30
tháng Tư về, da diết nhớ hòa bình…
Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân
2024.05.02
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/april-30-wishing-for-peace-05022024152225.html
Nhớ
đến hòa bình những ngày này sau gần năm thập niên, vẫn là trạng thái tinh thần
sang chấn. Sang chấn nhưng không thể không ghi lại hàng loạt sự kiện lẫn biến cố
để giữ lấy những khoảnh khắc xuyên suốt không – thời gian.
----------------------
Nửa
thế kỷ bom đạn đã qua… Tuy vẫn còn tranh cãi về tên gọi cuộc chiến, nhưng các
bên đã trở thành ‘đối tác chiến lược toàn diện’ của nhau (CSP). Là nói giữa hai
chính quyền, Mỹ và Việt. Còn giữa Việt Nam Cộng sản với Việt Nam Cộng hòa, dù cả
hai chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, thì vẫn còn đó bộ phận không nhỏ, nhìn
nhau bằng “những ánh mắt hình viên đạn”. Nhớ hòa bình những ngày
này là nhớ về trạng thái bị sang chấn. Sang chấn nhưng không thể không ghi lại
hàng loạt sự kiện lẫn biến cố để giữ lại những khoảnh khắc xuyên thế kỷ... Bên
tai ta vẫn “đùng đùng đùng, đoàng đoàng đoàng” từ trên thượng
tầng Bộ Chính trị và Trung ương tận Ba Đình… Cố nhận diện “các khuôn
mặt Beria” – Lavrenty Pavlovich Beria (1) luôn rình mò, “tiến bước
tiến, đi theo dò…” các đồng chí chưa hoặc sắp bị lộ “từ đống rơm” để
cưa tiếp các chân ghế còn lại... Các Phó Thủ tướng, những Chủ tịch nước,
Chủ tịch Quốc hội… các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương… ai dám tự nhận
“bàn tay mình chưa từng nhúng chàm”. Tất cả đều như “cá nằm trên thớt”. Nấp từ
các “boong-ke”, bắt tay nhau xong các đồng chí’ vẫn phải đếm lại xem, bàn tay
mình còn đủ năm ngón? 30 tháng Tư về, chưa dám “rời nơi trú ẩn”.
Việc
người đứng đầu nhánh Hành pháp “từ chức” dẫn đến một tình trạng hỗn loạn chính
trị trên cả thượng tầng lẫn người dân. Luật sư Lê Quốc Quân viết trong Facebook
cá nhân về việc Vương Đình Huệ “ngã ngựa’: ‘’Chưa bao giờ chính trường
Việt Nam mâu thuẫn căng thẳng và xung đột gay gắt như bây giờ. Cũng chưa bao giờ
báo chí bị bịt kín thông tin, nhân dân chỉ biết đứng ngoài (tròn xoe mắt) xem vị
chủ tịch của cái ‘Cơ quan quyền lực cao nhất’ ấy bị hạ bệ một cách bí mật, bất
ngờ… Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) sẽ đi vào lịch sử như một lực lượng chiếm
đóng tại một xứ sở, nơi người dân và ngay cả 5 triệu đảng viên của họ cũng
hoàn toàn không được biết và không có quyền được tham gia vào công cuộc quản trị
đất nước” (2). Một bộ phận mạng xã hội hoan hỉ, từng có
Facebookker viết, Vương Đình Huệ bị đuổi về là phúc lớn của dân... (3) Bởi
vì, trong hành trình thăng tiến từ Bộ trưởng Bộ Tài chính, lên Phó Thủ tướng,
Vương Đình Huệ đã “lập công dâng Đảng” bằng nhiều chủ trương có hại
cho người dân, nhất là trên lĩnh vực y tế, dẫn đến bao cái chết trong thời bình
của nhiều người già lẫn trẻ nhỏ.
