Nghệ
thuật duy trì quyền lực Đảng: cách dàn dựng “chống tham nhũng ở vùng cấm”! (Phần
1)
Bình luận của Huỳnh Trần
2024.05.06
Khủng hoảng chính trị tại Việt Nam đã đến đỉnh điểm căng thẳng.
Đảng Cộng sản (Đảng CS) cầm quyền vẫn khăng khăng chế độ mà Đảng toàn trị là
‘trí tuệ’ và, chỉ những quan chức tham nhũng làm xấu chế độ. Cho đến khi nhận
ra tham nhũng là nguy cơ làm sụp đổ chế độ, Đảng quyết chống tới cùng. Đảng
đang vận dụng “trí tuệ (sự khôn ngoan) chính trị” để chống tham nhũng ở “vùng cấm”
trong khi giới quan sát, công luận cho rằng, Đảng đang diễn những ‘vở kịch’ cuối
cùng trước khi buộc phải thay đổi.
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Quốc hội VN Vương Đình Huệ tại Hà Nội
hôm 13/12/2023 (minh họa) - AFP
Chiều
ngày 28/4/2023 ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam xin từ nhiệm và, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ‘đồng ý’[1]
Thêm một ‘vở kịch’ của nghệ thuật tranh giành quyền lực Đảng ở ‘vùng cấm’, bao
gồm các lãnh đạo chóp bu của Đảng, trong “tứ trụ” hay các Uỷ viên Bộ Chính trị,
được ‘dàn dựng’ bởi “trí tuệ chính trị” đã hạ màn.
Từ
đầu năm 2023 đến nay các vở kịch liên tục được công diễn. Trước tiên, vở kịch
mang tên “Việt Á” và “Chuyến bay giải cứu” trong đó các diễn viên chủ chốt ‘bất
đắc dĩ’ là ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước, ông Phạm Bình Minh,
nguyên Phó thủ tướng thường trực Chính phủ và ông Vũ Đức Đam, nguyên Phó thủ tướng.
Họ từ chức ngày 17/1/2023 vì phải “chịu trách nhiệm chính trị” bởi người đứng đầu
để xảy ra tham nhũng tràn lan. ‘Diễn viên chính’ ở vở kịch thứ hai mang tên “Bộ
Công thương” là ông Trần Tuấn Anh, nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, Trưởng ban kinh
tế Trung ương phải từ chức ngày 31/1/2024 vì phải “chịu trách nhiệm chính trị của
người đứng đầu khi để xảy ra nhiều vi phạm tại Bộ Công Thương.” Vở kịch thứ ba
mang tên “Phúc Sơn”, trong đó ông Võ Văn Thưởng phải từ chức Chủ tịch nước ngày
Vào ngày 20/3/2024 cũng với lý do “chịu trách nhiệm chính trị” liên quan đến tập
đoàn Phúc Sơn, sau hơn một năm một tháng ở cương vị này.
Vở
kịch vừa hạ màn, mà diễn viên chính là ông Chủ tịch Quốc hội, mang tên “Thuận
An”[2] có vẻ được dàn dựng công phu, khẩn trương hơn. Ngày 15/4/2024 Cơ quan Cảnh
sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu
gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập
đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan. Từ đó, C03 đã “tập trung lực
lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm liên quan” đến tập đoàn này.
Ngày 21/4/2024, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết
định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà,
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội. Và, đến ngày 28/4
ông Chủ tịch Quốc hội phải từ nhiệm.
Trên
đây là những tình tiết chính thức diễn ra trên sân khấu, tuy nhiên trong hậu
trường kịch bản đã được chuẩn bị chu đáo: Hồ sơ vụ án, dọn đường công luận qua
mạng xã hội, những cuộc họp kín về quy trình, thủ tục, lường trước hiệu ứng phụ
không mong muốn có thể… Một sự kiện được các nhà quan sát quan tâm là trước khi
phải thôi chức, ông Huệ được bố trí chuyến công du Trung Quốc khá dài ngày từ
ngày 4 đến 9/4/2024). Tại Bắc Kinh ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, đã được
ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa tiếp kiến, trong đó ông Tập khuyên ‘người anh em’ Việt Nam sử
dụng “trí tuệ chính trị”[3] trong việc quản lý các mối quan hệ song phương
trong bối cảnh hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” với cam kết
“chia sẻ tương lai chung” nhưng đồng thời đang tìm cách giải quyết tranh chấp
căng thẳng lãnh hải trên Biển Đông.
