Từng
chiến đấu anh dũng với VNCH gần 60 năm trước, cựu đại tá da đen Mỹ sắp được
huân chương
Mai Phi Long/Người Việt (tổng hợp)
February 16, 2023
WASHINGTON, DC (NV) – Một trong những sĩ quan chỉ huy người Mỹ gốc Châu Phi đầu tiên
trong lực lượng Special Forces sẽ nhận được Huân Chương Danh Dự (Medal of
Honor), vì lòng dũng cảm trong trận chiến cách đây gần 60 năm tại chiến trường
Việt Nam, theo AP.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/02/TS-davis-1-1536x1042.png
Cựu Đại Tá Paris
Davis thuộc lực lượng Special Forces, Lục Quân Mỹ. (Hình:
Chụp qua màn hình CBS)
Và đặc biệt là chuyện này xảy ra trong Tháng
Hai của năm nay, Tháng Người Mỹ Gốc Châu Phi (Black History Month) tại Hoa Kỳ.
Tổng Thống Joe Biden đã gọi
điện thoại cho ông Paris Davis, cựu đại tá Lục Quân Mỹ nay đang nghỉ hưu, hôm
Thứ Hai, 13 Tháng Hai, “để thông báo rằng ông sẽ nhận được Huân Chương Danh Dự
vì hành động anh hùng xuất sắc trong Chiến Tranh Việt Nam.”
Cựu Đại Tá Davis, 83 tuổi, cho biết cuộc điện
đàm với tổng thống “gợi lên một làn sóng ký ức về những đồng đội đã cùng tôi
chiến đấu ở Việt Nam.”
Ông Davis cám ơn gia đình, bạn bè trong quân đội
và các tình nguyện viên đã lưu truyền câu chuyện của mình với Tổng Thống Biden
và các nhà lãnh đạo quân sự.
Cựu Đại Tá Davis, người gốc
Cleveland, Ohio, và hiện đang sống ở Alexandria, Virginia, cho biết: “Tôi thường
nghĩ về 19 giờ đồng hồ định mệnh đó vào ngày 18 Tháng Sáu, 1965, và những gì mà
nhóm của chúng tôi đã làm, chỉ để bảo đảm không bỏ sót người nào trên chiến trường.”
Khi đó ông Davis mang cấp bậc đại úy, được sĩ
quan thượng cấp trực tiếp đề nghị tặng thưởng Huân Chương Danh Dự vì chứng tỏ sự
can đảm vào buổi sáng Tháng Sáu đó trong một trận đột kích vào một căn cứ của
quân đội Bắc Việt ở Bồng Sơn, nay thuộc thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Nhưng mọi chuyện xảy ra sau đó không theo đúng
như kế hoạch, đối phương phản công dữ dội.
Một quả lựu đạn nổ làm văng các chiếc răng và
xé rách những ngón tay, kể cả ngón trỏ dùng bóp cò súng, của ông Davis.
Từng người một trong các đồng đội người Mỹ của
ông gục ngã dưới hỏa lực của đối phương.
Ông Davis là quân nhân Mỹ duy nhất còn lại tại
chiến trường và phải bóp cò súng bằng ngón út.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/02/TS-davis-3-1536x996.png
Đại Úy Paris Davis (giữa) tháp tùng Tướng
William Westmoreland (trái) tại Việt Nam năm 1965. (Hình: Chụp qua màn hình
CBS)
Sự yểm trợ giúp duy nhất mà ông có trên mặt đất
là khoảng 90 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa.
Vị đại tá thượng cấp của ông Davis từ trên trực
thăng ra lệnh rút lui, tuy nhiên, ông từ chối, vì tin rằng nhiều đồng đội còn sống.
Bất chấp vết thương, ông băng qua bãi đất trống
dưới làn đạn dày đặc vừa chiến đấu vừa vác từng đồng đội đến nơi an toàn.
Ông đã chiến đấu trong 10 giờ đồng hồ, và tất
cả đồng đội đều sống sót trở về vào ngày hôm đó.
Sĩ quan thượng cấp ngay lập tức đệ trình hành
động anh hùng của Đại Úy Davis, lúc đó, để nhận Huân Chương Danh Dự. Tuy nhiên,
đề nghị bị thất lạc. Rồi lần đề nghị tặng thưởng huân chương lần thứ hai được
đưa ra ngay sau đó, nhưng lại tiếp tục không có hồi đáp.
