Wednesday, 8 September 2021

THƯƠNG TIẾC GS. NGUYỄN VÂN NAM VỪA QUA ĐỜI VÌ COVID-19 (TỄU - BLOG)

 


THƯƠNG TIẾC GS. NGUYỄN VÂN NAM VỪA QUA ĐỜI VÌ COVID-19

TỄU - BLOG

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

https://xuandienhannom.blogspot.com/2021/09/thuong-tiec-vinh-biet-gs-nguyen-van-nam.html

 

THƯƠNG TIẾC VĨNH BIỆT GS. NGUYỄN VÂN NAM 

 

GS.TS.LS Nguyễn Vân Nam trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện hồi 22h30 ngày 7-9, sau hơn mười ngày nhập viện vì COVID-19, hưởng thọ 65 tuổi.

 

Ông sinh năm 1956 ở Cần Thơ, luật sư Nguyễn Vân Nam tốt nghiệp ngành hóa Đại học Tổng hợp TPHCM năm 1981; sống tại Đức từ năm 1986, có bằng cử nhân triết học và kinh tế ở Đức, thạc sĩ về lý thuyết kinh tế vĩ mô, thạc sĩ về luật sở hữu trí tuệ và cạnh tranh, tiến sĩ về luật hành chính công, tiến sĩ khoa học về luật tổ chức nhà nước và công pháp quốc tế. Được phong giáo sư tại Đức năm 2002.

 

Tác phẩm được Ủy ban Liên minh châu Âu đặt hàng mang tên "Toàn cầu hóa và sự tồn vong của nhà nước", xuất bản ở Đức 2002.

 

Các sách của luật sư Nguyễn Vân Nam đã được xuất bản tại Đức: Vai trò nhà nước trong thời đại toàn cầu hóa; Tác động của bảo hộ sáng chế đối với các nước đang phát triển; Phân lập quyền lực trong mô hình liên bang áp dụng cho Liên minh Châu Âu... Xuất bản tại Việt Nam: Toàn cầu hóa và sự tồn vong của Nhà nước; Quyền tác giả - đường hội nhập không trải hoa hồng, Nhìn lại thấy xa hơn...

 

Theo Báo Tuổi trẻ.

.

-----------------------------------------------------------------

.

.

Nghĩ tới Nguyễn Vân Nam

Tâm Chánh

08/09/2021

https://baotiengdan.com/2021/09/08/nghi-toi-nguyen-van-nam/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/2-2.jpg

GS.TS. Luật sư Nguyễn Vân Nam trong lần ra mắt sách tại NXB Trẻ – Ảnh: L.ĐIỀN/TT

 

Vậy là không có dịp gặp lại anh nữa rồi. Xin tiễn biệt anh, tiến sĩ Nguyễn Vân Nam, người luôn đau đáu “giáo dục là quá trình hình thành bản sắc cá nhân của con người tự do”.

 

Là một chuyên gia về luật và kinh tế, học tập và sinh sống ở nước ngoài, vì hoàn cảnh riêng, Nguyễn Vân Nam trở về Việt Nam, sống trong những biến động ở một xã hội đang trong quá trình toàn cầu hoá.

 

Toàn cầu hoá, với ông không chỉ là sự thích ứng, mà là tọa độ “con người tự do có phẩm giá”.

 

Con người dù là một nhân tố của thị trường hay là một thành viên của quốc gia, dân tộc, tư cách bình đẳng chính là phẩm giá phải được bảo đảm, phải đấu tranh để bảo vệ. Làm người, với Nguyễn Vân Nam, là làm con người cá nhân. Nguyễn Vân Nam kiên quyết bác bỏ mọi đánh đổi phát triển bằng cách hy sinh môi trường, bởi môi trường là “tài sản của tôi”.

 

Nguyễn Vân Nam nhìn thấy trong các vụ cướp môi trường từ Vedan, Formosa… sự bất bình đẳng trong tư cách làm người giữa “tôi” với doanh nghiệp, thậm chí là thể chế, để kiên trì thúc đẩy người dân đi kiện. Không kiện được bằng luật Việt Nam thì kiện bằng luật Đài Loan. Đại sự tranh chấp chủ quyền quốc gia trên biển Đông cũng được ông kiến giải bằng cách làm người tự do có phẩm giá đó, khởi xướng ngư dân kiện chính quyền Trung Quốc.

 

Học thuật của ông cũng là hệ thống tiến bộ xã hội được đúc kết thành lý luận để bảo đảm cho quyền bình đẳng ở cấp độ cá nhân ấy của con người.

 

Nhà nước pháp quyền hay mô hình kinh tế thị trường xã hội mà ông xiển dương không ngoài mục đích thực hiện tương quan bình đẳng giữa cá nhân và các nhân tố cạnh tranh làm nên thị trường tự do. Tôn trọng quyền của cá nhân người tiêu dùng được coi là một nghĩa vụ bảo đảm cho cạnh tranh bình đẳng.

 

Cuốn sách là một trải nghiệm thực sự phong phú diễn biến con đường hội nhập toàn cầu với chủ thể trung tâm là con người Việt Nam. Ở đó, lòng dũng cảm dân sự được ông chọn lựa như một phẩm chất xã hội nhất thiết để hình thành con người tự do. Lòng dũng cảm dân sự ấy cũng là phương thức đấu tranh giành lấy tư cách làm người trên con đường san lấp những hố sâu bất bình đẳng xã hội, những khấp khểnh của thị trường tự do cạnh tranh.

 

Học để làm gì, trong một bài viết, tiến sĩ Nguyễn Vân Nam không ngại bác bỏ kinh nghĩa lâu nay để xác định mục đích của việc học là cho bản thân. Giáo dục là quá trình hình thành bản sắc cá nhân của con người tự do chính là luận điểm trung tâm của Nguyễn Vân Nam khi luận bàn về giáo dục. Cải cách giáo dục theo Nguyễn Vân Nam trước hết phải là thay đổi những quan niệm căn bản về giáo dục.

 

Thật lạ lùng, trong bối cảnh “đổi mới”, hoàn thiện thể chế thị trường, Nguyễn Vân Nam phản đối gay gắt thương mại hóa giáo dục dù là núp bóng tinh vi dưới chiêu bài xã hội hoá. Ông coi giáo dục là một nghĩa vụ chính yếu của nhà nước, lý do để nhà nước tồn tại. Bởi giáo dục là phải cung cấp cơ hội bình đẳng về tri thức, kĩ năng để con người vào đời, để làm việc, để sống chung trong một xã hội đa dạng và thay đổi.

.

=========================================

.

.

Luật sư Nguyễn Vân Nam qua đời vì COVID-19  

Tuổi Trẻ Online

08/09/2021 11:06 GMT+7

https://tuoitre.vn/luat-su-nguyen-van-nam-qua-doi-vi-covid-19-20210908104217694.htm

 

TTO - Thêm một mất mát nữa cho học giới trong nước khi GS.TS. LS Nguyễn Vân Nam trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện hồi 22h30 ngày 7-9, sau hơn mười ngày nhập viện vì COVID-19.

 

·         Nhìn lại, thấy xa hơn của luật sư Nguyễn Vân Nam

·         Mạo danh nhà xuất bản để bán sách

·         Dale Carnegie VN khởi kiện đòi bản quyền sở hữu trí tuệ

 

https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/586/2021/9/8/vannamrasach-16310719746711116022951.jpg

GS.TS. Luật sư Nguyễn Vân Nam trong lần ra mắt sách tại NXB Trẻ - Ảnh: L.ĐIỀN

 

Luật sư Nguyễn Vân Nam có nhà riêng ở Đồng Nai, sau khi nhiễm COVID-19 ông được chuyển lên Bệnh viện 175 tại TP.HCM. Cách đây mấy hôm, tin tức từ người thân cho hay ông trở nặng, phía bệnh viện tiên lượng xấu.

 

Sáng nay, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh - từng là bạn học thời Học sinh Miền Nam - cho hay luật sư Nguyễn Vân Nam đã ra đi vào đêm qua.

 

Những người quen biết luật sư Vân Nam đều ngỡ ngàng khi hay tin ông gục ngã trước cơn đại dịch COVID-19, dù có người biết trước đó ông bị bệnh nền.

 

Luật sư Nguyễn Vân Nam là chuyên gia về sở hữu trí tuệ. Ông là Việt kiều Đức (sống tại Đức từ năm 1986), về nước mở công ty luật từ năm 2003 và có nhiều đóng góp cho nước nhà trong việc góp ý xây dựng các bộ luật không chỉ về sở hữu trí tuệ mà còn ở lĩnh vực cạnh tranh, thương mại.

 

Ông đã hoàn thành đề tài "Xây dựng và thực hiện chiến lược Sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế", theo đơn đặt hàng của Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM.

 

Nhiều người biết đến ông như một tiếng nói có trách nhiệm về nhiều vấn đề xã hội trên phương diện pháp lý, với tinh thần thượng tôn pháp luật và hướng đến một tương lai với kỳ vọng Việt Nam sẽ có tinh thần thượng tôn pháp luật "giống như các nước phát triển".

 

Đồng nghiệp trong giới luật sư cũng ấn tượng và đồng cảm khi vào khoảng năm 2010, luật sư Nguyễn Vân Nam đã đứng ra hỗ trợ miễn phí cho một người nông dân đầu tiên của tỉnh Đồng Nai - anh Nguyễn Lam Sơn - làm các thủ tục kiện Vedan ra tòa do bị thiệt hại bởi ô nhiễm môi trường.

