Câu hỏi dở hơi nhất: Tiền
nhiều để làm gì?
5-5-2024
https://baotiengdan.com/2024/05/05/cau-hoi-do-hoi-nhat-tien-nhieu-de-lam-gi/
Để
bắt đầu câu chuyện, phải hiểu như thế nào là người có nhiều tiền? John D.
Rockefeller, nhà tài phiệt dầu mỏ nổi tiếng của Mỹ có câu nói: “Cái gì không
mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất rất nhiều tiền” (*).
(Nhiều người bảo đây là câu nói của Lã Bất Vi, tướng quốc đời Tần trong lịch sử
Trung Quốc).
Với
câu nói này, ta tạm công nhận: Người nhiều tiền là người có đủ tiền để làm tất
cả những điều mà anh ta muốn. Vậy câu trả lời hay nhất đó là: Nhiều tiền để làm
những việc mà chỉ có tiền mới làm được.
Những
kẻ tự hào có nhiều tiền mà không làm được những điều mong muốn thì chưa nên tự
cho mình có nhiều tiền.
Hỏi
trên thế gian này, có mấy ai được như thế?
Những
kẻ đặt câu hỏi, “nhiều tiền để làm gì?” có đúng là dở hơi, nói hão không?
Xin
bắt đầu bốn câu chuyện để minh họa.
Chuyện
thứ nhất:
Một tay nhà giàu đi đánh bạc, đến tờ mờ sáng mò về. Gần về đến nhà, một thằng
cướp chặn đường, hỏi có bao nhiêu tiền nộp ra. Tay nhà giàu chẳng cần suy nghĩ,
nó cần tiền, còn ta cần mạng sống. Hắn cười vui vẻ:
–
Cần tiền à!
Nói
xong, hắn vứt bọc tiền cho thằng cướp.
–
Chú có cần thêm, về nhà anh cho, nhà anh gần đây thôi.
Thằng
cướp thấy hắn đại ca, lý nhí:
–
Dạ, đủ rồi.
Nói
xong nó lẩn vào màn đêm biến mất.
Chuyện
thứ hai:
Một lão nông dân nghèo, tích cóp được ít tiền, lão bèn đi chợ để mua một con
trâu. Trên đường đi lão gặp thằng cướp. Lão van xin nó, kể nghèo kể khổ.
Thằng
cướp còn nghèo hơn lão, mẹ nó ốm chẳng có tiền mua thuốc. Mặc lão van xin, nó vật
lão ra lột bọc tiền.
Lão
nông nghĩ đến công sức bỏ ra, ăn mắm mút giòi mới tích cóp được, lão vùng lên
đánh nhau với nó.
Thằng
cướp cho lão một nhát, thấy lão cứng đờ nó lấy bọc tiền bỏ đi.
Chuyện
thứ ba:
Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971) là một doanh nhân, là người sáng lập, chủ tịch
kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên.
Vũ
có phải là người nhiều tiền không? Vì Vũ cũng đã từng thốt lên rằng: Tiền nhiều
để làm gì?
Nhưng
có một điều Vũ rất đau khổ đó là muốn ly dị vợ, nhưng không ly dị được, vì vẫn
còn tranh chấp tài sản.
Với
triết lý của John D. Rockefeller, Vũ không phải là kẻ đã đủ tầm để nói ra câu:
Tiền nhiều để làm gì? Để tỏ vẻ ta nhiều tiền, và không cần tiền.
Nếu
Vũ có rất nhiều tiền và không cần tiền thì sao việc ly dị vợ lại khó đến thế?
Khi vợ Vũ cũng chỉ cần có tiền.
Cho
con vợ nó tiền, thì sẽ tống khứ được thứ nợ đời, có thứ mình mong muốn chứ sao.
Chuyện
thứ tư:
Một ông lãnh đạo già sắp chết, cũng hỏi tiền nhiều để làm gì? Ông ấy hỏi ai câu
ấy, dĩ nhiên là ông ấy hỏi các đồng chí của mình.
Ông
ấy muốn răn đe, tiền nhiều do tham nhũng cũng quả báo thôi. Không con phá, vợ
phá, hư thân, mất dạy thì cũng vào lò hết.
Ông
ấy, nếu đã đọc và sớm hiểu câu nói của John D.Rockefeller thì công cuộc phòng
chống tham nhũng đã không vào lối cụt.
