Tầm quan trọng của Hội nghị An
Ninh München (Munich)
Thục-Quyên
17/02/2023
https://baotiengdan.com/2023/02/17/tam-quan-trong-cua-hoi-nghi-an-ninh-munchen-munich/
Hội
nghị An ninh Munich (Münchner Sicherheitskonferenz – MSC) là một hội nghị quốc tế, do một hiệp hội phi lợi nhuận tổ
chức tại Munich vào tháng 2 hàng năm kể từ năm 1963.
Mục đích của MSC là tìm cách thúc đẩy Lòng Tin
tưởng lẫn nhau và đóng góp vào việc giải quyết một cách hòa bình các cuộc xung
đột, bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho sự Đối Thoại trong cộng đồng an ninh
quốc tế có thể tiến triển, trong khung cảnh có sắp xếp nhưng không bị gò bó
chính thức.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/02/1-57-980x420.jpg
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu tại
hội nghị MSC tháng 2 năm 2020. Nguồn: MSC
MSC coi các hội nghị của mình là một “thị trường
ý tưởng” độc lập, nơi các đề xuất và giải pháp được phát triển và bàn bạc, trao
đổi. MSC cung cấp một nền tảng cho các sáng kiến và tiếp cận ngoại giao, chính thức và không chính thức, để giải quyết các
mối đe dọa an ninh cấp bách nhất trên thế giới.
MSC dành một vị trí đặc biệt cho các cuộc gặp
gỡ không chính thức giữa các quan chức quốc tế, nhằm thúc đẩy hòa bình thông
qua đối thoại.
Ngoài hội nghị chính hàng năm, MSC thường
xuyên tổ chức các sự kiện cấp cao về các chủ đề và khu vực cụ thể, đồng thời xuất
bản Báo cáo An ninh Munich, một bản tóm tắt hàng năm về các số liệu, bản đồ và
phân tích có liên quan tới các thách thức an ninh quốc tế quan trọng hàng đầu.
Thành hình
Mủa thu năm 1961 Bức Tường Berlin đã được dựng
lên, cụ thể hóa sự phân chia nước Đức và châu Âu (trong suốt 30 năm). Một năm
sau, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã đưa thế giới đến bờ vực của thảm họa hạt
nhân.
Đó là bối cảnh chiến lược cho quyết định của Ewald-Heinrich
von Kleist thành lập một cuộc thảo luận Mỹ-Đức ở tầm cao tại Munich
hàng năm.
Sáng kiến thành lập Hội nghị An ninh Munich bắt đầu dưới tên Hội thảo Khoa học Quân
sự (Wehrkundetagung) năm 1963 có mục đích ban đầu là bàn phương cách để có thể
cản bước Moscow một cách hiệu quả và ngăn chặn một cuộc chiến tranh mới ở châu
Âu.
Do Hội nghị năm 1991 phải hủy bỏ vì chiến
tranh vùng Vịnh, lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hội nghị sẽ diễn ra năm 2024.
Edward-Heinrich von Kleist khi còn trẻ là một
sĩ quan trong nhóm âm mưu ám sát Hitler của Bá tước Stauffenberg. Ông là một
người hoàn toàn độc lập với vẻ ngoài nghiêm nghị. Trong gần 35 năm, ông đã tự
mình lãnh đạo hội nghị và một mình quyết định ai được mời và ai không.
Chuyển hướng
Từ năm1990, dưới sự lãnh đạo của Horst
Telschick, các ưu tiên của Hội nghị càng ngày càng chuyển hướng, từ các cuộc thảo
luận về quân sự trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh sang các vấn đề toàn cầu hơn.
Thí dụ, năm 2001, Hội nghị được tổ chức theo phương châm ‘Quan hệ đối tác Âu châu-Đại
Tây Dương và những thách thức toàn cầu’. Cuối cùng, vào năm 2007, Teltschik đã
thuyết phục được Tổng thống Putin xuất hiện lần duy nhất cho đến nay tại Hội
nghị Munich.
Thời cuộc đã thay đổi nhiều kể từ năm 2008
Niềm tin và hạnh phúc từ năm 1990 của người Đức
là được sống bao quanh hoàn toàn bởi những nước bạn, đã thay đổi khi đối mặt với
cuộc xâm lược tàn bạo của Nga đối với Ukraine kể từ năm 2014 (không chỉ từ năm
2022!) và tan biến như hy vọng về một Âu châu bền vững dựa trên luật lệ, hoặc
thậm chí là trật tự hòa bình toàn cầu.
Wolfgang Ischinger, cựu đại sứ Đức tại
Washington và London, và là chủ tịch Hội nghị An ninh Munich 2008-2022, đã viết
bài chia sẻ nỗi thất vọng sâu sắc của không những cá nhân ông mà còn cả toàn bộ
các nhà ngoại giao và chuyên gia chính sách đối ngoại thuộc thế hệ của ông.