Sau
diễn ngôn “trí tuệ chính trị” ông Tập Cận Bình đã muốn gửi thông điệp gì tới cá
nhân ông Huệ nói riêng và giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam nói chung? Tất nhiên,
ông Huệ đến Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng tranh giành quyền lực trước thềm
đại hội 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng) có lý do ‘ngầm’ của nó chứ không
phải chỉ để nghe lời khuyên hãy ‘khôn ngoan hơn về chính trị’ trong ứng xử hay
để “triển khai các thoả thuận” đã ghi nhớ trong cuộc gặp của hai ông Tổng bí
thư hai Đảng CS Trung Quốc và Việt Nam hồi cuối năm 2023.
Mặc
dù trong tâm thế bị động bởi ‘tự ty’ nước nhỏ và cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc
văn hoá Nho giáo, người Việt có thói quen thường trực cảnh giác trước người
‘Tàu.’ Trong lịch sử người Trung Quốc từng được gọi theo thói quen xấu là người
"Tàu." Cái danh xưng này không chỉ mang tính lịch sử đặc biệt, gắn liền
với sự cai trị nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với dân Việt, nước Việt
mà còn nghĩa ám chỉ sự ‘thâm nho’, kiểu ‘nói một đằng làm một nẻo’, của giới
lãnh đạo phong kiến phương Bắc, một yếu tố văn hoá truyền thống, trong lời nói
và hành động.
Giới
quan sát nhận thấy một sự kiện ngoại giao ‘bất ngờ’ gây chú ý trước khi vở diễn
“Thuận An” chính thức bắt đầu. Đó là chuyến công tác của bà Bộ trưởng Tư pháp
Trung Quốc Hạ Vinh sang thăm và làm việc tại Hà Nội trong hai ngày 18-19/4. Bà
Bộ trưởng Hạ được tiếp kiến[4] bởi các ông Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng
ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Việc triển
khai ‘thông điệp’ “Trí tuệ chính trị” thế nào chỉ giới lãnh đạo cộng sản của
hai nước biết, nhưng vở kịch, như đã trình bày ở trên, đã diễn ra.
Thủ
tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh - Ảnh:
VGP/Nhật Bắc
Một
trong những lý do gọi đây là các vở diễn, trong đó những nhân vật chủ chốt, các
quan chức lãnh đạo ở “vùng cấm” được chỉ đích danh phải “chịu trách nhiệm chính
trị”, đã hạ cánh an toàn với những ‘bí ẩn cung đình’, nhờ sự chuẩn bị ‘chu
đáo’, sự ‘sáng suốt’ của “trí tuệ chính trị” khi đã ban hành nhiều quy tắc, chỉ
thị nội bộ để duy trì quyền lực Đảng, trong đó có Quy định số 41-QĐ/TW[5] của Bộ
Chính trị ban hành ngày 3/11/2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, Đảng
Cộng sản Việt Nam. Những “bí ẩn cung đình” này là món nợ tiếp tục đè nặng lên lịch
sử thăng trầm của dân tộc mà nhiều thế hệ sau phải minh bạch hoá và trả nợ. Những
nỗi ám ảnh ăn sâu trong tâm trí các thế hệ nối tiếp: khi chiến tranh biên giới
1979 do Đặng Tiểu Bình phát động xâm lược Việt Nam; tự tin về sự ‘am hiểu’ người
Việt Nam, ông ta nói “dạy cho Việt Nam một bài học”. Những câu nói như “Trung
Quốc giúp Việt Nam đánh Mỹ đến người cuối cùng” cũng được ‘giải mật’ trong dịp
này. Rồi “Mật ước Thành Đô” được cho là đã ký kết năm 1991 cũng vẫn chưa được
công khai khiến cho các suy đoán trái chiều…
Đó
là thực tế cuộc sống mà ta phải chấp nhận, dẫu biết rằng trong lịch sử nghìn
năm cho đến thời hiện tại yếu tố độc hại từ văn hoá Trung Quốc, luôn có tác động
quan trọng tới chính trường Việt Nam. Chúng ta đã ‘vẫy vùng’ để thoát khỏi nó
mà không thể, thậm chí cả khi có cơ may. Nay nó lại ‘phát tác’ trong những tình
huống kịch tính, đặc biệt với công tác nhân sự Đảng, theo nghĩa thực nhất bao gồm
các lãnh đạo chóp bu, nhất là người đứng đầu Đảng, sau đó là tư tưởng của họ, ý
thức hệ và thể chế.