 

Sinh thời, luật sư Nguyễn Vân Nam dành tâm huyết cho việc phổ cập kiến thức luật bằng nhiều hình thức, và xem đó như một "cửa ra quyết định" để xã hội Việt Nam hội nhập bình thường vào thế giới văn minh.

 

Ông từng trả lời báo chí rằng, "tại Việt Nam, tôi ngày càng được người dân, doanh nghiệp tin tưởng có thể bảo vệ tốt quyền lợi của họ. Tôi chỉ góp phần thông qua các bài viết, ý kiến của mình, chỉ ra cái nào là đúng, không phù hợp với quốc tế, loài người nói chung...".

 

Cũng vì chuyên tâm vào lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nhiều lần luật sư Vân Nam bày tỏ sự thất vọng khi cách xây dựng luật cũng như hướng tiếp cận về lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Việt Nam được xem là "không ổn".

 

Từ thực tế công việc, ông dành nhiều năm để viết quyển sách Quyền tác giả - đường hội nhập không trải hoa hồng (NXB Trẻ, 2017). Đây là công trình bình luận luật, trong tâm sự lúc ra mắt sách, luật sư Nguyễn Vân Nam chia sẻ "bình luận luật là công trình trước tác quan trọng nhất của một luật sư, theo quan niệm của giới luật tại Đức".

 

Đặt vị trí của sở hữu trí tuệ vào bối cảnh hội nhập của Việt Nam, quyển sách này là cẩm nang mang khối lượng kiến thức đồ sộ, được trình bày sáng sủa dễ hiểu, thậm chí có cả chút hoạt kê trong phong cách viết.

 

Quyển này cũng đoạt giải Sách Hay năm 2018 như một ghi nhận xứng đáng cho công trình quan trọng của ông.

 

Trong lần gặp ông vào năm trước - mà giờ đây thành ra lần gặp cuối cùng - luật sư Nguyễn Vân Nam cho biết hiện ông đang nghiên cứu về "sự tồn tại" trong nghĩa rộng nhất của khái niệm này. "Đó có thể là khởi đầu của một thuyết mới...", ông tiết lộ.

 

Sau đó thì cơn đại dịch COVID-19 tràn tới và không rõ đến nay công trình này đã được ông nghiên cứu đến đâu.

 

Trên trang cá nhân, bạn thân của ông là nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh nhắc lại câu thơ "Hoa thì hay héo cỏ thường tươi" như lời tiễn bạn kèm theo nhiều tâm sự.

 

Trang cá nhân của bà Ngô Phương Thảo - người từng in quyển sách Nhìn lại thấy xa hơn của ông - cũng thảng thốt ghi lời chia buồn từ xa: "Vậy là vườn hồng thiếu người chăm. Và Việt Nam mất đi một người thương dân, thương nước...".

 

Sinh năm 1956 ở Cần Thơ, luật sư Nguyễn Vân Nam tốt nghiệp ngành hóa Đại học Tổng hợp TPHCM năm 1981; sống tại Đức từ năm 1986, có bằng cử nhân triết học và kinh tế ở Đức, thạc sĩ về lý thuyết kinh tế vĩ mô, thạc sĩ về luật sở hữu trí tuệ và cạnh tranh, tiến sĩ về luật hành chính công, tiến sĩ khoa học về luật tổ chức nhà nước và công pháp quốc tế. Được phong giáo sư tại Đức năm 2002.

 

Tác phẩm được Ủy ban Liên minh châu Âu đặt hàng mang tên "Toàn cầu hóa và sự tồn vong của nhà nước", xuất bản ở Đức 2002.

 

Các sách của luật sư Nguyễn Vân Nam đã được xuất bản tại Đức: Vai trò nhà nước trong thời đại toàn cầu hóa; Tác động của bảo hộ sáng chế đối với các nước đang phát triển; Phân lập quyền lực trong mô hình liên bang áp dụng cho Liên minh Châu Âu... Xuất bản tại Việt Nam: Toàn cầu hóa và sự tồn vong của Nhà nước; Quyền tác giả - đường hội nhập không trải hoa hồng, Nhìn lại thấy xa hơn...

 

Luật sư Nguyễn Vân Nam cũng là một CTV quen thuộc của báo Tuổi Trẻ.

 

--------------------

 

Không thể bảo vệ quyền tác giả của người Việt theo Công ước Berne

TTO - Một quyển sách bình luận luật vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam: Quyền tác giả - đường hội nhập không trải hoa hồng.

 

LAM ĐIỀN




No comments:

Post a Comment

View My Stats