Wednesday, 8 May 2024

Ả ĐÀO : 'CUỘC CÁCH MẠNG TÌNH DỤC' VÀ NHỮNG GÓC KHUẤT ĐƯỢC SOI RỌI (Nguyễn Mạnh Hà / BBC News Tiếng Việt)

 




 

Ả đào: 'Cuộc cách mạng tình dục' và những góc khuất được soi rọi

Nguyễn Mạnh Hà

Gửi tới BBC từ Hà Nội

8 tháng 5 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpwg5dld5pgo

 

Ả đào từng thịnh hành như nhạc pop, nhưng sau thời gian bị cấm đoán và các điều kiện xã hội thay đổi, nghệ thuật này dần rơi vào lãng quên. Cuốn sách của Bùi Trọng Hiền có cơ may lật ngược tình thế?

 

Sự kiện ra mắt sách Ả đào - Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật tại hội trường Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (Hà Nội) ngày 6/4/2024 thu hút hơn 150 cử tọa, chú yếu là người trẻ.

 

Đây là một tín hiệu đáng mừng trong tình trạng nghệ thuật ca hát cổ nhất của người Việt đang tiến dần đến nguy cơ thất truyền.

 

Ả đào bị coi là một loại hình ca hát khó nghe. Nhưng chừng một thế kỷ trước, tình hình không phải như vậy.

 

Những năm 1940, người Pháp thống kê chỉ riêng Hà Nội có khoảng 2.000 cô đầu (tức ả đào) hoạt động trong chừng 200 nhà hát.

 

Khác nào nhạc pop bây giờ nếu không nói là còn phổ biến hơn. Sự kỳ thị và thờ ơ của xã hội góp phần quan trọng đẩy các loại hình âm nhạc dân tộc, nhất là ả đào, dần thành xa lạ với chính dân tộc đã sản sinh ra nó.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/1f13/live/13f272a0-0b9a-11ef-82e8-cd354766a224.jpg

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền sinh năm 1966, từng giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia trước khi về làm cán bộ nghiên cứu tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam từ 1996

 

 

Cách mạng giới?

 

Ả đào (còn gọi cô đầu, ca trù) bị cấm ở miền Bắc sau 1954. Tất cả đào kép phải tìm công việc khác kiếm sống và tốt nhất là giấu nhẹm việc mình đã từng đàn hát cô đầu.

 

Tới những năm 1960, các nhà hát cô đầu ở Sài Gòn cũng bị chính quyền Ngô Đình Diệm đóng cửa. Nhưng các chầu hát ở tư gia vẫn được tổ chức thường xuyên nên đào kép vẫn giữ được nghề.

 

Bà Đinh Thị Bản (từng mở nhà hát ở Vạn Thái, Hà Nội; theo chồng là một nhà tư sản vào Nam) thậm chí còn được mời dạy ở Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Tuy chưa rõ bà dạy môn gì. Bùi Trọng Hiền phỏng đoán ngoài ả đào, có thể bà dạy ngâm thơ hoặc chèo.

 

Cô đầu bị hắt hủi vì bị coi là tàn dư của chế độ cũ và là còn là biểu hiện của tệ nạn. Khi các nhà hát cô đầu từ nơi biểu diễn nghệ thuật dần phải kiêm nhiệm chốn ăn chơi.

 

Theo Bùi Trọng Hiền, ban đầu các nhà hát sử dụng các đào rượu để phục vụ các thú ăn chơi như tiêm thuốc phiện, chia bài tổ tôm, làm chỗ tiếp khách... Nhưng về sau ở nhiều nơi, đào hát cũng kiêm luôn công việc này.

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 

 






No comments:

Post a Comment

View My Stats