“Có
phải tất cả những nỗ lực của chúng tôi trong việc hòa giải, thư giãn và cân bằng
là vô ích? Trong 14 năm tôi được lãnh đạo Hội nghị An ninh Munich kể từ 2008, hết
khủng hoảng này nối tiếp khủng hoảng khác, từ cuộc chiến Gruzia – Nam
Ossetia năm 2008 đến cuộc khủng hoảng tài chính và đồng Euro, đến cuộc chiến
Syria, rồi việc cưỡng bách sáp nhập Crimea năm 2014 và làn sóng di cư năm 2016,
tiếp theo là cuộc khủng hoảng NATO do Donald Trump gây ra, cho đến kết cục đau
thương của cuộc can thiệp Mỹ vào Afghanistan, rồi cuộc tấn công quy mô lớn của
Nga vào Ukraine từ một năm trước kéo dài cho tới ngày nay”.
Công thức thành công của Hội nghị là gì?
Thứ nhất, duy trì nền độc lập của Hội nghị
theo tinh thần của Ewald von Kleist. Không đối tác nào, không nhà tài trợ,
không tổ chức chính phủ nào được phép đóng góp hơn 10% vào ngân sách của Hội
nghị.
Thứ hai, những nỗ lực của Hội nghị để xác định
khái niệm “An ninh” phải càng rộng càng tốt: Chương trình nghị sự của Hội nghị
từ lâu bao gồm An ninh khí hậu, cũng như chính sách Y tế toàn cầu và chính sách
An ninh năng lượng quốc tế.
Thứ ba, Hội nghị ưu tiên các chính sách xuyên
Đại Tây Dương và của Âu châu, nhưng cũng đồng thời tăng cường sự tham gia của
các chủ thể toàn cầu như Trung Quốc, Ấn Độ hoặc các đối tác khác của Nam bán cầu,
bao gồm Trung Đông và Châu Phi.
Hội nghị An ninh Munich 2023
Thật không may và là một thử thách nghiêm trọng,
Hội nghị năm nay là Hội nghị đầu tiên diễn ra trong hoàn cảnh chiến tranh do một
cường quốc hạt nhân gây ra tại Âu châu.
Có khoảng 40 nguyên thủ quốc gia, hàng trăm
các bộ trưởng và các nhân vật hàng đầu từ doanh nghiệp, khoa học và xã hội dân
sự và gần 1.000 nhà báo tham dự. Thành phố vận động 5.000 cảnh sát để giữ trật
tự.
Nhưng dù trong quá khứ, Hội nghị An ninh
Munich là nơi để ngay cả các cường quốc đối nghịch hoặc thù địch nói chuyện với
nhau hoặc thậm chí đôi khi đạt thỏa thuận. Năm nay, ban tổ chức Hội nghị có lẽ
đã thấy không có chỗ cho một cuộc đối thoại với Moscow hay Tehran vào lúc này.
Không có đại diện chính phủ Nga hay Iran nào được mời, chủ yếu có lẽ là để
tránh cung cấp một sân khấu cho sự tuyên truyền của các chế độ này.
Trong khi đó Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm
Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương
Nghị, lại được mời phát biểu giới thiệu về quan điểm an ninh chung, toàn diện,
hợp tác và bền vững do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng.
Nhưng có lẽ sự chú tâm của thế giới chỉ dồn
vào mong đợi một cuộc gặp gỡ không chính thức giữa ông Vương Nghị và ngoại trưởng
Mỹ Antony Blinken.
Mặc dù không đề cập rõ ràng đến “Ukraine”, phần
lớn nội dung của hội nghị sẽ xoay quanh chiến tranh và hậu quả của nó. Từ đe dọa
hạt nhân đến thông tin sai lệch, đến cái gọi là mối đe dọa hỗn hợp, có nghĩa là
kết hợp các biện pháp quân sự với các hình thức chiến tranh khác, chẳng hạn như
tấn công mạng, sử dụng lính đánh thuê hoặc tuyên truyền.
Một chủ đề lớn là tái cấu trúc toàn cầu, nhưng
trên hết là trật tự an ninh Âu châu.
Những câu hỏi cơ bản như Liên minh phòng thủ
NATO giải quyết việc xin gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan ra sao? Ai kiên quyết
đứng về phía phương Tây và Ukraine – và ai không? Vương quốc Anh – sau Brexit
và bất ổn chính trị với ba thủ tướng trong vòng một năm – có thể đóng vai trò
gì trong cấu trúc an ninh châu Âu trong tương lai?