Bỉnh
bút Zachary Abuza bình luận trên RFA ngày 27/4/2024: “Chắc chắn là
chính trị Việt Nam chưa bao giờ tồi tệ như hiện nay cũng như chưa bao giờ mang
tính tàn phá thể chế đến vậy. Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp
hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín
hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra
trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào” (4). Cùng ngày, trên VOA,
Blogger Trân Văn đã trích các dòng trạng thái: Toàn bọn lưu manh chính trị, bọn
hại nước hại dân! “Minh triết chính trị” là đây, việc gì phải để ai dạy bảo. “Có
thể nói mô hình phát triển gọi là định hướng XHCN của Việt Nam lúc này đã hoàn
toàn sai đường. Còn sống được chỉ nhờ kiều hối, FDI chống đỡ, không có chắc rã
rồi. Thấy sai mà vẫn bắt dân phải theo mình là một tội ác. Người ra khỏi nhà nước
này cảm thấy cuộc đời mình thật vô nghĩa khi cống hiến cho ảo tưởng giả dối, tưởng
đẹp nhưng hại người biết bao nhiêu...” (5). Hơn hai trăm đồng chí được cho là
tinh hoa của Đảng, nào là Tổng bí thư, nào là Bộ tam, Bộ tứ. Lú hết cả rồi hay
sao, thấy sai mà vẫn bắt dân làm bừa? Khỏi chờ lịch sử lên án. Đấy chính là tội
ác!hái
Các
vị có nghe thấy gì không? Một vị từng là Bí thư Đảng đoàn của Bộ
Ngoại giao… Đại sứ Nguyễn Đình Bin, hơn một lần khẩn thiết kiến nghị, khẩn thiết đề
xuất cháy bỏng lên Đảng nhân dịp 30/4. Theo Nguyễn Đình Bin, ĐCSVN phải
từ bỏ học thuyết Mác – Lê-nin đã thực sự lỗi thời. Đấy chính là cội nguồn đẻ ra
đặc quyền đặc lợi, các nhóm lợi ích vị kỷ, làm cho kinh tế thị trường méo mó,
không phát huy được đầy đủ các mặt mạnh vốn có; ngược lại, đã tạo ra mảnh đất mầu
mỡ cho các mặt tiêu cực phát triển, nạn tham nhũng và các quốc nạn khác, ngày
càng trầm trọng, đang tiếp tục hoành hành, phá hoại chính đảng, nhà nước và xã
hội ta, đến tận cội rễ là con người, đặc biệt nguy hiểm là người nắm quyền
sinh, quyền sát quốc gia (6). Ngoại giao ngày nay phải là thế, không
phân biệt nội trị với đối ngoại, đó là hai mặt của một đồng tiền. Nguyễn
Phú Trọng và Ban bí thư động não đi chứ! Cuộc nội chiến về tư tưởng này lúc nào
mới chấm dứt, mới có hòa bình?
Và
cùng một ngày, ngày 25/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cao giọng, “yêu
cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam;
không làm phức tạp thêm tình hình, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định,
trật tự ở khu vực Biển Đông” (7). Cũng ngày hôm ấy, vẫn bà Phạm Thu Hằng,
quyết liệt phản đối “báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ
đã đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không
chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam, về các thành tựu và bước tiến của Việt
Nam trong việc bảo vệ quyền con người…” (8) Chúng ta như sống lại những
năm 80 của thế kỷ trước. Hồi ấy Đảng lấy đâu ra nhiều kẻ thù vậy, coi Trung Quốc
là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm, cảnh cáo Mỹ là kẻ thù lâu dài… Và đến
giờ phút này, sau khi thề thốt “cùng chia sẻ tương lai chung” (một biến tướng của
CCD) với Bắc Kinh và nâng cấp quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” (CSP) với
Washington, vậy mà trong nội bộ Đảng vẫn còn một bộ phận nhìn đâu cũng thấy
“kẻ thù trước mắt và truyền kiếp”, “kẻ thù vĩnh viễn và lâu dài”. Nhớ hòa
bình da diết…
Theo
Bộ Ngoại giao Mỹ, tình trạng Hà Nội cho giết hại người dân một cách phi pháp,
tùy tiện; các giới chức chính phủ tra tấn, đối xử vô nhân đạo, độc ác; hoạt động
cưỡng bức điều trị tâm lý, y tế; bắt giữ, giam cầm tùy tiện; hệ thống tư pháp
không độc lập; đàn áp xuyên biên giới đối với những cá nhân tại nước khác; hạn
chế nghiêm trọng quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, quyền tự do Internet; quyền
tự do hội họp ôn hòa, tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo – tín ngưỡng, quyền tự
do đi lại; người dân không có quyền tự do ứng cử, bầu cử, quyền tự do tham gia
các đảng phái chính trị; hạn chế việc cổ xúy cho nhân quyền và quyền tự do lập
nghiệp đoàn công nhân; làm ngơ trước các tệ nạn tham nhũng, buôn người… (9). Từ
EU, Đạo luật của Liên bang Đức từ năm 2023 cũng nhấn mạnh đến việc cần bảo vệ
các quyền con người trong chuỗi cung ứng toàn cầu và ngăn chặn tình trạng lao động
trẻ em và lao động cưỡng bức, cấm những chất gây hại cho con người và môi trường.
