Thứ Hai, 02/27/2023 - 20:02 — VietTuSaiGon
https://www.rfavietnam.com/node/7544
Kinh nghiệm cho thấy, hầu hết những người làm
phong trào, làm công tác quần chúng, công tác thanh niên và công tác phát triển
đảng (Cộng sản) tốt đều phát triển lên những vị trí rất cao trong bộ máy chính
trị, thậm chí phát triển lên lãnh đạo cao nhất như trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng,
ông từng là lãnh đạo trong đội ngũ lý luận, phát triển đảng Cộng sản. Và kinh
nghiệm cũng cho thấy, những lãnh đạo có nguồn
gốc từ phong trào, từ công tác xây dựng đều rất kém năng lực trong phát triển
kinh tế nhưng rất giỏi múa miệng. Thế nên, nếu Võ Văn Thưởng
làm Chủ tịch nước, thì chuyện gì sẽ diễn ra?
Một giả định, nếu như lời của Giáo sư Carl
Thayer đúng, ông Tô Lâm tự rút khỏi danh sách ứng viên Chủ tịch nước và ông Võ
Văn Thưởng, người có khả năng trở thành tân Chủ tịch nước rất cao, thì, kinh
nghiệm quan sát lại một lần nữa đúng, đó là những người làm công tác quần
chúng, công tác đoàn đội, công tác bảo vệ đảng, phát triển đảng đã thắng trong
cuộc cạnh tranh ghế quyền lực trong hệ thống đảng Cộng sản. Bởi với đảng Cộng sản, vấn đề xét công trạng
xây dựng đảng được đánh đồng với công trạng xây dựng đất nước.
Và, điều đáng sợ nhất là
hầu hết những người làm công tác đoàn thể đều là những người có học vấn rất kém, bất kì cán bộ lãnh đạo đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở xã nào,
huyện nào, tỉnh nào (kể cả con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
cũng đều có học lực nhàn nhàn, thậm chí kém so với chúng bạn. Bởi ở độ tuổi từ
20 đến 25 là tuổi vào đại học, mơ tưởng xa xôi, cao vọng và chẳng mấy ai đủ rảnh
rỗi để ăn quẩn cối xay ở xã, huyện mà họp vu vơ, múa hát, tổ chức những trò
chơi nhảm nhí, kém trí tuệ và bị phản ảnh là dân “rỗi hơi”. Thế nhưng, với những
cô cậu thi rớt đại học, có nhiều Bí thư đoàn rớt đại học năm năm liền, lại là
cơ hội để bám trụ, giải sầu qua ngày và đương nhiên là cả phát triển.
Và, đương nhiên họ phải là con ông cháu cha,
dù ở địa phương hay trung ương, họ phải có gốc gác, lý lịch đỏ, càng đỏ càng dễ
phát triển. Và, nếu không đỏ thì họ đã chẳng vào đoàn làm gì, họ cũng như bao
thanh niên lêu lổng khác rồi, ở đây, họ vẫn được lêu lổng nhưng lêu lổng một
cách chính qui, có tổ chức, có đảng, nhà nước bảo trợ.
Và, hầu như bất kì cơ quan, đoàn thể trực thuộc
nào nước nào, những cán bộ phong trào, cán bộ làm công tác xây dựng đoàn/đảng đều
phát triển rất nhanh. Có một qui luật rất
khôi hài là trong chế độ này, nếu lý lịch tốt thì càng dốt càng mau tiến thân.