Ông Davis giữ cấp bậc sĩ quan vào thời điểm vấn
đề phân biệt chủng tộc tại Mỹ đang lên đến đỉnh điểm.
Sự can trường của ông trên chiến trường không
hề bị nghi ngờ với những gì ông đã thể hiện vào ngày hôm đó.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/02/TS-davis-2-1536x866.jpeg
Đại Úy Paris Davis trao bằng khen cho các quân nhân
Việt Nam Cộng Hòa năm 1965. (Hình: Chụp qua màn hình CBS)
Cựu Đại Tá Davis, nghỉ hưu từ năm 1985, tin rằng
chính nguồn gốc chủng tộc da đen của mình khiến ông không nhận được Huân Chương
Danh Dự.
Sau khi rời quân đội, ông sáng lập một tờ báo
nhỏ ở Virginia, tên là “The Metro Herald,” trong 30 năm, thường xuyên đăng các
bài viết nói về thành tích của các cư dân gốc Châu Phi và các vấn đề liên quan
đế dân quyền, theo nhật báo The New York Times.
Trong suốt thời gian này, ông nói với NYT, ông
ít khi nghĩ tại sao ông liên tục đâm đầu vào những nơi nguy hiểm hồi năm 1965,
hoặc tại sao đề nghị tặng huân chương cho ông tiếp tục bị “thất lạc.”
Theo đài truyền hình CBS, trong nhiều năm, mỗi
lần các đồng đội ông vận động Quốc Hội, việc xét duyệt huân chương cho ông đều
bị kẹt lại.
“Tôi biết chủng tộc là một yếu tố,” ông Davis
nói với đài CBS – một cảm giác mà ông từng trải qua trong suốt 23 năm trong Lục
Quân.
Ông nói với CBS rằng ông thường dặn các binh
sĩ dưới quyền “các anh có thể gọi tôi là Đại Úy Davis… nhưng không thể gọi tôi
là một gã da đen.”
Nhưng “điều đó đã xảy ra,” ông Davis nói với
CBS.
Vẫn theo CBS, trong số những người lính Mỹ được
Huân Chương Danh Dự, chỉ có 8% là gốc Châu Phi.
Các đồng đội trong nhóm A của lực lượng
Special Forces với ông đều đồng ý.
“Không thể đưa ra giả định nào khác!” ông Ron
Deis, 77 tuổi, người lính trẻ nhất trong đơn vị của ông Davis năm 1965, nói với
NYT. “Tất cả chúng tôi đều biết ông xứng đáng. Ông hoàn toàn xứng đáng ngay đến
tận phút này.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/02/TS-davis-4-1536x1197.png
Đại Úy Paris Davis tại một căn cứ ở Việt Nam hồi năm
1965. (Hình: Chụp qua màn hình CBS)
Năm 2014, một nhóm cựu quân nhân và tình nguyện
viên chuyên trách truy tìm các trường hợp binh sĩ của Special Forces bị lãng
quên trong việc tặng thưởng huân chương vào cuộc, theo NYT.
Họ gom tất cả các tài liệu, các bài báo viết về
đơn vị của ông Davis, và nộp tận tay cho các giới chức cao cấp Bộ Quốc Phòng để
những người này tiến hành xét duyệt, vẫn theo NYT.
Vào Tháng Giêng, 2021, ông Christopher Miller,
quyền bộ trưởng Quốc Phòng, ra lệnh cho quân đội xúc tiến việc xem xét đề cử
trao huân chương cho ông Davis.
Vào đầu Tháng Mười Một, 2022, Tướng Mark
Milley, tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, phê duyệt và gửi đến bàn ông Lloyd
Austin, đương kim bộ trưởng Quốc Phòng.
Hiện chưa có thông tin nào về quá trình chuyển
sự chuẩn thuận từ ông Austin đến bàn của tổng thống có thể mất bao lâu, nhưng
các dự đoán sẽ là nhanh chóng vì chính Tổng Thống Biden đã gọi cho vị cựu đại
tá anh hùng này hôm Thứ Hai.
Cựu Đại Tá Paris Davis hiện đã 83 tuổi, và phải
mất gần sáu thập niên tấm huân chương danh dự mới “về” với ông. [đ.d.]
—–
Liên lạc tác giả: maiphilong@nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment