Sự
thăng tiến của Lý Cường và bài học cho Việt Nam
RFA
2023.02.14
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/li-qiang-rise-and-lessons-for-vietnam-02142023104924.html
Sau đại hội
lần thứ 20 của đảng cộng sản Trung Quốc () hồi tháng 10 năm 2022, sắp tới,
trong tháng 3 năm 2023, Tập Cận Bình sẽ đưa các nhân vật được chọn trong đảng
vào các vị trí trong bộ máy chính quyền.
Lý Cường,
người đứng thứ 2 Bộ Chính trị ĐCSTQ, được cho là sắp tới sẽ nắm vị trí thủ tướng
Trung Quốc. Reuters
Hôm 18/1/2023, Tân Hoa Xã đưa tin Vương
Hỗ Ninh, người đứng hàng thứ 4 trong Ban thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ đã được
đưa vào danh sách tham gia Chính Hiệp, cơ quan quản lý các hiệp hội “dân sự” và
“đảng phái” ở Trung Quốc. Vương Hỗ Ninh là Ủy viên Ban thường vụ ĐCSTQ, người
có chức vụ cao nhất tham gia Chính Hiệp, vì vậy một số nhà quan sát cho
rằng điều này hàm ý Vương sẽ làm chủ tịch tổ chức này. Các nhà
quan sát tình hình chính trị Trung Quốc cũng cho rằng Lý cường người
đứng thứ hai trong Bộ Chính trị được dự đoán có thể sẽ nắm vị trí thủ tướng.
Cùng trong khoảng thời gian này, Việt Nam chứng
kiến sự thay đổi nhân sự cấp khi các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình
Minh, Vũ Đức Đam đã rời khỏi chức vụ vì nhiều lý do khác
nhau. Hai nhân vật mới thay thế chỗ của ông Minh và ông Đam là Trần Hồng
Hà và Trần Lưu Quang.
Nhiều hãng truyền thông quốc tế thường mô tả sự
thăng tiến của 6 nhân vật trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ là do họ trung
thành với Tập Cận Bình. Về sự thăng tiến của nhân vật số 2 trong Bộ Chính trị
ĐCSTQ, Lý Cường, các hãng truyền thông quốc tế đều nhấn mạnh vào tính trung
thành của ông ta đối với Tập Cận Bình. Reuters loan
tin “Lý Cường, Thủ tướng tiếp theo của Trung Quốc: Một người trung
thành với Tập, người giám sát việc phong tỏa Thượng Hải" (vì đại
dịch COVID-19.) Financial
Times viết “Tập Cận Bình thăng chức cho người đứng đầu Thượng
Hải trung thành lên các cấp quyền lực cao hơn” (Financial
Times). New
York Times nhấn mạnh: “Một phụ tá trung thành (của ông Tập)
ở Thượng Hải được thăng chức giữ vai trò lãnh đạo ở Bắc Kinh.” Barron đưa
tin: “Người trung thành với Tập có thể sẽ là thủ tướng tiếp theo của Trung
Quốc”. Bloomberg thì
khẳng định: “Việc thăng chức cho người đứng đầu Thượng Hải đặt lòng
trung thành lên trên tất cả”.
Lòng trung thành là yêu cầu đầu tiên để thăng
tiến trong bất kỳ bộ máy chính trị nào. Nhưng đối với trường hợp Lý Cường, có
thực ông ta được thăng tiến chỉ vì lòng trung thành hay không? Việc Lý Cường nắm
quyền thủ tướng có ảnh hưởng như thế nào tới những quốc gia như Việt Nam?
Nhưng tiểu sử chính trị của Lý Cường cho thấy
sự thăng tiến của ông ta không đơn giản chỉ vì lòng trung thành. Xét lại quá trình
thăng tiến và thành tích của Lý Cường trong quá khứ có thể giúp chúng ta nhận
ra những gì mà Tập Cận Bình thực sự mong muốn.
.
Lý Cường: từ địa phương đến trung ương
Về kinh nghiệm địa phương của Lý Cường, Tiến sỹ
Cheng Li ở Brookings Institution cho
biết những kinh nghiệm đó sẽ giúp Lý Cường đảm nhiệm vai trò điều
hành kinh tế Trung Quốc tốt hơn.
“Lý Cường không chỉ được Tập Cận Bình hỗ trợ vững chắc
mà còn sở hữu kinh nghiệm lãnh đạo đáng kể. Ông ta đã điều hành ba nền kinh tế
cấp tỉnh quan trọng nhất ở vùng hạ lưu sông Dương Tử: Chiết Giang, Giang Tô và
Thượng Hải. Lý Cường có vị trí đặc biệt tốt để thúc đẩy hội nhập kinh tế lớn
hơn ở vùng đồng bằng hạ lưu sông Dương Tử.”
Lý Cường nắm chức Bí thư Thượng Hải từ 2018. Từ
đó đến nay, ông ta đã tăng cường đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo, cung
cấp nguồn lực cho các công ty công nghệ mới thành lập và các loại doanh nghiệp
công nghệ khác. Ông ta cũng hỗ trợ xây dựng các vườn ươm khởi nghiệp và tăng tốc
cung cấp hỗ trợ tài chính và tư vấn cho các doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực
công nghệ. Tiến sỹ Cheng Ly ở Brookings Institution cho biết:
“Lý Cường đã ủng hộ mạnh mẽ sự phát triển của khu vực
tư nhân và khu vực dịch vụ. Ông đặc biệt quan tâm đến sự đổi mới liên quan đến
công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo. Trong nhiều năm, Lý đã kêu gọi nỗ lực
nhiều hơn để thúc đẩy “nền kinh tế thực” hay “nền kinh tế hữu hình” thay vì “nền
kinh tế ảo”.”
(Lý Cường phát biểu khai mạc Hội thảo Trí tuệ Nhân tạo
Thế giới ở Thượng Hải năm 2020)
Tiến sỹ Cheng Li đánh giá rằng, dưới sự lãnh đạo
của Lý Cường ở Thượng Hải năm 2018, thành phố này đã hỗ trợ cho Tesla thành lập
nhà máy lớn nhất ở nước ngoài tại đó. Theo Cheng Li, đó là “một trong
những nỗ lực “thần kỳ” trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cuộc chiến
thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào mùa hè năm 2018.”
Nhà sản xuất xe hơi điện tự lái hàng đầu ở
Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ đã xây dựng một nhà máy ở Thượng Hải có thể sản
xuất 500.000 xe mỗi năm. Dưới sự lãnh đạo của Lý Cường, sự “thần kỳ” thể hiện ở
chỗ liên doanh này chỉ mất 10 tháng từ lúc bắt đầu xây dựng đến lúc có thể vận
hành hoàn chỉnh.
Ngoài ra, China Daily năm 2018 loan tin Lý Cường
đã khởi động và làm cho Thượng
Hải trở thành trung tâm của “Internet of Things” (kết nối vạn vật),
bằng cách đưa ra các chính sách và quy định mới khuyến khích sự phát triển của
lĩnh vực này ở Thượng Hải. Từ năm 2016, khi còn là Bí thư Giang Tô, tỉnh láng
giềng của Thượng Hải, Lý Cường cũng đã thúc
đẩy cho World Sensing Net Group trở thành một công ty công nghệ “kết
nối vạn vật” hàng đầu Trung Quốc.
.
Nhìn lại Việt Nam
Trong khi đó, trao đổi với RFA về cơ chế thăng
tiến trong nhân sự cấp cao ở Trung Quốc, để nhìn lại, một cựu quan chức
Liên Hiệp Quốc không muốn nêu tên, từng tư vấn cho cả Trung Quốc và
Việt Nam, nhận xét:
“Điều mà tôi thấy từ kinh nghiệm tôi trao đổi với
các đồng nghiệp Trung Quốc khi có dịp công tác ở nước này là trong hệ thống
hành chính của họ, Trung Quốc chọn người dựa trên chuyên môn.
Tôi đánh giá những quan chức Trung Quốc làm việc với
tôi là có chuyên môn, năng nổ. Xin nói riêng một thí dụ cụ thể, khi tôi soạn
bài giảng bằng tiếng Anh, đưa cho họ thì ngày hôm sau đã có bản dịch. Điều này
không xảy ra ở Việt Nam.
Việc vào các trường danh giá như Đại học Bắc Kinh chẳng
hạn là dựa vào điểm thi của học sinh trên khắp Trung Quốc. Tôi nghe những người
làm việc với tôi nói lại là họ đã sử dụng quota system để các vùng có học sinh
giỏi nhất được đưa về Bắc Kinh học, chứ không chỉ dành cho con ông cháu
cha ở Bắc Kinh.
Nhưng đấy là đó là những gì tôi biết khoảng 10-15
năm trước. Tôi không rõ có thật sự họ đưa những người có chuyên môn về lãnh đạo
địa phương, rồi qua thành tích và khả năng chính trị mà những người này thể hiện
ở địa phương, họ chọn lựa để đưa lên cấp cao hơn một cách bài bản hay không.
Tôi không rõ nên cần nghiên cứu thêm.”
Riêng ở trường hợp Lý Cường bên Trung Quốc,
như chúng ta thấy qua phân tích của TS. Cheng Li ở Brookings Institution được
trích dẫn ở trên, Tập Cận Bình đưa người đã thành công ở địa phương lên vị trí
cao hơn, đặc biệt là đưa người thành công ở lĩnh vực chiến lược là phát triển
kinh tế dựa trên công nghệ cao.
Quyết tâm phát triển kinh tế dựa trên công nghệ
cao của Tập Cận Bình gắn liền với một chiến lược khác của Trung Quốc: “Quân dân
dung hợp”, tức phối hợp hay đan cài việc phát triển kỹ thuật quân sự dựa trên
công nghệ cao của Quân đội Trung Quốc với các doanh nghiệp công nghệ tư nhân của
nước này.
Điều này đặt ra cho Việt Nam nhiều thách
thức Ở phần tiếp theo, RFA trao đổi với một số chuyên gia về vấn đề
này.
No comments:
Post a Comment