Thursday, 2 February 2023

NƯỚC CỜ MỚI CỦA MỸ Ở ĐÔNG Á (Châu Quang / Đàn Chim Việt)

 



 

Nước cờ mới của Mỹ ở Đông Á

Châu Quang

02/02/2023

https://www.danchimviet.info/nuoc-co-moi-cua-my-o-dong-a/02/2023/28044/

 

https://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2023/02/12345.png

Ngư dân Philippines trên chiếc thuyền gỗ đi ngang qua tàu tuần duyên Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough, Biển Đông. (Ảnh: AFP/Getty Images chụp ngày 23/12)

 

Các chuyển động gần đây

 

Bỗng dưng một ông tướng Mỹ dự đoán sẽ có chiến tranh với Trung Quốc vào năm 2025. Trong một phiếu lưu ý gửi cho quân sĩ dưới quyền, Tướng Không quân Michael Minihan nói rằng ông đưa ra dự đoán này dựa trên hai sự kiện: Tập Cận Bình vừa “được bầu” cho nhiệm kỳ thứ ba và Đài Loan có bầu cử tổng thống vào tháng 1 năm 2024, khi đó, bà Thái Anh Văn phải rời ghế. 

 

Rất nhiều thời điểm được dự đoán về một cuộc tấn công Đài Loan. Đầu tiên là năm 2027, kỷ niệm 100 năm thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân, kế đến là 2035, năm mà ông Tập muốn Trung Quốc “về cơ bản đạt được hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa” và tiếp theo là 2049, 100 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân. Bây giờ thì ông tướng của Mỹ nói cuộc tấn công còn xảy ra sớm hơn nữa.

 

Do tính nhạy cảm của vấn đề, Bộ Quốc phòng Mỹ tìm cách làm giảm nhẹ dự đoán, bảo rằng quan điểm của Minihan không phải là quan điểm của chính quyền Biden, vả lại, ông tướng này chỉ là sếp của mảng phi cơ chuyên vận tải và tiếp tế nhiên liệu trên trời của Không quân.

 

Có đúng là dự đoán của ông tướng không phản ảnh quan điểm của chính phủ Mỹ? Buồn buồn ông gửi phiếu lưu ý tới quân sĩ nói bâng quơ cho vui, hay ông đã được bật đèn xanh để tung bóng thăm dò?

 

Trước đó, cũng bỗng dưng Nhật Bản công bố tăng chi tiêu quốc phòng cỡ khủng và vạch ra một chiến lược an ninh quốc gia mới, có khả năng “phản công” hoặc tấn công tầm xa – hàm ý với tới các mục tiêu ở Trung Quốc đại lục. Nhật Bản cũng thay đổi thái độ khi đồng ý và yểm trợ cho Mỹ tái cơ cấu một lữ đoàn Thủy quân lục chiến Mỹ đóng tại Okinawa để, vào năm 2025, có thể nhanh chóng thi hành lệnh chiến đấu ở những hòn đảo hiểm trở, xa xôi; lữ đoàn này được trang bị tên lửa chống hạm, có thể bắn vào tàu Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột Đài Loan. 

 

Và mấy ngày qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Seoul, tuyên bố sẽ mở thêm các cuộc tập trận và tăng cường kế hoạch chống lại sự phát triển vũ khí của Triều Tiên.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup nói trong một cuộc họp báo chung, hai nước muốn “hiện thực hóa hòa bình thông qua sức mạnh trên bán đảo Triều Tiên.”

 

Còn Bộ trưởng Austin cho biết chuyến đi của ông nhằm tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với Hàn Quốc là “sắt đá”, chắc hơn đinh đóng cột. 

 

Chặng Seoul của ông Austin không quan trọng bằng chặng kế tiếp: Manila. Theo dự kiến, ông Austin sẽ ký thỏa thuận cho phép Mỹ bố trí quân đội ở một số căn cứ quân sự của Philippines ven biển Đông.

 

Báo The Wall Street Journal nói, Mỹ hy vọng đạt được thỏa thuận trong tuần này để đưa quân đội Mỹ tới 4 căn cứ quân sự của Philippines. Đổi lại, Mỹ sẽ viện trợ thêm cho Manila, có cả máy bay không người lái để Philippines có thể giám sát các hoạt động ở Biển Đông. Các chỗ đóng quân mới cũng mang lại một số công ăn việc làm cho người Philippines.

 

Một quan chức Philippines nói với điều kiện ẩn danh, việc này “không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào”. Theo ông, Tổng thống Marcos “nhận ra sự năng động của khu vực vào thời điểm hiện nay và Philippines thực sự cần phải nhanh tay. Philippines đã gặp sự xâm nhập từ nhiều quốc gia và dự kiến căng thẳng vẫn tiếp tục gia tăng”.