Lần này, các đại diện đến từ châu Phi, châu Á
và Nam Mỹ sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt. Cuộc chiến ở Ukraine cũng đã sắp xếp
lại các mối quan hệ quốc tế ở Nam Bán cầu.
Nga đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng của mình,
đặc biệt là ở châu Phi, và phương Tây thì bỗng nhớ tới những người bạn và đồng
minh đã bị lãng quên ở châu Mỹ Latin.
Quan hệ ngoại giao đang được tăng cường với
các quốc gia mà cho tới nay đã không đóng vai trò quan trọng, và các phạm vi ảnh
hưởng mới đang được tạo ra.
Ngoài ra, còn có các chủ đề về sức khỏe hay những
thách thức về bảo mật trong ngành công nghệ.
__________
Tham khảo:
– https://securityconference.org/ueber-uns/ueber-die-msc/
================================================
.
Hội
nghị an ninh Munich khai mạc với trọng tâm là Ukraina và căng thẳng Mỹ - Trung
Thanh Phương - RFI
Đăng ngày: 17/02/2023 - 10:29
Chiến tranh Ukraina, kéo dài gần một năm, và căng
thẳng Mỹ-Trung là những hồ sơ bao trùm Hội nghị Munich về an ninh, khai mạc hôm
nay, 17/02/2023.
Thống đốc bang Bavarian Markus Soeder (P) đón phó tổng thống Mỹ Kamala
Harris tại sân bay ngày 16/02/2023 đến tham dự Hội nghị An ninh Munich, Đức,
khai mạc ngày 17/02. AP - Michael Probst
Năm nay, hơn 150 đại diện các chính phủ, trong
đó có thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, sẽ tham dự
hội nghị thường niên tại thành phố Munich của Đức bàn về các vấn đề an ninh quốc
tế. Hội nghị Munich cũng quy tụ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị,
phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, cũng như tổng
thư ký khối NATO Jens Stoltenberg. Nhưng năm nay không có đại diện nào của Nga
được mời đến hội nghị.
Theo hãng tin AFP, tại Munich, các lãnh đạo
châu Âu sẽ tái khẳng định cam kết hỗ trợ Ukraina cho đến khi nào vẫn còn cần để
đẩy lùi quân xâm lược Nga. Cho tới nay, các nước phương Tây vẫn yểm trợ Kiev bằng
việc cung cấp vũ khí và ban hành các trừng phạt để làm suy yếu Nga. Chính quyền
Ukraina hiện đang hối thúc các đồng minh cấp tốc viện trợ thêm vũ khí, đạn dược
trong bối cảnh Matxcơva dường như đang chuẩn bị mở một cuộc tấn công quy mô lớn
trong những ngày tới.
Yếu tố quan trọng nhất hiện nay chính là cung
cấp đạn dược. Kể từ đầu cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina, trung bình quân Nga
bắn mỗi ngày hơn 20.000 đạn pháo và phía Ukraina trung bình chỉ tiêu thụ gần
5.000 đạn. Nhưng vấn đề là lực lượng của Kiev sử dụng số lượng đạn nhiều hơn khả
năng sản xuất của các nước NATO.
Hoa Kỳ đã cấp tốc gia tăng khả năng sản xuất đạn
pháo 155 ly lên 90.000/tháng, nhưng cũng chỉ đủ để đáp ứng một phần nhu cầu của
quân Ukraina. Pháp thì cũng chỉ sản xuất được vài chục ngàn đạn 155 ly mỗi năm
và nay chỉ mới bắt đầu đẩy nhanh sản xuất.
.
Căng thẳng Mỹ - Trung
Hội nghị Munich năm nay cũng sẽ tập trung thảo
luận về căng thẳng đang gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh do vụ khinh khí cầu
Trung Quốc xâm phạm không phận Hoa Kỳ và bị bắn hạ. Bắc Kinh vẫn khẳng định đó
là một khinh khí cầu sử dụng vào mục đích dân sự, chứ không phải do thám như
cáo buộc của Mỹ, đồng thời tố cáo các khinh khí cầu của Mỹ đã nhiều lần bay
trên bầu trời Trung Quốc.
Căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới
gây khó khăn cho các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức, hiện đang cố thuyết
phục Trung Quốc, vẫn là đồng minh thân cận của Nga, gây áp lực lên tổng thống
Putin để ông chấm dứt chiến tranh Ukraina.
--------------------------------
CÁC NỘI
DUNG LIÊN QUAN
HỘI
NGHỊ AN NINH MUNICH - UKRAINA
Hội
nghị an ninh Munich: Khủng hoảng Ukraina thách thức sự đoàn kết phương Tây
Ukraina,
trọng tâm Hội nghị an ninh Munich
Tấn
công tin tặc của Nga vào các nước NATO "tăng 300% trong năm 2022"
No comments:
Post a Comment