Còn
nhiều thứ không được công khai minh bạch nhưng liệu lịch sử đến bao giờ mới
giúp chúng ta sáng tỏ về thực tế chúng ta đang sống!? Giải mã “Trí tuệ chính trị”
mà ông Tập Cận Bình khuyên giới lãnh đạo Việt Nam trong bài viết là một nỗ lực
đồng thời là hy vọng ‘rút ngắn’ lịch sử để tìm ra sự thật.
(Còn
tiếp)
-----------------------
Tham
khảo:
3. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3gv6199j7eo;
* Bài viết không thể hiện quan điểm
của Đài Á Châu Tự Do.
*****
Nghệ
thuật duy trì quyền lực đảng: cách dàn dựng “chống tham nhũng ở vùng cấm”! (Phần
2)
Bình luận của Huỳnh Trần
2024.05.06
Đặt
trong sự ràng buộc của mối quan hệ giữa hai Đảng cộng sản và lãnh đạo của hai
nước Việt Nam và Trung Quốc, việc làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm “trí tuệ
chính trị” có ý nghĩa quan trọng nói chung và trong bối cảnh căng thăng tranh
giành quyền lực đảng trước đại hội 14 nói riêng. Theo nghĩa phổ quát trong từ
điển, một định nghĩa trí tuệ (wisdom) ít gây tranh cãi, đó là phẩm chất của việc
có kinh nghiệm, kiến thức và phán đoán tốt; chất lượng của sự khôn ngoan.
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội hôm 13/12/2023 (minh họa) - AFP
Từ
các khía cạnh ứng dụng khác nhau nó tương tự như sự khôn ngoan, sự thông thái,
trí thông minh, sự hiểu biết hay cái nhìn sâu sắc. Và, về tính hợp lý, đó là một
hành động hoặc quyết định, sự đánh giá liên quan đến việc áp dụng kinh nghiệm,
kiến thức và phán đoán tốt. “Trí tuệ chính trị” (tiếng Trung giản thể là “知识分子政治”, tiếng Anh là
“political wisdom”) không chỉ được hiểu là sự khôn ngoan, mưu lược trong lĩnh vực
chính trị, mà thứ triết lý ‘biến hoá’ phức tạp hơn nhiều khi gắn với mô hình
Trung Quốc. Đây chính là thông điệp mà Tập Cận Bình muốn gửi đến giới lãnh đạo
Việt Nam và cá nhân ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nhân vật điển hình
trong ‘vở kịch’ “Thuận An” được nêu ở đầu phần một. Theo tôi, nó gắn với chữ “Thiên” mang màu sắc
tâm linh huyền bí nhưng được Đảng CS Trung Quốc thế tục hoá trong thực tế cai
trị hiện nay. Tổng bí thư Đảng được thể chế hoá, được ví như vua chúa phong kiến,
“thế thiên hành đạo”, thay Trời để cai trị thiên hạ, để duy trì “giá trị cốt
lõi” của chế độ Đảng toàn trị. Trong lúc “thăng” người ta nói về pháp quyền,
nhưng khi “trầm” sử dụng pháp trị và, khi khủng hoảng người ta tập trung sức lực,
mưu mẹo để “thế thiên hành đạo”!
Như
đã biết, Quy định số 41-QĐ/TW ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm,
từ chức đối với cán bộ là một kiểu giải trình và chịu trách nhiệm mang tính đạo
đức, có nghĩa là Đảng CS hoàn toàn không phải giải trình và chịu trách nhiệm
thông qua bầu cử nhưng quan chức của Đảng phải được giáo dục và tu thân, rèn
luyện “noi gương” các bậc hoàng đế và vua chúa để thấy được trách nhiệm trước
công chúng. Đây là một nội dung của triết lý cai trị trong mô hìnhTrung Quốc.