Vì sao? Vì cùng lý lịch đỏ như nhau, nhưng người học
giỏi, học khá thì vào đại học, vào cao đẳng, vào trường nghề để học, lại bước
vào một chu kì mới (cũng có thể phát triển đoàn, đảng trong môi trường này và
sau này lại lãnh đạo trong khối ngành của họ), còn người học yếu kém, bắt đầu
chu kì quanh quẩn cối xay, ban đầu thì đi sinh hoạt đoàn, đi chỉnh âm thanh, đi
làm phụ việc cho cơ quan địa phương, chừng nửa năm, một năm thì bắt đầu vào chu
kì mới, được xét lý lịch, được đặc cách dự các lễ kết nạp đoàn, đối tượng đảng
và chẳng mấy chốc lại vào Hội đồng Nhân dân cấp xã, cứ như vậy, chẳng bao lâu
làm Bí thư đoàn xã, rồi Phó Chủ tịch xã, rồi lại thăng tiến theo bằng cấp lý luận
đảng, bằng trung cấp, cao cấp chính trị… Đến nước này, những tân cử nhân không
thể đấu đá nổi ở thành phố lại chui về quê, lại quay lại với địa phương và nếu
may mắn lắm, họ được một chân pha trà, chân thư ký hoặc một chân cán bộ chuyên
trách nào đó trong xã, để nuôi hi vọng. Nhưng mà đừng tơ tưởng gì nhiều, bởi mọi
thứ đã có sắp đặt, an bài.
Chính vì các lãnh đạo địa phương đều rất giỏi
phong trào, tức họ đi sâu, đi sát quần chúng và đương nhiên họ tự hào vì “dám
làm”, bù cho nhiều người có trình độ, năng lực mà không “dám làm” như họ (đương
nhiên kiểu lập luận này đã cố ý che đi câu hỏi: “Ai cho tao/mày làm mà dám với
không?” rồi!). Cứ như vậy mà thăng tiến, nên chi, nói về năng lực nói trước đám
đông, khả năng diễn đạo đức, chuẩn mực và khả năng khuấy động, “quẩy” cho mọi
thứ sôi động hoặc khả năng tuân thủ, biến mọi thứ thành chiến dịch quan trọng,
hét ra lửa (như vụ chọt mũi đồng loạt gây chết chóc trong thời gian qua, nếu
không có sự góp tay của cán bộ phong trào, chắc mẫm nó không thành công và gây
chết đồng loạt đến như vậy!)… thì hầu như, năng lực làm kinh tế hoặc năng lực tổ
chức, củng cố văn hóa xã hội của lớp cán bộ này rất yếu, cực kì tệ mạt. Bởi họ
không có trình độ, họ kém tư duy và họ chỉ quanh quẩn trong công tác tổ chức,
xây dựng đảng. Trong khi đó, vấn đề quản lý kinh tế xã hội lại là vấn đề bao
quát, nó đòi hỏi tư duy sắc sảo và hiểu biết ở tầm vĩ mô, có cái nhìn vượt
ngoài lũy tre làng, vượt ngoài cây cầu huyện và thậm chí vượt ngoài bờ biển quê
hương, đòi hỏi phải có cách nhìn thông thoáng, linh hoạt và thông minh. Những tố
chất này, hầu như cán bộ phong trào không thể có.
Và bằng chứng cho sự “không có” này là các
sinh hoạt phong trào của họ, nếu không may được phổ biến thì liền ngay đó bị
ném đá tơi tả vì tính thiếu văn hóa, kém trí tuệ và dung tục của nó. Với nền tảng
tư duy, văn hóa cũng như kiến thức như vậy, khi làm lãnh đạo, họ lại dùng thế mạnh
quẩy, khuấy động phong trào để “an dân”. Và hệ quả của nó ra sao, chắc cũng
không cần bàn thêm. Nhưng, có điều đáng sợ là bất công xã hội ngày càng cao ngất,
bởi chính những lãnh đạo thiếu chuyên môn này đã gây ra không ít các lỗ hổng đạo
đức từ địa phương đến trung ương. Một mặt chính họ gây ra, từ các vụ nhân danh
nhà nước cướp đất của dân đến các vụ cho vay nặng lãi hay phá rừng, tàn phá tài
nguyên thiên nhiên đều đến từ nguyên nhân cán bộ thiếu năng lực, giỏi ngồi quán
bia hơn ngồi văn phòng, giỏi bàn chuyện kinh tế trong karaoke hơn trên bàn làm
việc. Và đến lúc này, hệ quả của nó tràn lan, nhưng tại sao Đảng vẫn chọn những
cán bộ xây dựng phong trào, những cán bộ xây đựng đảng để phát triển?!
