Friday, 3 February 2023

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (Huy Thông p/v Tạ Quang Đông)

 



Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Không phải bằng luật!    

Huy Thông pv Tạ Quang Đông 

04/02/2022 08:17 GMT+7

https://thethaovanhoa.vn/giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet-khong-phai-bang-luat-20220122224427152.htm

 

(Thethaovanhoa.vn) - Nhắc đến tình yêu và những nỗ lực giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt, nhiều người yêu tiếng mẹ đẻ, quan tâm đến “của cải vô cùng quý báu của dân tộc” thường nhắc ngay đến phiên dịch cao cấp Tạ Quang Đông, người được mệnh danh là “gã Đôn Ki-hô-tê chiến đấu vì sự trong sáng của tiếng Việt”.

 

Hình : https://thethaovanhoa.mediacdn.vn/Upload/3uPkfvAxvuOpUQrmKeiDaA/files/2019/01/B/15/tiengviet3top.jpg

Khi tiếng Việt được bổ sung 3.000 từ mới...

Mới đây ở Hà Nội, tại cuộc tọa đàm “Giáo sư Hoàng Phê với tiếng Việt và chuẩn hóa tiếng Việt”, lại có nhiều ý kiến trái chiều về việc làm sao để chuẩn hóa, luật hóa, hoặc làm trong sáng tiếng Việt.

 

.

Hiện, ông là BTV tiếng Anh - Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, đã có gần một phần tư thế kỷ kinh nghiệm làm nghề, từng phiên dịch cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, các vị lãnh đạo các nước đến thăm Việt Nam, phiên dịch cabin cho nhiều hội nghị quốc tế lớn cả ở trong và ngoài nước.

 

Trang FB cá nhân Ta Quang Dong và fanpage Tạ Quang Đông giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt do ông lập ra thường xuyên đăng những bài viết, những trao đổi thẳng thắn của ông về tiếng Việt, qua đó đã “cộng hưởng” được lòng cảm phục và quý yêu của rất nhiều người.

 

Nhiều người cho rằng, bàn đến tiếng Việt là bàn đến một vấn đề lớn, khó có hồi kết và việc một phiên dịch như ông Tạ Quang Đông “lao tâm khổ tứ” bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt cũng giống như gã Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, miệt mài ngày đêm nhưng chưa biết là có kết quả hay không.

 

https://thethaovanhoa.mediacdn.vn/Upload/3uPkfvAxvuOpUQrmKeiDaA/files/2022/01/tet4/quangdong1.jpg

Ông Tạ Quang Đông - người được mệnh danh là “gã Đôn Ki-hô-tê chiến đấu bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Ảnh: Lê Lai

 

Trò chuyện với Thể thao và Văn hóa (TTXVN), ông Tạ Quang Đông khẳng định:

 

- Tiếng Việt không xuống cấp và sẽ không bao giờ xuống cấp. Có chăng thì chỉ người sử dụng tiếng Việt xuống cấp mà thôi. Người dùng đã thấu hiểu được vẻ đẹp của tiếng Việt hay chưa, đã sử dụng tiếng Việt đúng hay chưa, hay lai căng với ngôn ngữ thời thượng là một thứ tiếng nước ngoài nào đó? Tất nhiên, biết ngoại ngữ là tốt để hòa nhập với thế giới, nhưng không vì thế mà làm cho tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của chúng ta bị lai căng, trở thành một thứ tiếng Anh giọng Việt.

 

.

* Từ lâu, có nhiều ý kiến cho rằng cần có Luật Ngôn ngữ và văn tự. Nhưng bên cạnh đó, cũng không ít ý kiến cho rằng ngôn ngữ cần tự do để sinh sôi, nếu luật hóa dễ bị đóng khung, lúc ấy sinh ngữ có thể biến thành tử ngữ. Ý kiến của ông?

 

- Không nên xây dựng một bộ luật để bảo vệ cách ung tiếng Việt. Hoạt động lập pháp khi làm ra một bộ/đạo/sắc luật, cần tính đến tính phù hợp, tính khả thi, thể hiện qua phạm vi điều chỉnh, hướng dẫn thi hành, khả năng chế tài, xử phạt.

