Tổng
Trọng đang đau đầu vì những điều gì?
Nguyễn Bá Bình
26/02/2023
https://www.voatiengviet.com/a/tong-trong-dang-dau-dau-vi-nhung-dieu-gi-/6979571.html
Tóm lại, từ nay cho tới Hội nghị Trung ương bất thường
đầu tháng Ba và Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ tháng Năm, ông Nguyễn Phú Trọng
làm thế nào thiết kế được một “dàn Bộ tứ” – vừa theo đúng tính toán chi ly của
ông, vừa khớp với “chiếu chỉ” của “thiên triều” – là cả một đại sự!
https://gdb.voanews.com/09690000-0a00-0242-c2e8-08da70a2bdc5_w1023_r1_s.jpg
Uỷ viên Bộ
Chính trị Võ
Văn Thưởng và Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng. Photo: Bao Chinh phu.
Như thế là hội nghị Trung ương đặc biệt và nhóm họp
Quốc hội đặc biệt có thể phải lùi lại đến đầu tháng Ba. Tất nhiên, nguồn tin
chưa thể kiểm chứng. Nhưng từ trước đến nay, đối với mọi tin đồn thì chỉ có một
số ít là “tin vịt”. Còn đại đa số đều khớp như thế! Râm ran cả tuần nay, họp lần
này là để “gắn mác” Ủy viên Bộ Chính trị cho Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Chủ
tịch nước cho Võ Văn Thưởng.
Nói “gắn mác”, vì thực ra hai chuyện này đã được
Bộ Chính trị quyết trong một cuộc họp bí mật cách đây cả tuần lễ có dư. Tuy
nhiên, quá tình dàn xếp “chia lại ghế” từ sau Tết đến nay trên thượng tầng chính
trị Ba Đình cho thấy, mọi việc không thật sự suôn sẻ như Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng trù tính. Việc ông Trọng phải lấy quyết định, lại triệu tập một Hội nghị
Trung ương đặc biệt nữa, và đây là lần thứ ba trong vòng ba tháng là cả một sự
chẳng đừng. Bứng được Nguyễn Xuân Phúc như một hậu họa, nhưng sau sự kiện “tự
nguyên xin thôi việc” của ông Chủ tịch nước, ai sẽ là tân chủ tịch nước Việt
Nam, hóa
ra lại là vấn đề khá phức tạp.
Dư luận còn nhớ, ngày 17/1 năm nay, việc ông
Chủ tịch nước “xin từ chức” về hưu khi đương nhiệm và việc hai ông Phó Thủ tướng
Chính phủ, ông Minh và Đam, bị “hạ bệ” là chưa có tiền lệ trong lịch sử ĐCSVN.
Tuy nhiên, lý do không được công bố rõ ràng, chưa có quy chế về “chịu trách nhiệm
chính trị”, khiến khoảng một phần ba số Uỷ viên trung ương của Ban Chấp hành
khoá 13 và cũng với tỷ lệ như vậy, số Đại biểu Quốc hội khoá 15 đã không đồng ý
tại các hội nghị được triệu tập một cách bất thường trước Tết âm lịch. Sự
kiện này báo hiệu nhiều chuyển động bất ổn trên thượng tầng.
Trong nội bộ Trung ương và Quốc hội tỷ lệ đòi
“hất Phúc” không cao là một chuyện. Đã thế dư luận còn chất vấn, nếu quy trách
nhiệm do cấp dưới phạm sai lầm mà cấp trên phải về vườn thì mọi con mắt lại đổ
dồn vào Tổng bí thư, vì ông Trọng từng là Trưởng ban Nhân sự Đại hội 13 ĐCSVN.
Tất cả những “thanh củi gộc” trước nay, từ Đinh La Thăng đến Phạm Bình Minh… tất
cả đều đích thân do một tay ông chọn qua 5 bước – 7 bước. Dân chúng tại các
quán café vỉa hè tưởng là không quan tâm đến chính trị, hóa ra không phải thế.
