Trung
Quốc kêu gọi hòa bình ở Ukraine sau khi Mỹ cảnh báo chớ hỗ trợ Nga
28/02/2023
Trung Quốc
ngày 27/2 tuyên bố mưu tìm đối thoại và hòa bình cho Ukraine bất chấp cảnh báo
của Hoa Kỳ rằng Bắc Kinh có thể đang xem xét việc cung cấp vũ khí cho cuộc xâm
lược đang sa lầy của đồng minh Nga.
https://gdb.voanews.com/6759e587-8511-41ea-856d-ba8a02c9c065_w1023_r1_s.jpg
Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelenskyy.
Đô trưởng Oleksandr Symshyshyn cho biết trên ứng
dụng Telegram rằng còi báo động không kích vang lên ở thủ đô Kyiv và các thành
phố khác trong đêm và một phi đạn của Nga đã giết chết một người ở thị trấn
Khmelnitskyi phía tây. Còi báo động chấm dứt sau bình minh.
Trung Quốc, quốc gia
tuyên bố liên minh “không giới hạn” với Nga ngay trước cuộc xâm lược một năm
trước, đã từ chối lên án cuộc tấn công dữ dội và tuần trước đã công bố kế hoạch
12 điểm kêu gọi ngừng bắn và xuống thang dần dần của cả hai bên.
Kyiv tỏ ra đồng tình về một số khía cạnh của kế
hoạch trong khi nhắc lại rằng sẽ không thể có hòa bình nếu không có sự rút quân
hoàn toàn của Nga - một điều không thể chấp nhận đối với Moscow.
“Tôi thực sự
muốn (chiến thắng) xảy ra trong năm nay. Để làm được điều này, chúng tôi có mọi
thứ - động lực, sự tự tin, bạn bè, ngoại giao”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói trong một bài đăng trên ứng
dụng Telegram ngày 27/2.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ giữ liên
lạc với tất cả các bên trong cuộc khủng hoảng bao gồm cả Kyiv và lập trường của
họ rất rõ ràng.
“Điều cốt lõi là kêu gọi hòa bình, thúc đẩy đối
thoại và thúc đẩy một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng”, phát ngôn viên
Bộ Ngoại giao Mao Ninh nói trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Phát ngôn viên Điện
Kremlin Dmitry Peskov ngày 27/2 nói kế hoạch của Trung Quốc cần được phân tích
chi tiết và tính đến lợi ích của tất cả các bên, nhưng hiện tại Moscow không thấy
dấu hiệu nào cho thấy một giải pháp hòa bình là khả thi.
“Đây là một quá trình rất
dài và căng thẳng,” ông nói.
Các đề nghị của Trung Quốc đã không gây ấn tượng
với những nước ủng hộ liên minh quân sự NATO của Ukraine, những nước nói rằng họ
đang cố gắng ngăn cản Bắc Kinh cung cấp viện trợ sát thương cho Nga, có thể bao
gồm cả máy bay không người lái “kamikaze”.
Các lực lượng của Moscow đang gánh chịu tổn thất
nặng nề trong chiến tranh chiến hào khi họ phải vật lộn để giành thêm đất ở miền
đông Ukraine trong khi Kyiv nhắm đến một cuộc phản công bằng vũ khí tiên tiến của
phương Tây, bao gồm cả xe tăng chiến đấu, đã cam kết trong những tháng tới.
Washington cho rằng Bắc Kinh đang cân nhắc viện
trợ quân sự cho Nga. Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói với CNN:
“Nếu đi theo con đường đó, Trung Quốc sẽ phải trả giá thực sự”.
Coi cuộc chiến Ukraine là trận chiến vì sự sống
còn của Nga trước một phương Tây hung hãn, tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir
Putin đã ca ngợi “những biên giới mới” trong quan hệ với Bắc Kinh và chỉ ra rằng
người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sớm đến thăm Moscow.
.
‘Không tháo chạy’
NATO và phương Tây phủ nhận mọi ý định gây bất
ổn cho Nga và nói rằng mục tiêu của họ là giúp Kyiv đẩy lùi một cuộc chiếm đất
theo kiểu đế quốc của Moscow, nước đã chế giễu nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ
là một quốc gia nhân tạo.
Việc ông Putin định hình cuộc chiến như một mối
đe dọa hiện hữu đối với nước Nga cho phép ông tự do hơn trong việc lựa chọn các
loại vũ khí mà một ngày nào đó ông có thể sử dụng, bao gồm cả hỏa lực hạt nhân.
Ông Dmitry Medvedev, cựu tổng thống Nga và là đồng
minh thân cận của ông Putin, cho biết việc cung cấp vũ khí cho Kyiv có nguy cơ
gây ra thảm họa hạt nhân toàn cầu – chốt lại những luận điệu về ngày tận thế được
nhiều người coi là nỗ lực ngăn chặn sự can thiệp sâu hơn của phương Tây vào việc
Nga đang cố gắng tái khẳng định đà tiến trên chiến trường.
Các lực lượng bị áp đảo về số lượng nhưng được
tổ chức tốt hơn và nhanh nhẹn hơn của Ukraine đã đẩy lùi nỗ lực của Nga nhằm
chiếm Kyiv ngay từ đầu cuộc chiến và sau đó tái chiếm các dải lãnh thổ bị chiếm
đóng ở phía đông và phía nam. Nhưng các thành phố của Ukraine đã bị biến thành
đống đổ nát bởi các trận địa pháo và phi đạn của Nga và Moscow vẫn kiểm soát gần
1/5 nước này mà họ tuyên bố đã sáp nhập.
Ít nhất 8.101 dân thường ở Ukraine đã thiệt mạng
và 13.479 người bị thương trong một năm xung đột, Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc
về người tị nạn báo cáo nhưng con số tử vong thực sự được xem là cao hơn nhiều.
Các lực lượng của Nga đang tập trung vào việc
kiểm soát hoàn toàn khu vực công nghiệp phía đông Donbas nhưng chỉ giành được
những bước tiến nhỏ mặc dù được bổ sung bởi hàng trăm nghìn lính nghĩa vụ và
quân trừ bị.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã
phá hủy một kho đạn của Ukraine gần thành phố Bakhmut, đồng thời bắn hạ 4 phi đạn
HIMARS do Mỹ sản xuất và 5 máy bay không người lái do lực lượng Ukraine phóng.
Nga coi việc chiếm Bakhmut là ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực chiếm Donbas.
Tại tỉnh Luhansk, nửa phía bắc phần lớn do Nga
chiếm đóng của Donbas, Moscow đã leo thang các cuộc tấn công bằng pháo kích và
bộ binh vào các khu vực Bilohoryvka, Svatove-Kupiansk và Kreminna, thống đốc
Luhansk của Ukraine nói ngày 27/2.
“Không có việc tháo chạy, các đơn vị của chúng
tôi không rời khỏi lãnh thổ ... Tất nhiên, mọi thứ có thể thay đổi bất cứ lúc
nào”, ông Serhiy Haidai nói với truyền hình nhà nước.
“Mặt khác, các thiết bị tấn công hạng nặng của
phương Tây đang trên đường đến và do đó, trong bất kỳ tuần nào, bộ chỉ huy quân
sự có thể tiến hành một chiến dịch theo kế hoạch tương tự như họ đã làm ở khu vực
Kharkiv,” ông nói, đề cập đến việc Ukraine tái chiếm khu vực phía đông bắc từ lực
lượng Nga năm ngoái.
Reuters không thể xác nhận độc lập các báo cáo
chiến trường của hai bên.
No comments:
Post a Comment