 

Quy phạm pháp luật (về) ngôn ngữ trong trường hợp một quốc gia đa dân tộc như ở Việt Nam thì giá trị quan trọng nhất là quy định về việc sử dụng tiếng Việt và tiếng của các dân tộc ít người hơn. Như quy định khi nào và ở đâu thì ung tiếng Việt, có khi nào và ở đâu thì ung song song tiếng Việt và tiếng của một dân tộc ít người cụ thể nào đó, hay không. Những điểm ấy quá ít, nên làm hẳn một luật về nó thì không cần thiết. Ngoài ra, những điểm dạng như thế đã có quy định rồi. Nếu thể hiện trong cấp độ văn bản luật thì chỉ cần đưa nội dung đó vào luật về các vấn đề dân tộc, như là một (vài) điều trong luật đó, là đủ.

 

Thấy cách ung tiếng Việt sai, mỗi người một phách, mà xây dựng hẳn một luật để bảo vệ tiếng Việt, là không cần thiết, tốn kém, trong khi đất nước còn cần xây dựng và hoàn thiện sửa đổi nhiều luật khác, và các nội dung bảo vệ tiếng Việt có thể thể hiện trong các văn bản khác. Như lo ngại việc sử dụng tiếng Việt chìm, yếu ớt so với tiếng Anh trong quảng cáo, thì đã có điều chỉnh trong quy định về quảng cáo; lo ngại sử dụng tiếng Việt sai trên truyền thông đại chúng thì điều chỉnh với một điều trong Luật Báo chí, yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi viết bài, phát ung phát thanh truyền hình. Và cũng chỉ là yêu cầu mang tính định tính vậy thôi, không định lượng được, vì có nhiều điểm tranh cãi. Đó là bản chất của ngôn ngữ. Rất khó lượng hóa để đưa vào luật.

 

Như luật về văn hóa thì xử phạt ăn mặc phản cảm, nhưng không thể ghi là váy cách đầu gối bao nhiêu cm thì phạm luật. Khác với đánh nhau gây thương tích bao nhiêu phần ung thì án treo, bao nhiêu thì tù ngồi; hay nồng độ cồn bao nhiêu thì phạt 1 triệu đồng, bao nhiêu thì phạt 2 triệu đồng (tiện đây xin góp ý, nhiều nhà báo nói “Việt Nam Đồng” là sai tiếng Việt. Phải là Đồng Việt Nam, vì trong tiếng Việt, định ngữ đứng sau danh từ. Bảng Anh, Yên Nhật, Đô la Mỹ, chứ có phải Anh Bảng, Nhật Yên, Mỹ Đô la, đâu?).

 

Tôi rất trân trọng những tâm huyết và trăn trở của những người, cũng như tôi, buồn vì thấy tiếng Việt bị ung sai và lai căng rất nhiều: Những cách diễn đạt bệ nguyên từ tiếng Anh sang: “Tôi đến từ Hà Nội” (trong khi vẫn đang ở Hà Nội, chả có chuyển động gì), “Rất khó để học tiếng Anh”, “Tôi quá già để học tiếng Anh”, “Phim này thắng giải quay phim đẹp nhất”, “Cô ấy là Đại sứ Văn hóa đọc”. Nhưng Luật tiếng Việt, nếu để cho người ta nói tiếng Việt không sai, không lai căng, thì phạm vi điều chỉnh và chế tài xử phạt như thế nào? Trong đó có những điều khoản gì, mọi người đã nghĩ đến chưa? Nghĩ sẽ thấy là không phù hợp, không khả thi. Và không cần thiết.

 

Khi xây dựng luật, trong luật phải có quy định thế nào là sai. Trong khi tiếng Việt có những điều gây tranh cãi, chưa ngã ngũ, không đưa vào luật được; hoặc nếu đưa vào thì phải đưa vào tất cả các trường hợp, như thế thì luật bảo vệ tiếng Việt có thể dày cả ung trang (vd: viết là “bảy” hay là “bẩy”, hay cả 2 đều được; viết là “chúng cư” hay “chung cư”, hay cả 2 đều đúng).