Khi
tham nhũng đã lên đến con số hàng chục tỷ đô la, tức là họ có rất rất nhiều tiền,
họ có thể mua được tất cả. Mua được cả danh dự, uy tín, chức tước, phẩm hàm, …
đủ để làm suy sụp cả đảng do ông lãnh đạo.
Ông
hỏi như thế là bất lực, sức mạnh đồng tiền không đơn giản theo nghĩa giáo điều,
như ông nghĩ.
Kẻ
làm làm chính trị mà hỏi ngây ngô như thế, làm việc đại sự khó thành, không cẩn
thận rước họa cho mình, còn đẩy đất nước vào tai họa.
Tiền
nhiều không phải chỉ để họ ăn tiêu phá phách đâu, họ sẽ mua tất cả mọi thứ, mà
những thứ đó bảo vệ cho sự sống còn của họ, mua chuộc, tha hoá đội ngũ đốt lò của
ông, thậm chí mua được cả cái ghế của ông nữa.
Ông
hỏi câu này dường như đã quá muộn.
Kết
luận:
Trong
câu chuyện thứ nhất và thứ hai: Hai người kia, một người có nhiều tiền cứu được
mạng sống của mình. Người kia vì ít tiền mà mất mạng.
Vậy
nhiều tiền để làm gì? Nhiều tiền để làm những việc chỉ có tiền mới làm được, là
như vậy.
Trong
câu chuyện thứ ba, và chuyện thứ nhất: Những kẻ nhiều tiền phẩm chất cũng khác
nhau, ứng xử cũng không giống nhau, như trường hợp của tay nhà giàu kia và Đặng
Lê Nguyên Vũ.
Một
kẻ coi tiền chỉ là phương tiện, cách hành xử của hắn xứng đáng là kẻ có nhiều
tiền.
Một
kẻ tự nhận mình rất nhiều tiền, nhưng ngược lại vì tiền mà không làm được điều
mong muốn – Chưa phải kẻ nhiều tiền.
Câu
chuyện thứ tư cho thấy: Chống tham nhũng là ai chống ai?
Những
kẻ đã rất rất nhiều tiền mà cứ cố chống lại chúng nó, trước sau gì nó cũng
“mua” thậm chí hạ bệ cả chính mình.
Một
thể chế nhà nước mà hệ thống quyền lực không bị kiểm soát – độc quyền quyền lực
đã tạo ra những kẻ có thể ngang nhiên kiếm được rất rất nhiều tiền, đương nhiên
hệ thống đó sẽ bị lũng đoạn, lái tất cả các hoạt động xã hội theo mục đích của
nó.
Chúng
sẽ xây dựng một cơ chế quyền lực bằng rất rất nhiều tiền bảo vệ cho lợi ích,
không thể nói chuyện luân lý đạo đức, rao giảng bằng một mớ học thuyết, lý luận
hão huyền.
Vòng
quay quyền, tiền quay mãi không ngừng nghỉ, nếu không phá vỡ được cái cơ chế đảo
điên này chúng ta sẽ là một dân tộc dưới đáy của văn minh nhân loại.
_______
(*)
Ghi chú của Tiếng Dân:
Câu nói: “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất rất nhiều
tiền”, ở trong nước cho rằng của Năm Cam, trong khi tác giả Quốc Anh
và báo chí trong nước cho rằng, đó là câu nói của
nhà tỷ phú John D. Rockefeller. Nhưng chúng tôi không tìm thấy nguyên văn tiếng
Anh của hàng trăm câu nói nổi tiếng của ông Rockefeller về tiền như câu này,
hay câu nói có ý nghĩa tương tự.
Tỷ
phú Rockefeller có nói câu, đại ý như “nên để đồng tiền làm nô lệ cho mình,
chứ không nên biến mình thành nô lệ cho đồng tiền”. Nguyên văn: “The
impression was gaining ground with me that it was a good thing to let the money
be my slave and not make myself a slave to money”.
Có
lẽ câu nói: “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất rất
nhiều tiền”, chỉ là câu triết lý có từ lâu mà nhiều người sử dụng.
.
Hình :
https://www.facebook.com/photo/?fbid=2086822965036673&set=a.722559698129680
.
No comments:
Post a Comment