Lịch
sử cai trị tập quyền ở hìnhTrung Quốc có từ thời cổ đại, nếu tính từ triều đại
nhà Hạ, Thương Chu, khoảng thế kỷ 21 TCN đến thế kỷ 16 TCN, nhưng nổi bật nhất
trong thời cận đại và hiện đại có liên quan với sự thăng trầm của Nho giáo. Nho
giáo (tiếng Trung: 儒教, tiếng Anh:Confucianism) là triết lý đạo đức
thịnh hành ở Trung Quốc. Khác với các tôn giáo khác, chẳng hạn Kitô giáo, Nho
giáo là đạo giáo thế tục, một triết lý đòi hỏi tự hoàn thiện mình thông qua học
tập, tu dưỡng để đạt thành tựu của trí tuệ và hành động trong bối cảnh xã hội
nghiêm ngặt, nơi bạn biết vị trí của mình và cư xử phù hợp. Nho giáo đặt trật tự
xã hội ở vị trí cao nhất, nhấn mạnh những kẻ cai trị như vua quan và cho rằng nếu
họ tu thân và cư xử tốt thì mọi thứ sẽ tốt và, rằng những người ở vị trí lãnh đạo
cần phải khôn ngoan và nhân từ, có trách nhiệm chăm sóc những người sống dưới
quyền của họ và, đổi lại, giới cầm quyền phải được tôn trọng và sự vâng lời.
Khi tất cả điều này là đúng thì có sự hòa hợp xã hội là một khái niệm theo chủ
nghĩa tập thể vẫn còn phù hợp trong xã hội Trung Quốc hiện đại. Đó là lý do tại
sao Nho giáo nhấn mạnh những thứ như sự tôn trọng, trật tự, ổn định, tính toàn
vẹn và truyền thống.
Khi
Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949 và chính thức đưa chủ nghĩa cộng sản vào
Trung Quốc, đường lối chính thống của Đảng Cộng sản là bác bỏ Nho giáo và gọi
nó là “tiểu tư sản”, giai đoạn cao trào là cách mạng văn hoá. Nho giáo từng ‘biến
mất’ một thời gian nhưng đã được phục hồi bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện
đại, thậm chí Đảng Cộng sản bây giờ, dưới thời Tập Cận Bình, công khai đề cập đến
nguyên tắc Nho giáo, nó tương thích bởi sự hòa hợp xã hội và tổ chức nhà nước.
Điều đó có nghĩa là Nho giáo và tư tưởng Đảng cộng sản Trung Quốc bây giờ chính
thức cùng tồn tại. Hơn thế, khái niệm “trí tuệ chính trị” còn kết hợp với tư tưởng
thực dụng từ cuối thập niên 1970, khi đó câu nói của Đặng Tiểu Bình ‘mèo trắng
mèo đen không quan trọng miễn là nó bắt được chuột’ đã ghi dấu ấn. Tính thực dụng
này được cho là có nguồn gốc từ cuốn “Binh pháp Tôn Tử”[1] (chữ Hán: 孫子兵法;tiếng Anh: The Art
of War). Đây là sách chiến lược, chiến thuật chiến tranh do Tôn Vũ soạn thảo
vào năm 512 TCN thời Xuân Thu. Điều này cho tạo ra tính linh hoạt cao, khó đoán
định và khác biệt với triết lý cai trị phương Tây. Đỉnh cao của sự kết hợp Nho
giáo, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng thực dụng được phản ánh trong phạm trù
khái niệm gây tranh cãi, cái gọi là “chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc”[2]
được Đặng Tiểu Bình là người đầu tiên đưa ra năm 1978. Với “trí tuệ chính trị”
như vậy, ông Đặng được ca ngợi là người đã thay đổi Trung Quốc mãi mãi.
Triết
lý sâu xa ẩn chứa sau khái niệm này, trước hết, Trung Quốc ngầm ‘tuyên bố’ kết
thúc mô hình kế hoạch hoá tập trung kiểu Xô - Viết, thoát khỏi Liên Xô và, tự
xây dựng triết lý phát triển của riêng mình. Ông Đặng Tiểu Bình từng nói rằng
“cải cách và mở cửa” không hàm chứa ‘kế hoạch’ lớn nào và cách thức tiến hành
là ‘dò đá qua sông’, điều gì có lợi cho nước, cho đảng thì phải làm. Tiếp đến,
sự tương đồng Nho giáo với tư tưởng của Mác - Lênin được cải biên để thiết chế
bộ máy cai trị hiện tại của Đảng CS. Đó là một nhà nước chuyên chính vô sản ‘tự
phong’ hay ra đời từ cách mạng, trong đó Đảng CS toàn trị, đứng trên luật pháp,
kiểm soát cá nhân, không chấp nhận đối trọng chính trị, xã hội dân sự và nhân
quyền, tách một bộ phận xã hội thành ‘phản động’ hay ‘thế lực thù địch’ để sử dụng
sức mạnh, xoá bỏ sở hữu tư nhân, nhà nước phân phối các nguồn lực và, tuyên
truyền mục đích thay cho phương tiện… Chế độ như vậy đã được cho là “dẻo dai” với
các nguyên tắc quản trị nội bộ như tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể và “song
quy”[3], một quy trình xử lý kỷ luật nội bộ đảng do các Ban của Đảng tiến hành,
thể chế kiểm soát nội bộ đối với các thành viên bị cáo buộc "vi phạm kỷ luật",
như Quyết định 41/ 41-QĐ/TW đã nêu, đề cập đến tham nhũng ở “vùng cấm.”
“Chủ
nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc”, sự khác biệt với mô hình Xô Viết, đã tạo
nên thành công kỳ diệu về kinh tế, từ đó xoá đói giảm nghèo. Sự thật bị che giấu
là sự “kỳ diệu” này là nhờ chủ nghĩa tư bản qua cách biện minh là thị trường để
cường điệu quyền lực Đảng. Chính sách “mở cửa”để chào mời tư bản nước ngoài đã
tạo nền kinh tế hỗn hợp, trong đó tư nhân đã lớn mạnh nhanh chóng trong hơn 40
năm, đến nay chiếm đến 60% tổng sản phẩm quốc nội GDP. Một nhà nước Trung Quốc
tư bản thân hữu đã ‘vũ khí hoá’ tham nhũng để tăng trưởng kinh tế để đảm bảo
tính chính danh. Liệu đây có phải cách hiểu của Đảng về “trí tuệ chính trị”?!
Chế
độ trong tình trạng tồi tệ càng tăng cho đến khi Đảng nhận ra rằng tham nhũng
là nguy cơ tồn vong. “Cải cách” đã không theo kịp, không những cản trở tăng trưởng,
gây khủng hoảng cơ cấu kinh tế mà còn đang huỷ hoại chính chế độ toàn trị do
tham nhũng tràn lan. Cải cách chính trị đang thoái lui. Thay vì thúc đẩy nó, Đảng
khăng khăng đặt trọng tâm vào chống tham nhũng “vùng cấm.” Mô hình Trung Quốc
đang ở thời kỳ thoái trào[4] khi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản và
quan hệ sản xuất ‘xã hội chủ nghĩa’ ngày càng căng thẳng, xung đột. Ông tổ lý
thuyết cộng sản Các Mác đã chỉ ra dù người ta có thể nói khác đi[5] Sự biện
minh cho “chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc” ngày càng kém thuyết phục
ngay cả ở trong nước.
Đảng
CS sử dụng “trí tuệ chính trị” để chống tham nhũng ở “vùng cấm” như lá bài cuối
cùng liệu có cứu được chế độ khỏi sụp đổ? Không thể có câu trả lời thuyết phục
nhưng sự thay đổi lớn là điều không tránh khỏi.
__________
Tham
khảo:
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Binh_pháp_Tôn_Tử;
3. https://en.wikipedia.org/wiki/Chinese_Communist_Party
* Bài viết không thể hiện quan điểm
của Đài Á Châu Tự Do
-----------------------------
Tin,
bài liên quan
BLOG
‘Đòn
hồi mã thương’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự
nghiệp cuối đời hay cụ Tổng đang múa võ sơn đông?
“Thế
tập” và các “Sứ quân” trước Đại hội 14 của Đảng
Đảng
“chia quả thực” đầu năm chưa hẳn là lần cuối
No comments:
Post a Comment