Trung
Quốc phẫn nộ về hiệp ước tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, Anh, Australia
Reuters / VOA
16/09/2021
https://gdb.voanews.com/8E5908E7-147C-4055-B418-1FECB45F4530_w650_r1_s.jpg
Tàu ngầm hạt nhân
USS Rhode Island thuộc lớp Triden của Mỹ.
Mỹ, Anh và Australia vừa công bố chương trình đối
tác an ninh mới gắn với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Động thái này được các đồng
minh trong vùng ca ngợi nhưng bị Trung Quốc tố cáo là hành vi đẩy mạnh chạy đua
vũ trang trong khu vực.
Theo
thông báo của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng
Australia Scott Morrison, Mỹ và Anh sẽ cung cấp cho Australia công nghệ và năng
lực triển khai các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Hoa Kỳ và các đồng minh đang tìm cách đẩy lùi
sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, đặc biệt là việc Trung Quốc
gia tăng sức mạnh quân sự, gây áp lực lên Đài Loan và các hoạt động triển khai
quân ở Biển Đông đang có nhiều tranh chấp.
Ba nhà lãnh đạo phương Tây không nhắc đến
Trung Quốc trong thông báo hôm thứ Tư 15/9, và các quan chức cấp cao của chính
quyền Biden nói rằng chương trình đối tác này không nhằm chống lại Bắc Kinh khi
họ cung cấp thông tin tóm tắt cho phóng viên trước khi có thông báo chính thức.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung
Quốc Zhao Lijian (Triệu Lập Kiên) cho rằng ba nước kể trên "gây tổn hại
nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của khu vực, đẩy mạnh chạy đua vũ trang và
gây hại tới các nỗ lực quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân".
Ông Zhao nói trong cuộc họp báo thường kỳ tại
Bắc Kinh hôm 16/9 rằng các nước không được xây dựng các chương trình đối tác nhắm
mục tiêu vào các nước thứ ba.
Đưa ra thông báo ba bên trên không gian ảo,
các nhà lãnh đạo ba nước nhấn mạnh rằng Australia sẽ không trang bị vũ khí hạt
nhân mà chỉ sử dụng hệ thống động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân cho các con
tàu.
Thủ tướng Morrison cho biết các tàu ngầm sẽ được
đóng tại thành phố Adelaide và Australia sẽ đáp ứng tất cả các nghĩa vụ về
không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Thủ tướng Johnson cho biết hiệp ước, được gọi
tắt là AUKUS, không nhằm mục đích đối đầu với bất kỳ ai và nó sẽ giảm chi phí của
thế hệ tàu ngầm hạt nhân tiếp theo của Anh.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hoan
nghênh việc đặt trọng tâm vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhưng nói thêm rằng
các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Australia sẽ không được phép hoạt
động trong lãnh hải của New Zealand do nước này từ lâu đã có chính sách phi hạt
nhân.
Singapore cho biết họ có quan hệ lâu năm với
Australia, Anh và Mỹ, và hy vọng nhóm này sẽ đóng góp vào hòa bình và ổn định.
Nhật Bản cho biết việc ba nước tăng cường hợp
tác an ninh và quốc phòng là điều quan trọng đối với hòa bình và an ninh.
Các quan chức Mỹ không đưa ra khung thời gian
khi nào Australia sẽ triển khai một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, hoặc
bao nhiêu chiếc sẽ được chế tạo. Họ nói rằng vì Australia hiện không có bất kỳ
cơ sở hạ tầng hạt nhân nào, nên cần một chương trình kéo dài trong nhiều năm.
.
----------------------------------------
.
.
Hợp
đồng tàu ngầm đổ bể, Pháp triệu hồi đại sứ ở Mỹ và Úc
18/09/2021
https://gdb.voanews.com/609CBAE6-3586-4F56-AAB3-DDC5C157AD8D_w650_r1_s.jpg
Ngoại trưởng Pháp
Jean-Yves Le Drian
Pháp đối đầu với Mỹ và Úc trong một cuộc khủng hoảng
ngoại giao chưa từng có vào ngày thứ Sáu khi Paris triệu hồi đại sứ ở cả hai nước
liên quan tới một thỏa thuận an ninh ba bên làm đổ bể một hợp đồng tàu ngầm trị
giá 40 tỉ đô la do Pháp thiết kế.
Quyết định hiếm hoi được Tổng thống Pháp
Emmanuel Macron đưa ra do tính chất nghiêm trọng của vấn đề, Bộ trưởng Ngoại
giao Jean-Yves Le Drian nói trong một phát biểu.
Ngày thứ Năm, Úc cho biết họ sẽ hủy thỏa thuận
trị giá 40 tỉ đô la với Tập đoàn Hải quân của Pháp để xây dựng một hạm đội tàu
ngầm thông thường và thay vào đó sẽ đóng ít nhất tám tàu ngầm chạy bằng năng lượng
hạt nhân với công nghệ của Mỹ và Anh sau khi đạt được quan hệ đối tác an ninh
ba bên.
Pháp gọi đây là hành động ‘đâm sau lưng.’
Reuters dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết
Mỹ lấy làm tiếc về quyết định của Pháp và Washington vẫn đang liên lạc chặt chẽ
với Pháp về quyết định này. Quan chức này nói Mỹ trong những ngày tới sẽ liên lạc
để giải quyết những khác biệt với Pháp.
Người phát ngôn của Thủ tướng Úc từ chối bình
luận về chuyện này.
Một nguồn tin ngoại giao ở Pháp cho biết đây
là lần đầu tiên Paris triệu hồi đại sứ kiểu này, Reuters cho hay. Phát biểu của
Bộ Ngoại giao Pháp không đề cập đến Anh, nhưng nguồn tin ngoại giao cho biết
Pháp coi Anh tham gia thỏa thuận này một cách cơ hội.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày thứ Năm đã
tìm cách xoa dịu sự phẫn nộ của Pháp, gọi Pháp là một đối tác thiết yếu ở vùng Ấn
Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trước đó trong ngày thứ Sáu, Thủ tướng Úc
Scott Morrison đã bác bỏ những lời chỉ trích của Pháp rằng họ không được cảnh
báo về thỏa thuận mới và cho biết ông đã nêu ra khả năng này trong cuộc hội đàm
với Tổng thống Pháp rằng Úc có thể hủy thỏa thuận tàu ngầm năm 2016 với một
công ty Pháp.
Ông Morrison thừa nhận những thiệt hại đối với
mối quan hệ Úc-Pháp nhưng khẳng định ông đã nói với ông Macron vào tháng 6 rằng
Úc đã thay đổi suy nghĩ của mình.
No comments:
Post a Comment