 

 

https://thethaovanhoa.mediacdn.vn/Upload/3uPkfvAxvuOpUQrmKeiDaA/files/2022/01/tet4/quangdong3.jpg

Ông Tạ Quang Đông đã có gần một phần tư thế kỷ kinh nghiệm làm nghề, phiên dịch cabin cho nhiều hội nghị quốc tế lớn cả ở trong và ngoài nước. Ảnh: Lê Lai

 

 

Hoặc, có những điểm người ta ung sai thì là những điều sách giáo khoa tiếng Việt quy định rồi (viết hoa danh từ riêng, không viết hoa danh từ chung, “châu Á”, không phải “Châu Á”, ngoại lệ viết hoa danh từ chung là khi danh từ chung đó chỉ một người, sự vật… cụ thể, thể hiện sự kính trọng. Sách giáo khoa dạy rồi, cứ thế mà theo, chẳng qua người ta không nhớ những gì đã học trong SGK nên sai thôi, đưa vào luật làm gì nữa? Nếu thấy báo chí… hay viết sai, phát thanh viên hay nói sai điều gì mà đưa những điều đó vào thì luật sẽ phải ghi cả những điều như “phải viết m2 với số 2 trồi lên trên, H2O với số 2 thụt xuống dưới”, dài ung ung trang, và có thể thường xuyên phải bổ sung. Nếu không ghi những điểm đó vào luật, thì phải có nghị định hướng dẫn thi hành, và dẫn đến tình trạng Luật sẽ quá ngắn, Nghị định sẽ quá dài (cả ung ung trang).

 

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Vài nét về “Đôn Ki-hô-tê” Tạ Quang Đông

 

Trước khi công tác tại Tạp chí KHXHVN, ông Đông là Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từng đỗ cao vào Bộ Ngoại giao (điểm thi xếp thứ tư, nhưng được cộng thêm điểm thưởng do làm bài dịch tiếng Nga được 18/20 điểm, nên xếp thứ ba, được xem xét phân về Vụ châu Âu hoặc Trung tâm Biên phiên dịch. Sau đó, ông được phân về Trung tâm, nhưng, theo lời ông, “do cảm tình nghĩa của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước”, nên ở lại tiếp tục công tác tại Ủy ban). Trước đó ông công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam – Ban Quan hệ Quốc tế, và Chương trình (phát ung bằng) tiếng Anh, Ban Biên tập Đối ngoại.

----------------------------------------------------------------------------------------

 

* Ở trên ông còn nói là việc xây dựng luật tiếng Việt để tiếng Việt không bị dùng sai, ngoài việc không phù hợp, không khả thi, còn không cần thiết. Vậy với thực trạng mà chính ông cũng trăn trở, theo ông phải như thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, để tiếng Việt không bị dùng sai, dùng lai căng?

 

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không cần và không nên xây dựng luật. Dùng sai, dùng lai căng, khó chịu thật đấy, nhưng chỉ cần và chỉ nên điều chỉnh với việc truyền thông nâng cao nhận thức, để mọi người đọc lại SGK tiếng Việt, để mọi người nhắc nhở nhau trên các diễn đàn, để các nhà báo phải gương mẫu trong việc đó (vì dân nghe/đọc và vô thức chịu ảnh hưởng của các nhà báo).

 

·        Từ điển tiếng Việt là ‘phiên bản’ trung thực nhất về ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam

·        Khi tiếng Việt được bổ sung 3.000 từ mới…

·        Bao giờ tiếng Việt được ‘chuẩn hóa’?

 

Ngôn ngữ là một phạm trù rất đặc thù. Quy phạm pháp luật về ngôn ngữ là để quy định về phạm vi sử dụng ngôn ngữ chính thức của quốc gia trong tương quan với ngôn ngữ của các cộng đồng ít người hơn trong quốc gia đó, một điều có thể thể hiện trong chưa đến một trang giấy. Sai, nhầm về dùng tiếng Việt không phải là cái gì có thể dẫn đến vi phạm ở mức hình sự, nên xây dựng luật để xử phạt ngăn chặn, thiết nghĩ không cần. Chỉ cần tiếp tục giáo dục, khơi gợi tình yêu với tiếng mẹ đẻ, tôn vinh tiếng Việt, có thể bằng những sự kiện tổ chức rộng rãi nhưng gọn nhẹ, tiết kiệm.

 

Ngành giáo dục, và cả giới truyền thông, đóng vai trò rất quan trọng. Bản thân họ cần có ý thức hiểu và dùng đúng tiếng Việt (đúng theo những tiêu chí đã thống nhất, quy định trong sách giáo khoa). Ra một luật riêng cho vấn đề ngôn ngữ, vấn đề tiếng Việt, thì việc thực hiện chẳng khả thi.

 

* Xin cảm ơn ông!