Bởi hơn ai hết, chỉ có loại
cán bộ này mới đủ cố chấp, đủ ngu xuẩn để tin rằng độc tài, toàn trị là nền tảng
phát triển xã hội và chỉ có “Đảng” (mà họ là đại diện ưu tú) mới là người lãnh
đạo sáng suốt, tối thượng của dân tộc này. Và để
bảo vệ đảng, để bảo vệ cái ghế quyền lực nhằm bảo kê cho những tội lỗi phía trước
cũng như nhằm che chắn, loa lấp cho các hệ lụy sau này, đảng buộc phải chọn cán
bộ xây dựng đảng làm nòng cốt, chấp nhận sự trung thành dốt nát hơn là sự thông
minh, sáng suốt mà không quản lý được. Đó là một thực tế.
Chính vì vậy, ở cấp trung ương, nếu tìm người
có trình độ ngang với Võ Văn Thưởng, có lẽ phải chở cả mấy chuyến tàu điện Cát
Linh - Hà Đông cũng chưa hết, nếu tìm những người giỏi hơn Thưởng, có lẽ phải
vài chục chuyến xe buýt Hà Nội - Chương Mỹ cũng chưa hết, và những người giỏi ở
mức Thưởng chỉ ngồi há mồm nghe mà không hiểu gì, chắc cũng vài chuyến xe buýt.
Nghĩa là xét về trình độ văn hóa, tri kiến xã hội cũng như năng lực làm kinh tế
thì Thưởng không có bất kì chút số má nào. Thế nhưng, xét về công trạng xây dựng
và bảo vệ đảng, Thưởng là số một. Đương nhiên, xét về tư cách đảng, Thưởng cũng
số một vì Thưởng chưa bị bóc phốt lấn nào (chứ chuyện dính chàm hay không thì hạ
hồi phân giải), giữa lúc thời thế nhiễu nhương, niềm tin vào đảng Cộng sản bị
lung lay như vậy, nếu có một người mà quyền lợi, sinh tồn của họ song hành với
quyền lợi, sinh tồn của đảng, nếu không có đảng, họ bị vứt vào sọt rác như Thưởng,
thì còn gì tuyệt với hơn việc Thưởng lên làm lãnh đạo. Chí ít, trong công cuộc
“đốt lò” sắp tới cũng như trong công cuộc tung hứng quyền lực sắp tới, cùng một
hội, một thuyền, cùng một khuynh hướng như Thường với Trọng thì còn gì bằng Trọng
Thưởng!
Chính vì lẽ này, mà gần đây, cán bộ có năng lực
cho dù ngồi ở ghế cao ngất cũng bị đá hất, cán bộ phong trào, cán bộ có công bảo
vệ đảng và cán bộ xây dựng đảng, cho dù năng lực ù ù cạc cạc vẫn lên vèo vèo
như diều gặp gió. Bởi, đảng cần những con chó trung thành giữ nhà hơn những con
người văn minh mà khó quản!
Và, nếu Võ Văn Thưởng lên
làm Chủ tịch nước, thì đương nhiên, đảng Cộng sản lại một lần nữa quay lại thời
kỳ vàng son gắt máu với điệp khúc “nghèo thì kêu viện trợ” của nó. Bởi có những
con người, họ biết làm gì khác ngoài vâng phục, cười, giả lả với bề trên, đe nẹt,
mặt lạnh với cấp dưới và xin xỏ trở thành khả năng đặc trưng!
No comments:
Post a Comment