Đạo luật cũng chống phân biệt đối xử, phải trả lương đủ sống và thời gian làm
việc đúng mức (10).
Mỹ,
Trung là nước lớn, lắm duyên nợ với Việt Nam đã đành, nhưng đến cái vương triều
Hun Sen – Hun Manet cạnh ta nay cũng gây chuyện om sòm. Mới đây, ông Hun Sen
nay là Chủ tịch Thượng viện Campuchia cho biết, Campuchia “không nhượng bộ hay
đàm phán” về kênh đào Phù Nam, bất chấp Việt Nam phản đối. Tại một buổi tiệc của
Hiệp hội Oknha Campuchia hôm 26/4, liên quan đến kênh đào Phù Nam Techo, ông
Hun Sen nó: “Tôi sẽ không lùi bước về vấn đề này và tôi muốn thẳng thắn nhấn mạnh
rằng không cần phải đàm phán. Đừng cố ép Campuchia vào bàn đàm phán… Tôi sẽ
không để bất cứ ai đốt nhà của mình để luộc một quả trứng, cho dù đó là đồng
minh hay là kẻ thù đi chăng nữa”. Ông nói thêm rằng, Việt Nam thịnh vượng là nhờ
bảo vệ lợi ích cho chính người dân của mình, điển hình là nhiều công trình xây
dựng đập. Vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, khi lũ lụt đe dọa mùa màng, Việt Nam
đã đóng các đập để bảo vệ lúa gạo và mùa màng, gây lũ lụt ở các tỉnh Campuchia
giáp biên giới Việt Nam, đặc biệt là ở Kandal, Prey Veng, Svay Rieng, Takeo và
Kampot… (11)
*
Điểm
qua một số thời sự những ngày này, rõ ràng đã đến lúc Việt Nam phải kiến tạo một
chính sách hòa bình toàn diện nhằm thúc đẩy sự ổn định và hợp tác với các quốc
gia bên ngoài, cũng như sự hóa giải trong cộng đồng nội địa. Chính sách này bao
gồm một chiến lược nhiều mặt nhằm ngăn ngừa và giải quyết xung đột, trước hết
trong cuộc tranh giành quyền lực trên thượng tầng ngõ hầu tìm con đường để chuyển
đổi thể chế. Thông qua ngoại giao, tôn trọng nhân quyền, thúc đẩy phát triển bền
vững và một môi trường có lợi cho an ninh quốc gia lẫn khu vực. Thiếu vắng một
chính sách hòa bình là thiếu vắng các nguyên tắc chỉ đạo để quốc gia điều hướng
mạng lưới quan hệ quốc tế phức tạp, giảm thiểu căng thẳng tiềm ẩn và mở đường
cho mội trường hòa bình và thịnh vượng hơn. Để đạt được mục tiêu trở thành nền
kinh tế phát triển và người dân có thu nhập cao vào năm 2045, chắc chắn Việt
Nam không thể duy trì thể chế quản trị quốc gia và mô hình tăng trưởng như cũ,
dựa trên các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và tài nguyên, hay phụ thuộc
vào các doanh nghiệp nước ngoài (12).
____________________
Tham
khảo:
(1) https://vi.wikipedia.org/wiki/Lavrenty_Pavlovich_Beria
(4) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/and-a-hue-we-go-04272024083220.html
(5) https://www.voatiengviet.com/a/ong-hue-la-chuyen-nho-the-che-moi-la-chuyen-lon/7586538.html
(9) https://www.voatiengviet.com/a/7580677.html
(10) https://vietnam.diplo.de/vn-vi/%C4%91%E1%BB%A9c-vi%E1%BB%87tnam/aktuelles/-/2543812
-------------------------------------------------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
*
Trần Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham
gia vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho
Việt Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và
đường lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.
-----------------------------
Tin,
bài liên quan
BLOG
Giải
phóng Miền Nam cướp mất sự hồn nhiên của tuổi học trò!
Chúng
ta đấu tranh vì cái gì?
No comments:
Post a Comment