Họ thì thào bàn tán, thậm chí nhiều nơi còn công khai truyền nhau câu sấm rất
“hot” trong những ngày này.
Câu sấm truyền rằng: “Bỉnh chúc vô minh, Quang
tự diệt/ Trọng Ngân bạc Phúc, Sản tất vong”. Giải nghĩa: ngọn đuốc (bỉnh chúc)
mà không có nguồn sáng (vô minh), thì ánh sáng tự mất (Quang tự diệt). Ham hố
tiền bạc (Trọng Ngân) nhưng không chịu tu nhân tích đức, khiến cho Phúc mỏng (bạc
Phúc) thì của nả, tài sản rồi cũng biến hết. Tuy nhiên, ý nghĩa thâm thúy và
sâu xa của câu sấm truyền lại được hiểu theo nghĩa khác: Trong “Bộ tứ cũ”, Trần
Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Kim Ngân đã “rớt đài”. Nay thiên hạ chỉ mong Tổng
Trọng sớm “ra đi” để chấm dứt toàn trị (Cộng sản tất vong), mọi
chuyện lúc ấy mới đi vào yên ổn…
Hiện nay, một trong những câu chuyện đại sự với
ông Trọng là làm thế nào để ngăn chặn một cách chắc chắn tình trạng “vỡ trận”
trong các kỳ họp Trung ương đặc biệt, cũng như thường kỳ đầu tháng Ba và trong
tháng Năm tới? Mặc dầu Bộ Chính trị ĐCSVN đã họp bàn và chọn được người kế nhiệm
ông Nguyễn Xuân Phúc, nhưng trong cuộc họp cách đây một tuần, Bộ trưởng Công an
Tô Lâm chủ động xin rút lui, không nhận chức Chủ tịch nước. Lâm vẫn xin tiếp tục
chức vụ Bộ trưởng công an. Vì Tô Lâm biết rằng, nếu rời Bộ Công an thì ông ta
chẳng khác nào “hổ về đồng bằng”, nhiều “tay thợ săn” đang chờ ông…
Nếu Võ Văn Thưởng là tân Chủ tịch nước Việt
Nam thì Thưởng sẽ phục vụ ông Trọng trên cương vị thành viên thứ tư trong “Bộ tứ”
cho đến khi nhiệm kỳ hiện tại kết thúc vào năm 2026. Nhưng cho tới lúc đó, dưới
sức ép của công luận và ngay trong nội bộ Đảng, ông Trọng không thể không cho
phép Bộ Công an sờ đến một số đệ tử ruột của mình – kẻ đứng đầu bảng hiện nay
là Trợ lý Hồ Mẫu Ngoạt. Nếu chẳng may Ngoạt “rớt đài” thì chiếc ghế Tổng bí thư
thật khó an toàn. Hiền lành và “ngoan” như Thưởng làm thế nào có thể giúp ông
chế ngự được các kẻ thù của Hồ Mẫu Ngoạt và Tô Lâm? Bao giờ thì có thể
cho phép Bộ Công an xử lý Hồ Mẫu Ngoạt?
Tóm lại, từ nay cho tới Hội nghị Trung ương bất
thường đầu tháng Ba và Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ tháng Năm, ông Nguyễn
Phú Trọng làm thế nào thiết kế được một “dàn Bộ tứ” – vừa theo đúng tính toán
chi ly của ông, vừa khớp với “chiếu chỉ” của “thiên triều” – là cả một đại sự!
Chiều hướng cho thấy bất ổn chính trị được cảnh báo, nguy cơ lớn dần, bởi người
dân hoàn toàn “đứng ngoài cuộc”. Quan điểm “dân là gốc” vẫn chỉ là tuyên truyền,
và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng” – từng được là “điểm mới” trong Văn kiện Đại hội 13 cũng chỉ là khẩu hiệu,
khi những nguyên tắc dân chủ không được thể chế hoá, và vì vậy không
có cơ sở pháp lý, điều kiện để nhân dân thực thi.
No comments:
Post a Comment