 

Thái độ của Marcos-con coi như khác với người tiền nhiệm Rodrigo Duterte, được cho là tổng thống thân Bắc Kinh và chống Mỹ nhất của Philippines. Tổng thống Marcos biết rằng một khi chiến tranh nổ ra, nước ông sẽ là một tuyến đầu, và người Đài Loan có thể chạy sang nước ông tỵ nạn.

 

Marcos nói với The Wall Street Journal vào đầu tháng này, Philippines không muốn đứng về một này chống lại nước kia.“ Đó là một sự cân bằng rất bấp bênh.” Câu này có vẻ như muốn nhắn với một ông tướng thứ trưởng quốc phòng Việt Nam, mà bây giờ đã nghỉ hưu sau khi hạ cánh an toàn.

 

.

Thấy gì từ sự bẻ lái của Philippines?

 

Hoa Kỳ mừng rơn khi thuyết phục được Philippines cho mình đến đóng quân tại 4 chỗ. Chuyến đi Manila lần này của Bộ trưởng Austin coi như đặt bút ký những gì mà các toán công tác thuộc Hội đống An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng hai nước đã làm việc từ mấy tháng qua. Chẳng lẽ trước khi đi đã rào đón như vậy mà trở về tay không?

 

Dĩ nhiên Hoa Kỳ cũng muốn Việt Nam hợp tác với mình sâu đậm hơn bây giờ, hơn Philippines càng tốt, vì Việt Nam cũng thuộc tuyến đầu khi chiến tranh nổ ra; nhưng Hà Nội cứ làm mình làm mẩy, chê ỏng chê eo, tránh né mô hình đối tác chiến lược, nào là chính sách Bốn Không, nào là Ngoại giao Cây tre… Bất chấp đang buôn bán có lợi với Hoa Kỳ; bất chấp nhận được nhiều tỷ kiều hối từ Hoa Kỳ mà không phải làm gì cả; bất chấp lòng dân ưa Mỹ ghét Tàu; bất chấp cả làng nhà nó đều cho con học ở Mỹ, mua nhà ở Mỹ sau khi vơ vét, hay nói cho nó văn chương một tí là sau khi “tích lũy”.

 

Trong thực tế, chế độ Việt Nam hiện nay lệ thuộc quá nhiều vào Tàu, bởi vì đơn giản đi với Tàu thì mất nước, đi với Mỹ thì mất Đảng, mà Đảng thì ưu tiên hơn nước.

 

Các DLV chuyên nghiệp cãi lại: tại sao dám bảo Việt Nam bây giờ là chư hầu của Tàu thì đây, một ví dụ.

 

Trong thư chúc Tết vừa qua gửi Trọng, Tập nói rằng Trung Quốc thấy một tương lai chung (shared future) với Việt Nam và sẽ ưu tiên cho Việt Nam khi nhắc đến ngoại giao khu vực.

Ý định này quá rõ ràng đến độ trong khi báo chí Trung Quốc đăng trọn gói để hất mặt lên khoe với cả thế giới, thấy ngộ tầy chưa, thì báo chí Việt Nam lại âm thầm cắt đoạn này. Các DLV nói đúng, vì chỉ đọc báo đảng.

 

Thêm một ví dụ.

 

Gần cuối năm ngoái, ngay khi Tập vừa “được bầu” cho nhiệm kỳ ba, Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên lon ton vội vã chấm phẩy chấm phẩy dẫn một gánh hùng hậu sang chầu Tập, xem đó là thành tích Guiness, hí hửng được Tập đeo cho một sợi giây xích.

 

Trước cảnh này, cụ Nguyễn Gia Kiểng bên Pháp phải than: “Hy vọng thu hút đầu tư nước ngoài tiêu tan. Các nước dân chủ nhận ra là chế độ cộng sản Việt Nam vẫn là một chư hầu của Trung Quốc. Vào năm 2019 Việt Nam là nước có cơ hội nhất thế giới, là điểm đến tự nhiên của các công ty đa quốc rời Trung Quốc, ngày nay các công ty này chọn Ấn Độ hoặc Indonesia hay Bangladesh. Các nước dân chủ không ưa và cũng không còn cần Việt Nam. Các công ty đa quốc không rời Trung Quốc để đến một nước chư hầu của Trung Quốc. Phải tăm tối lắm mới không hiểu được như vậy.” 

 

Một số công đoạn sản xuất của Apple lúc đầu định chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, cuối cùng đã bẻ lái sang Ấn Độ. Thế là mất mẹ nó hàng trăm ngàn việc làm của người lao động Việt Nam chỉ vì sự chậm hiểu của một cá nhân nào đó.

 

Đảng CSVN có câu: Rơi vào anh nào thì anh ấy chịu trách nhiệm.

 

Châu Quang





No comments:

Post a Comment

View My Stats