tập của người xuất gia thì Độc cư là
một đức hạnh dùng phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý.
Người tu sĩ không phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thì tâm luôn
luôn phóng dật theo sáu trần. Do tâm phóng dật thì làm
sao tâm thanh tịnh được. Xưa đức Phật dạy: “Ta thành
Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”. Nếu muốn tâm không phóng
dật thì nên phòng hộ sáu căn cho chặt chẽ.
Trong Độc
Giác Phật (Pacceka Bodhi) có định nghĩa, đó là sự khai minh giác ngộ đơn
độc của một người tự lực cố gắng tiến đến Đạo Quả,
không nhờ một ai dạy dỗ hay giúp đỡ. Vì đặc tính đơn độc giác ngộ,
nên chư Phật Độc Giác không dắt dẫn ai đến nơi giác ngộ bằng
lối đơn độc giác ngộ được. Các Ngài chỉ nêu gương đức hạnh và
trí dũng.
Trong Kinh
điển Phật giáo còn nhắc đến bảy đức hạnh của người tu giải
thoát gồm: Thích giản dị, không thích sống rườm rà, cầu kỳ; Ưa
thích yên lặng, không thích nói nhiều; Ít ngủ nghỉ, không ham ngủ;
Không kết bè, kết bạn, không nói những điều vô ích; Không tự khoe
khoang trong khi mình thiếu đức; Không kết bạn với những người xấu
ác; Thích ở một mình nơi rừng núi thanh vắng.”
Người tu
sĩ và cư sĩ đệ tử của đức Phật, muốn tu hành giải
thoát và Phật pháp hưng thịnh thì phải sống một mình. Bảy đức
hạnh này đã xác định được sự ly dục, ly ác pháp của một tu
sĩ giải thoát.
Như
vậy cho thấy rằng người tu sĩ là người có thể tự phát tâm tu
tập cá nhân, có thể sống độc cư để hướng đến con đường thoát
khổ, giải thoát cho bản thân mà không cần bắt buộc phải là
người sinh hoạt trong chùa chiền tự viện, tăng đoàn, là
nhân sự của tổ chức nào.
4.
Những ngôn từ danh xưng đối với trường hợp sư Minh Tuệ:
Bản
thân Thầy Minh Tuệ không tự nhận mình là Sư, không nhận mình là
Thầy nhưng chúng ta hiểu rằng “Sư” hay “Thầy” ngày nay không phải chỉ
dành cho những người đứng trên bục giảng mà có thể dành cho bất cứ những ai có
thể truyền dạy cho ta những kinh nghiệm, những điều quý báu trong
cuộc sống hằng ngày, người Thầy có thể xuất hiện ở bất cứ nơi
đâu, bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào nếu người đó xứng đáng để người đời học
hỏi và thọ giáo thế nên người ta có gọi là Sư Minh Tuệ, Thầy Minh
Tuệ cũng không có gì sai, không ai được quyền cấm đoán.
Điều
đó cũng tương tự như một người ca sĩ, diễn viên không cần
phải tham gia trong một Hội nào nhưng nếu hát hay vẫn được gọi
là ca sĩ, có năng khiếu diễn xuất vẫn được mời đóng phim, vẫn được gọi
là diễn viên, vậy một người tự phát tâm tu học, thực hiện đúng giới
luật, thực hành bát chánh đạo, đầy đủ Giới - Định - Tuệ thì tại sao
người đó không được gọi là tu sĩ?
Và
dù một người không phải là người tu nhưng nếu họ có những đóng góp to lớn
cho xã hội, việc làm của họ lan tỏa được những thông điệp tích
cực, nhân văn và được người đời ngưỡng mộ, xem vị đó là Thánh nhân cũng
là điều hết sức bình thường.
5.
Những nội dung trong văn bản số 151/HĐTS-VP1 của GHPGVN
Bản
thân nhà sư Minh Tuệ không nhận mình là tu sĩ, không nói về
nơi tu tập của mình là vì sư không muốn gây ảnh hưởng đến
chùa chiền tự viện. Đối với quá trình tu tập của sư Minh Tuệ theo
như tìm hiểu qua lời kể của Bố ruột thì sư Minh Tuệ xuất
gia năm 2015 (có làm đơn xin xuất gia, được bố và chính quyền địa
phương ký xác nhận), tu tập khoảng 6 tháng trong một tu viện,
sau đó tham gia tu tập tại một ngôi chùa ở Tây Ninh, được đặt pháp
danh là Thích Minh Tuệ rồi quay về tu tại gia ở
Thất am, nhưng vì nơi này có nhiều người đến câu cá nên đến năm 2018 thì
sư Minh Tuệ bắt đầu thực hành lối tu khổ hạnh. Tuy
nhiên trong văn bản số 151/HĐTS-VP1 lại ghi “Ông Lê Anh Tú sau
khi từ bỏ công việc đo đạc địa chính tại Tỉnh Phú Yên đã thực hiện một
vài lần đi bộ hành từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc…” là chưa chính xác,
văn bản đã bỏ mất giai đoạn tu tập xuất gia của sư Minh Tuệ làm
cho nhiều người đọc vào hiểu lầm là sư bỏ làm xong thì đi tu khổ
hạnh, chưa qua giai đoạn xuất gia tu tập ở đâu.
Về
nội dung “công việc đo đạc địa chính ở Tỉnh Phú Yên” thì cá nhân Thầy Minh
Tuệ và Bố ruột đều đã trả lời là chỉ làm cho công ty tư nhân chứ
không phải cơ quan nhà nước.
6.
Các văn bản Pháp luật về Tín ngưỡng Tôn giáo:
Tại
Khoản 12, Điều 2 của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016 ghi rõ:
“Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà
tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất
định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt
động tôn giáo”.
Trong
Luật Tín ngưỡng Tôn giáo tại Khoản 7, Điều 2 giải thích cụm
từ “Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực
hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của
tổ chức tôn giáo”.
Tại
Khoản 2 Điều 9 của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo có quy định:
“Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở
tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham
gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt
động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của
pháp luật”.
Như
vậy, Cụm từ “nhà tu hành” trong Luật Tín ngưỡng Tôn giáo là quy
định đối với những người tu hành có hoạt động trong một
tổ chức, một Hội thuộc Tôn giáo, có tham gia vào các hoạt động liên
quan đến Tôn giáo và xã hội, tương tự như “nhà
văn, nhà giáo, nhà báo…” chứ không phải dùng chung cho Tu sĩ Phật
giáo. Vì vậy nếu GHPGVN áp dụng cụm từ “nhà tu hành” để khẳng
định sư Minh Tuệ không phải là “Tu sĩ Phật giáo” là không phù hợp với phạm
vi, đối tượng được áp dụng trong Điều Luật.
Tại
Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo có quy định:
“Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào; Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín
ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn
giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo
luật tôn giáo”.
Tại
Khoản 2, Khoản 3 Điều 24 của Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chú
Nghĩa Việt Nam năm 2013 có quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo
hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Không ai được xâm
phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Như
vậy cho thấy rằng mọi công dân trên đất nước Việt Nam đều được đảm
bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, và tu sĩ Phật
giáo là khái niệm nằm trong Kinh điển Phật giáo, một tổ chức chỉ
có thẩm quyền xác nhận người đó có thuộc tổ chức mình hay không
chứ không có thẩm quyền để khẳng định hay bác bỏ những vấn
đề nằm ngoài phạm vi cho phép vì tu sĩ Phật giáo là
một cụm từ dành cho tất cả người tu hành theo đạo Phật trên
toàn thế giới. Muốn xác định điều này, phải căn cứ vào rất nhiều yếu
tố từ lịch sử, kinh điển, pháp luật, đời sống xã
hội và bản thân người tu học.
7. Nội
dung văn bản số 795/TGCP-PG ngày 16/5/2024 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ
https://thuvienhoasen.org/images/file/vUP1KVp33AgBAMQD/w700/1715928495123-tmt.jpg
Nội
dung văn bản số 795/TGCP-PG ngày 16/5/2024 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ
Đối chiếu nội dung văn bản số 795/TGCP-PG ngày 16/5/2024 của Ban Tôn
Giáo Chính Phủ có ghi “Ông Thích Minh Tuệ không phải là tu
sĩ thuộc Giáo Hội PGVN” chứ văn bản không ghi “Ông
Thích Minh Tuệ không phải tu sĩ Phật Giáo”. Như vậy cho thấy
nội dung văn bản của Ban Tôn Giáo Chính Phủ là phù hợp với Pháp
luật và tinh thần nhà Phật.
Trong
những ngày qua, nhiều người vây quanh sư trên đoạn đường sư Minh Tuệ đi
ngang qua, nếu đám đông đi theo nhà sư có những hành vi quá
khích, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thì tùy
theo mức độ, cơ quan chức năng sẽ có những giải pháp, biện
pháp can thiệp và xử lý trên nguyên tắc đúng pháp luật và tín
ngưỡng.
Việc Hội
đồng Trị sự GHPGVN ban hành văn bản để bác bỏ, phủ nhận
sư Minh Tuệ không phải là “tu sĩ Phật giáo” với cách hành văn nặng nề
gây cho người đọc cảm giác phản cảm và tổn thương một người tu
hành, văn bản đã biến một người tu hành bình thường trở thành người dối
trá trong mắt mọi người bằng những câu từ lưng chừng, cắt
khúc?
Phật
dạy chúng sinh “Hãy thắp đuốc lên mà đi”, đừng nương tựa ai mà hãy
nương tựa vào Pháp, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh
pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác” và câu “Ta là Phật
đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, cho thấy rằng mỗi người đều
có thể nương tựa vào Chánh pháp để tu tập, tu học hướng
đến đời sống giác ngộ, giải thoát mà không cần phải lệ
thuộc vào ai, vào tổ chức nào, con người đều có thể thành
Phật nếu nói được như Phật, làm được như Phật, sống được như Phật và giải
thoát được như Phật.
Việc
chỉ chấp nhận, thừa nhận những người tu trong tổ chức chùa chiền
mới là người tu sĩ, phản bác người tu tập bên ngoài là việc
làm mang tính cục bộ, ngược lại với lời dạy Đức Phật vì Người
luôn khuyến tấn mọi người tu học để giải thoát đau khổ, thoát
khỏi sinh tử luân hồi, việc tu tập không của riêng ai
vì mỗi một cá nhân thực hành tu học theo Đức Phật, trở
thành người tu sĩ Phật giáo đều là ngọn đèn soi
sáng cho bản thân và mang lại những giá trị tốt đẹp trong cộng
đồng xã hội.
Lời
kết:
Trong
văn bản số 151/HĐTS-VP1 ngày 16/5/2024 của Hội đồng Trị sự GHPGVN có
ghi “Qua tìm hiểu xác minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị
sự GHPGVN khẳng định người đàn ông này không phải tu sĩ Phật
giáo”.
Từ
những dẫn chứng nêu trên, cho thấy rằng văn bản số 151/HĐTS-VP1 của Ban
Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam khẳng định sư Minh Tuệ không
phải là “Tu sĩ Phật giáo” là không chính xác, mặc dù sư Minh Tuệ không
nhận mình là tu sĩ Phật giáo, nhưng dựa vào các căn cứ Pháp
luật, Kinh điển Phật giáo, quá trình tu tập của sư Minh
Tuệ như đã nêu trên cho thấy sư Minh Tuệ là người có đầy đủ quyền tự
do tín ngưỡng Tôn giáo và là “Tu sĩ Phật giáo” đúng theo tinh
thần nhà Phật và không trái quy định pháp luật.
Bên
cạnh đó, GHPGVN chỉ có thẩm quyền thông báo kết luận “ông Minh
Tuệ không phải tu sĩ thuộc GHPGVN” chứ không đủ thẩm quyền để kết
luận người đó không phải là “Tu sĩ Phật giáo”.
Chúng
tôi hoàn toàn tán thán và đồng tình với nội dung công văn của
Ban Tôn Giáo Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh tình
trạng tụ tập đông người gây ảnh hưởng đến tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến con
đường tu tập của nhà sư Minh Tuệ. Tuy nhiên đối với
văn bản của Giáo hội PGVN ban hành với lối hành văn và nội
dung còn nhiều điểm chưa chính xác, lý giải chưa thỏa đáng làm ảnh
hưởng đến bản thân người tu hành như nhà sư Minh
Tuệ là điều cần phải xem xét, điều chỉnh và khắc phục
để hợp lòng tín chúng nhân dân.
Hiện
Tượng Thầy Thích Minh Tuệ (Tâm Anh)
Sư
Minh Tuệ Có Phải Tu Sĩ Phật Giáo Hay Không? (An Tường Anh)
Sư
Minh Tuệ Và Pháp Hành Dưới Góc Nhìn Phật Giáo (Nguyễn Thanh Huy)
Sư
Minh Tuệ - Cơn Mưa Rào Quý Hiếm (Ngộ Minh Thắng)
“Đạo
Phật Không Cần Đến Những Đoàn Người Theo Đạo Phật…” (Nguyễn Thanh Huy)
Lời
Giảng Của Thầy Thích Chân Tính Liên Quan Đến Sư Minh Tuệ (HT.
Thích Chân Tình) Video
Ông
Thích Minh Tuệ Nói "Chưa Từng Nhận Mình Là Tu Sĩ” (Tâm Anh)
Tiểu Sử
Thầy Thích Minh Tuệ (Video)
Hạnh Đầu Đà
Có Đáng Lo? (Nguyễn Thanh Huy)
Hiệu Ứng Kép (Minh
Mẫn)
Học
Theo Đức Phật: Nghĩ Về Hạnh Đầu Đà (Nguyên Giác)
Xoay
Quanh Câu Chuyện Thầy Minh Tuệ - Niềm Vui Và Nỗi Buồn (Nguyễn Minh Tiến)
Tu
Theo Hạnh Đầu Đà Hay Nhập Thế Độ Sanh? (Đào Văn Bình)
Sư
Thầy Thích Minh Tuệ Có Giả Tu Hay Không Qua Chia Sẻ Của Các Cao Tăng ? (Video)
'Trend'
Đầu Đà Giữa Mùa Phật Đản (Nguyễn Mạnh Hà)
Góp
Nhặt Chuyện Đời Thường | Nhà Tu Minh Tuệ (Đinh Quang Anh Thái) Video
Ngô
Bảo Châu - Sư Minh Tuệ Và Sự An Vui Trong Tinh Thần (Ngô Bảo Châu)
Hiểu Nhau (Minh Mẫn)
No comments:
Post a Comment