‘Quy
hoạch nhân sự’ và ‘từ bất ngờ này đến bất ngờ khác’ (P1)
23/05/2024
https://www.voatiengviet.com/a/quy-hoach-nhan-su-va-tu-bat-ngo-nay-den-bat-ngo-khac-p1-/7623995.html
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-05fe-08dc7a0d6b7b_w1023_r1_s.jpg
Ông
Tô Lâm
tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Hà Nội sáng 22 tháng Năm, 2024
Đảng
CSVN tiếp tục dẫn dắt đồng chí, đồng bào “đi từ bất ngờ (chứ không
phải thắng lợi) này đến bất ngờ khác”.
Sau
bất ngờ về việc Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng khóa 13 “thống nhất rất
cao” trong chuyện “giới thiệu đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ
trưởng Công an để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Nhà nước” và khẳng định,
vì BCH TƯ đảng khóa 13 “chưa giới thiệu Bộ trưởng Bộ Công an” nên Quốc hội
“chưa miễn nhiệm chức danh này”, thành ra ông Tô Lâm sẽ vừa đảm nhận
vai trò Chủ tịch Nhà nước (CTNN), vừa kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an, bất
chấp Hiến pháp, rồi Tổng Bí thư lên tiếng “chúc mừng” [1], Quốc hội
thông qua nghị trình, nhất trí sẽ làm y như thế... là chuyện phút chót: Bỗng
nhiên Thủ tướng lên tiếng, cần miễn nhiệm không để ông Tô Lâm giữ vai trò Bộ
trưởng Công an để bảo đảm tuân thủ các “quy định pháp luật”! Ngay sau
đó, Quốc hội từ chỗ “đồng thuận” để ông Tô Lâm vừa làm CTNN, vừa là Bộ
trưởng Công an, “nhất trí” đổi ý, xoay 180 độ. Thời gian chuyển đổi từ “đồng
thuận” [2] sang “nhất trí” làm... ngược lại [3] chỉ
chừng 24... tiếng!
Một
yếu tố khác khiến đồng chí, đồng bào bất ngờ là bất kể việc chuyển đổi từ “đồng
thuận” sang “nhất trí” thực hiện ngược lại dẫu khác thường nhưng ông
Tô Lâm vẫn được 99,78 % phiếu tán thành làm CTNN, đúng như ý của BCH TƯ đảng
khóa 13! Trong 472 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia bỏ phiếu chọn ông Tô Lâm
làm CTNN, chỉ có một người “không tán thành” [4].
Không
chỉ có thế, tháng 5 năm ngoái, BCH TƯ đảng khóa 13 tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm đối
với 21 cá nhân là Ủy viên Bộ Chính trị và thành viên Ban Bí thư. Theo kết quả đợt
bỏ phiếu tín nhiệm ấy thì bà Trương Thị Mai là người xếp thứ hai (sau ông Nguyễn
Phú Trọng) về số phiếu “tín nhiệm cao” (95,68%), xếp thứ tư (sau ông
Phan Văn Giang) là ông Võ Văn Thưởng (94,05%), ông Vương Đình Huệ xếp thứ năm
(92,97%) – đồng hạng với ông Phạm Minh Chính.
Tuy
nhiên sau đó, cũng các thành viên ấy của BCH TƯ đảng “đồng tâm” bất tín
nhiệm bà Mai, ông Thưởng, ông Huệ. Nếu tính cả ông Trần Tuấn Anh (Ủy viên Bộ
Chính trị, Trưởng ban Kinh tế của BCH TƯ đảng khóa 13) – nhân vật đạt 49,73%
phiếu “tín nhiệm cao” ở đợt bỏ phiếu tín nhiệm vừa đề cập và vài tháng
sau cũng bị BCH TƯ đảng khóa 13 “nhất trí” bất tín nhiệm - rõ ràng “đồng
tâm” và “nhất trí” trong đảng vừa... đáng ngờ, vừa... đáng ngại!
Trước
nay, đảng CSVN luôn dùng các con số để khoa trương về sự.... “quang vinh”
của họ nhưng nếu chịu khó đối chiếu, chúng có thể khiến người xem... loạn thần!
Tại sao BCH TƯ đảng lại “thống nhất rất cao” về việc chọn ông Trần Thanh
Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, ông Tô Lâm làm CTNN trong khi ở đợt bỏ phiếu tín nhiệm
hồi tháng 5/2023, cả hai chỉ xếp thứ mười về tỷ lệ số phiếu “tín nhiệm cao”
(81,08%), sau các ông Trần Cẩm Tú, Phan Đình Trạc, Lương Cường, Nguyễn Xuân Thắng,
Nguyễn Hòa Bình [5]?
Sẽ
có người trả lời, ông Mẫn và ông Lâm đạt được sự “thống nhất rất cao”
trong việc “giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Nhà
nước” vì BCH TƯ đảng khóa trước quy định, đại khái... “chỉ có thể chọn một
cá nhân làm Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Thường
trực Ban Bí thư nếu cá nhân đó đã tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở
lên” nên BCH TƯ khóa này không thể làm khác! Phải chăng đó cũng là yếu tố
vun xới... “quang vinh”?
***
Cứ
đem các dữ liệu và số liệu chính thức mà đảng đã công bố ra đối chiếu với nhau ắt
sẽ thấy, các quy định về “quy hoạch nhân sự” như “Quy định số
214-QĐ/TW của BCH TƯ đảng khóa 12” ban hành hồi tháng 1/2020 [6],
“Quy định số 50-QĐ/TW của Bộ Chính trị BCH TƯ đảng khóa 13” ban
hành tháng 12/2021 [7], “Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW của
Ban Tổ chức BCH TƯ đảng khóa 13” ban hành tháng 2/2022 [8] vừa
là kế hoạch giúp một số cá nhân trong đảng giành chỗ và giữ chỗ, thủ tiêu cả “tài,
đức” lẫn “tín nhiệm” khi thực hiện “công tác cán bộ”, vừa là
nguyên nhân khiến hàng loạt ứng cử viên cho vai trò Tổng Bí thư, CTNN, Thủ tướng,
Chủ tịch Quốc hội đang dẫn đầu về mức độ “tín nhiệm cao”, đột nhiên “nhận
thức rõ trách nhiệm trước đảng, nhà nước và nhân dân” vì những “vi phạm,
khuyết điểm gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng, nhà nước”
và tự nguyện “thôi tất cả các chức vụ trong đảng, chính quyền” để BCH TƯ
đảng khóa 13 rút lại... “tín nhiệm cao”, đột xuất “đồng thuận”... bãi
nhiệm!
Các
quy định về “quy hoạch nhân sự” và “công tác cán bộ” cũng là lý
do BCH TƯ đảng khóa 13 “thống nhất rất cao” trong việc chọn hai cá nhân
mà mức độ tín nhiệm của các thành viên BCH TƯ đảng khóa 13 không... cao lắm làm
Chủ tịch Quốc hội và CTNN. Sự... “quang vinh” của đảng không chỉ có thế!
(còn
tiếp)
------------------
Chú
thích
[2] https://daibieunhandan.vn/chinh-tri/khai-mac-trong-the-ky-hop-thu-bay-quoc-hoi-khoa-xv-i372257/
[5] https://baotiengdan.com/2024/05/20/du-am-hoi-nghi-trung-uong-9-khoa-13/
No comments:
Post a Comment