 

.

 

Hãy mạnh dạn dùng “hậu cần”/ “tiếp vận”… thay cho logistics

 

* Vậy, trong lĩnh vực dịch thuật thì sao, thưa ông Tạ Quang Đông? Được biết ông đã từng từ chối nhiều hợp đồng dịch vì được yêu cầu để nguyên một số từ tiếng Anh dù trong tiếng Việt có từ mang nghĩa tương tự?

 

- Tôi xác định mình phải làm đúng đạo đức nghề nghiệp, phải chuyển tải đúng, chuẩn khi làm công tác dịch thuật, phiên dịch nên dù hợp đồng dịch có thể mang lại cho tôi nhiều tiền hay danh tiếng, nhưng việc sử dụng câu, từ làm tôi không đồng ý về mặt sử dụng tiếng Việt thì tôi sẽ không làm.

 

Ví dụ, nhiều người cứ ngại, không dịch logistics là “hậu cần”, hay “kho vận”, hay “tiếp vận”, hay “tiếp vận hậu cần”, mà bệ nguyên từ logistics, hoặc Việt hóa chút xíu, là logistic, vì lý do là “dịch như vậy không hết được nghĩa”. Tôi cho rằng, tên gọi chỉ là vỏ ngôn ngữ, do người ta đặt ra. Quy ước gọi sự vật nọ là cái bàn thì nó là cái bàn, quy ước gọi nó là cái ghế thì nó là cái ghế. Quy ước gọi sự vật đó là table thì nó là table, quy ước gọi nó là chair thì nó là chair. Nếu e ngại “hậu cần”, “tiếp vận hậu cần” không làm cho người nghe Việt Nam (ngoài ngành) hiểu hết ý nghĩa của “logistic” thì nghe “logistic”, những người đó cũng có hiểu gì đâu.

 

Để hiểu những khái niệm chuyên môn, phải tìm hiểu, phải học. Nếu dịch logistics thành logistics thì người không hiểu vẫn hoàn không hiểu. Người hiểu là do họ đã biết trước logistics là cái gì rồi, qua quá trình tìm hiểu, học hỏi. Nếu ngại dịch là “hậu cần”, “kho vận”,“tiếp vận hậu cần”, vì các cách đó “không lột tả hết ý nghĩa”, thì “nợ xấu” đâu có lột cả hết ý nghĩa của “non-performing loans”, mà sao ta vẫn đàng hoàng dịch là “nợ xấu”? Sao ta không dùng những câu “Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quy định/qui định xử lý/xử lí non-performing loan tại các ngân hàng thương mại” trong văn bản tiếng Việt? Một ví dụ khác: “nước hoa” thì (lẽ ra là) “nước của bông hoa” chứ, có “lột tả được ý nghĩa” của parfum tiếng Pháp và perfume tiếng Anh, đâu, sao ta vẫn dùng được thay thế cho những từ tiếng Tây đó, không sợ hiểu nhầm?

 

Hay là ngại dịch là “hậu cần”, “tiếp vận hậu cần”, vì đó vốn là nghĩa trong ngành khác (quân sự)? Trong tiếng Anh, cũng có hiện tượng thêm nghĩa, phái sinh nghĩa. Những người không trong ngành, chưa quan tâm đến ngành này, ở các nước Anh, Mỹ, Úc, cũng chỉ biết logistics với nghĩa của từ “hậu cần” mà đa số người Việt chưa quan tâm, chưa biết đến ngành mới này, hiểu. Từ logistics trong tiếng Anh có một nghĩa khác so với nghĩa phổ thông, thì hà cớ gì mà từ “hậu cần” trong tiếng Việt không được phép có thêm một nghĩa mới, thể hiện một khái niệm mới, ngành mới, khác với ngành hậu cần quân sự? Những ví dụ về việc một từ có thêm nghĩa mới, để mô tả một khái niệm mới ra đời, không phải là hiếm trong các ngôn ngữ.

 

Hãy mạnh dạn dùng “hậu cần”/ “kho vận”/ “tiếp vận”/ “tiếp vận hậu cần” thay cho logistics. Hãy mạnh dạn dùng “chuỗi khối” thay cho “blockchain”. Đó chính là cách giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.   

PV (ghi)

 

 

Huy Thông (thực hiện)
Thể thao & Văn hóa Xuân Nhâm Dần

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats