Bộ
trưởng Công an Việt Nam cần những tiêu chuẩn gì?
BBC News Tiếng Việt
23
tháng 5 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgll1jn321xo
Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam vừa có quyết định giao việc điều hành hoạt động của Bộ
Công an cho Thứ trưởng thường trực Trần Quốc Tỏ cho đến khi bổ nhiệm được bộ
trưởng mới.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/d951/live/98968550-1801-11ef-80aa-699d54c46324.png
Ông
Trần Quốc Tỏ được giao điều hành hoạt động của Bộ Công an cho đến khi kiện toàn
chức danh Bộ trưởng Công an, thay ông Tô Lâm vừa lên chủ tịch nước
Ghế
bộ trưởng do Đại tướng Tô Lâm – người vừa được bầu làm chủ tịch nước - nắm giữ
trong gần hai nhiệm kỳ, từ năm 2016.
Ông
Trần Quốc Tỏ hiện là thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy
Công an Trung ương, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Việt Nam.
Để
chính thức trở thành Bộ trưởng Công an, cần một số tiêu chí nhất định, theo luật
pháp Việt Nam.
Các
tiêu chí một bộ trưởng Công an phải có
Người
đảm nhận vị trí Bộ trưởng Công an phải đảm bảo 17 tiêu chuẩn chung, sáu tiêu
chuẩn riêng, theo Quy định 214-QĐ/TW ngày 2/1/2020 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiêu
chuẩn chung về chính trị, tư tưởng
·
Tuyệt
đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; kiên
định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng.
·
Có
lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết bảo vệ nền tảng
tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước;
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
·
Có
tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân
tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn
sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì
hạnh phúc của nhân dân.
·
Tuyệt
đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác.
·
Giữ
nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
Tiêu
chuẩn chung về đạo đức, lối sống
·
Mẫu
mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng,
giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
·
Không
tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung
tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt.
·
Không
tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng,
tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng
không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
·
Thực
hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập
trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách
nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy
trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm
trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
Tiêu
chuẩn chung về trình độ
·
Tốt
nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước
ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.
Tiêu
chuẩn chung về năng lực và uy tín
·
Có
quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới,
tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng
lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt.
·
Nắm
chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương,
cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách.
·
Kịp
thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn
đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những
nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả.
·
Năng
động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có
quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn,
thách thức; nói đi đôi với làm; có thành tích nổi trội, có kết quả và "sản
phẩm" cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa
phương, cơ quan, đơn vị; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ.
·
Là
hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán
bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
Tiêu
chuẩn chung về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm
·
Đủ
sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo
quy định của Đảng.
·
Đã
kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý
chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Tiêu
chuẩn riêng
·
Bảo
đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có
trình độ cao và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt
Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.
·
Có
năng lực cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được
phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
·
Có
năng lực phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo
sự đồng bộ trong thực hiện chính sách chung của Đảng, Nhà nước.
·
Có
kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định
những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
·
Không
bị chi phối bởi lợi ích nhóm.
·
Đã
kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng
hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Có
thể thấy, rất nhiều tiêu chí trong quy định trên mang tính định tính.
VIDEO :
Chủ tịch nước Tô Lâm: Bước đệm cho ghế tổng bí thư?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgll1jn321xo
Ba bước
bổ nhiệm bộ trưởng Công an
Theo
Điều 98 Hiến pháp 2013, Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn: Trình Quốc
hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng chính phủ,
bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ (trong đó có bộ trưởng Bộ Công an).
Theo
Điều 70 Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn: Phê chuẩn đề nghị
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành
viên khác của Chính phủ.
Theo
Điều 88 Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn: Đề nghị Quốc
hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng Chính phủ; căn cứ
vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng
Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Như
vậy, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan, có ba bước để
bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Công an:
·
Thủ
tướng Chính phủ đề nghị bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Công an;
·
Quốc
hội ra nghị quyết phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Công an;
·
Chủ
tịch nước ra quyết định bổ nhiệm bBộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào nghị quyết
phê chuẩn của Quốc hội.
Trên
thực tế, trước khi các bước trên được tiến hành, cấp cao nhất của Đảng Cộng sản
Việt Nam là nơi thống nhất phương án nhân sự. Đây chính là thực tế của khái niệm
"Đảng lãnh đạo toàn diện".
Cụ
thể trong vụ việc lần này, vào ngày 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường
thông báo rằng nội dung nhân sự bộ trưởng Công an vẫn chờ cơ quan có thẩm quyền,
Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Điều
này cho thấy các sắp xếp của Đảng được tiến hành trước hết và mang tính quyết định
trong việc chọn bộ trưởng Công an và các chức vụ cấp cao khác. Chưa có sự sắp xếp
của Đảng, cụ thể là Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(tùy theo vị trí bổ nhiệm), thì các cơ quan nhà nước, bao gồm hành pháp, lập
pháp, vẫn chưa thể tiến hành quy trình theo luật định.
Bộ trưởng
Công an có quyền gì?
Bộ
trưởng Bộ Công an là một thành viên trong Chính phủ, theo Điều 2 Luật Tổ chức
Chính phủ 2015.
Bộ
trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong lực lượng Công an nhân dân,
theo Điều 28 Luật Quốc phòng 2018.
Bộ
trưởng Bộ Công an có một số thẩm quyền sau đây:
Quy
định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổng cục, bộ tư
lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị thuộc tổng cục, bộ tư lệnh, công an tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.
Giải
quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình và của cán bộ, chiến sĩ Công an do mình quản lý trực tiếp; Khiếu nại lần
hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà cục trưởng, thủ trưởng
đơn vị tương đương cấp cục thuộc cơ quan Bộ Công an; giám đốc công an các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc
khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn theo quy định nhưng chưa được giải quyết; Khiếu
nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính có nội dung thuộc
thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an mà chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh
đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn
nhưng chưa được giải quyết.
Quyết
định về việc tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, theo quy định;
quyết định công nhận, cho thôi tập sự phó vụ trưởng và cấp tương đương;
Trình
Chính phủ về thành lập, hợp nhất, chấm dứt hoạt động, giải thể tổng cục, bộ tư
lệnh, công an tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;
Quyết
định thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể cục và các vấn đề liên quan đến bộ
máy, biên chế của cơ quan thuộc bộ và quyết định về danh sách bổ nhiệm, miễn
nhiệm cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nhiệm kỳ tại cơ quan thuộc bộ
theo quy định của pháp luật;
Quyết
định phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tá; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức
vụ phó tổng cục trưởng, phó tư lệnh, phó chính ủy bộ tư lệnh, cục trưởng, phó cục
trưởng và các chức vụ, chức danh tương đương, giám đốc, phó giám đốc công an tỉnh/
thành phố trực thuộc trung ương, giám đốc, phó giám đốc cảnh sát phòng cháy và
chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy định việc phong, thăng các
cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân;
Quy
định thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ
sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân
Phân
công một thứ trưởng làm thứ trưởng thường trực, giúp bộ trưởng điều hành công
việc chung của bộ và phân công các thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác và điều
chỉnh lĩnh vực công tác đã phân công;
Trực
tiếp giải quyết công việc có tính cấp bách và quan trọng mặc dù thuộc lĩnh vực
đã được phân công của một thứ trưởng, hay do thứ trưởng đó đi vắng; quyết định
những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các thứ trưởng;
Định
kỳ chủ trì họp với các thứ trưởng và nếu xét thấy cần thiết, với trợ lý bộ trưởng
để thống nhất chủ trương, biện pháp chỉ đạo điều hành công việc của bộ;
Quyết
định nội dung, thời gian, thành phần và chủ trì các cuộc họp quan trọng của Bộ;
Thực
hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
--------------------------
TIN
LIÊN QUAN
Đại tướng Tô Lâm
làm chủ tịch nước, hứa 'đoàn kết' trong ban lãnh đạo Đảng
22
tháng 5 năm 2024
.
Ai có thể làm Bộ
trưởng Công an nếu ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới?
14
tháng 5 năm 2024
.
Công an và Quốc
phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?
21
tháng 5 năm 2024
No comments:
Post a Comment