80%
dân chúng VN đều có thể có hành vi vi phạm điều 331 BLHS
28/02/2023
https://baotiengdan.com/2023/02/28/80-dan-chung-vn-deu-co-the-co-hanh-vi-vi-pham-dieu-331-blhs/
Khi mà hàng
loạt luật sư được cho là có hành vi vi phạm một điều luật 331 BLHS thì chuyện cần
thiết (của người làm luật và người áp dụng luật) là phải rà soát lại nội dung
và phạm vi áp dụng của điều luật đó.
Ý kiến của tôi, nếu truy xét “đại trà” 80% dân
chúng Việt Nam đều có thể có hành vi vi phạm điều 331 BLHS. Con số 80% là vì có
thống kê cho biết khoảng 80% dân Việt Nam sử dụng một phương tiện (YouTube,
Facebook, v.v…).
Theo tôi, cái cách sử dụng quyền tự do ngôn luận
ở Việt Nam trong thời kỳ bùng nổ internet tương tự như cái cách sử dụng phương
tiện lưu thông hiện nay ở Hà nội.
Dân Việt Nam vốn khép kín trong một thời gian
rất dài. Việc tiếp xúc với thế giới tư bản mang tính đột ngột, thiếu chuẩn bị
trên mọi phương diện. Phương tiện giao thông bùng nổ. Người nào, nhà nào cũng
có xe gắn máy, bây giờ là xe ô tô. Hầu hết người sử dụng phương tiện giao thông
đều thiếu kiến thức cơ bản về luật lệ giao thông. Chỉ cần 1/10 người sử dụng
phương tiện giao thông không tôn trọng luật lệ thì hệ quả lây lan có thể khiến
cho việc giao thông trở thành hỗn loạn, không ai tôn trọng luật lệ nữa.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/02/Xe.jpeg
Một vụ tại nạn giao thông ở Việt Nam. Ảnh trên mạng
Về ngôn luận, thời xa xưa cách biểu đạt quyền
tự do ngôn luận (ở các quốc gia Tây phương) chỉ giới hạn qua các cuộc “diễn
thuyết” ở công viên. Báo chí các quốc gia phương Tây thực sự trở thành đại
chúng sau Thế chiến II. Quyền “tự do ngôn luận” vì vậy chỉ dành cho một số người
giới hạn gọi là “trí thức”. Luật lệ nhằm điều chỉnh, hay giới hạn, quyền tự do
ngôn luận cho dầu phức tạp đến đâu cũng không làm khó khăn những người cầm bút.
Đa số lớp người cầm bút là “có học”, có một trình độ hiểu biết về luật đủ để thấy
các giới hạn về quyền tự do ngôn luận của cá nhân.
Trên phương diện giao thông cũng vậy. Phương
tiện xe cộ luôn tương ứng với hệ thống hạ tầng cơ sở. Luật lệ về giao thông
cũng tương thích với kỹ thuật xe cộ và hệ thống đường xá.
Người Việt xưa nay không
có cái may mắn trong việc sử dụng các quyền về tự do cá nhân, nhứt là quyền tự
do ngôn luận.
Luật lệ về giao thông, sử dụng hàng ngày mà
giao thông hỗn loạn. Luật về “tự do ngôn luận” dĩ nhiên vô cùng xa lạ với họ.
Trong khi phương tiện internet như youtube,
facebook… giúp mọi người có thể phát biểu tư tưởng, ý kiến của mình một cách dễ
dàng.
Luật lệ làm sao “chạy” cho kịp với sự bùng nổ
kỳ thuật?
Một người “biết luật”, kiểu luật sư, phải đào
tạo ít ra 5 năm đại học. Không lẽ họ còn vi phạm luật?
Người làm luật chưa chắc
đã “chạy” kịp theo sự bùng nổ internet. Nói chi tới người “áp dụng luật”, tức
công an. Tư cách gì họ để diễn giải luật? chưa nói tới
việc áp dụng luật!
Điều 331 BLHS nếu tách bạch nội dung ta thấy
vô số điều “bất cập”. Trầm trọng hơn cả là nội dung điều luật mang tính
“flottant”, không chính xác. Giải thích sao cũng được.
Tập quán quốc tế, nếu một điều luật “diễn giải sao
cũng được” thì nó không phải là luật. Nếu luật này áp dụng thì phải áp dụng ở mức độ
nhẹ nhứt.
No comments:
Post a Comment