THE GUARDIAN (Anh)
8-9-21
‘Hunger
was something we read about’: lockdown leaves Vietnam’s poor without food
(Guardian 8 September 2021)
*
Đói là thứ
chúng ta đọc thấy : Phong tỏa khiến Việt Nam đói vì thiếu ăn
Tác giả: Sarah Johnson and
Nhung Nguyen
Người dịch: Nguyễn Chí Thành
09/09/2021
http://www.viet-studies.net/kinhte/VNDoiViThiuAn_trans.html
Việt
Nam là một câu chuyện thành công về Covid nhưng việc phong tỏa gần đây khiến mọi
người không thể ra khỏi nhà để kiếm thức ăn đang khiến hàng chục ngàn người
đói.
Khi áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất từ
trước đến nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tran Thi Hao, công nhân một nhà máy,
được chính quyền cho biết cô và gia đình sẽ được ăn uống đầy đủ - nhưng cả hai
tháng nay họ chỉ được ăn chút cơm với nước mắm.
Cô đã bị cho nghỉ việc không lương từ tháng 7,
trong khi chồng cô, một thợ xây dựng, đã mất việc nhiều tháng trước. Họ đã nợ
tiền thuê nhà, và các khoản nợ khác sắp kéo đến.
http://www.viet-studies.net/kinhte/Guardian_1.jpg
Một người phụ nữ
đang mang thức ăn ở Hà Nội, trước khi Việt Nam áp đặt lệnh phong tỏa mới. Quân
đội đang cung cấp hàng nhưng hàng ngàn người chẳng có gì cả. Ảnh: Lương Thái
Linh / EPA
“Tôi đã gắng chịu càng lâu càng tốt nhưng tôi
không biết điều gì sẽ tới”, cô nói. “Tôi không biết phải nói gì nữa. Tôi muốn
biết tại sao không có hỗ trợ nào”.
“Chính phủ nói rằng họ sẽ giúp đỡ những người
như chúng tôi nhưng chẳng có gì cả”. Cô cho biết. “Tất cả mọi người sống xung
quanh tôi đều ngàn cân treo sợi tóc”.
Không phải chỉ riêng mình cô Tran. Thành phố lớn
nhất Việt Nam đang bị phong tỏa nghiêm ngặt, người dân không được phép ra khỏi
nhà ngay cả để kiếm thức ăn. Hạn chế này sẽ kéo dài đến ngày 15 tháng 9 khi
thành phố đã đề xuất nối lại hoạt động kinh tế.
http://www.viet-studies.net/kinhte/Guardian_2.jpg
Một cảnh sát đang
trả lại giấy phép đi lại tại một trạm kiểm soát ở Vũng Tàu khi Việt Nam phải chịu
đựng sự phong tỏa Covid chặt chẽ nhất từtrước đến nay. Ảnh:
Hau Dinh / AP
Ngay khi chưa có lệnh phong tỏa vào ngày 23
tháng 8, cô Tran, cũng như hàng triệu người khác, đã lâm vào cảnh nợ nần chồng
chất. Chính phủ đã hứa cung cấp thức ăn cho tất cả mọi người và triển khai quân
đội hỗ trợ phân phát thức ăn cho người cần, nhưng rất nhiều người dân không nhận
được gì. Tuần trước, báo chí Việt Nam đưa tin có hơn 100 người dân một quận huyện
đã biểu tình vì không nhận được hỗ trợ.
Việt Nam đã được ca ngợi là câu chuyện thành
công trên thế giới trong chống dịch. Khi các nước trên thế giới đang để tang những
người đã chết và áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc, chính phủ Việt Nam đã
ngăn chặn vi rút bằng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, truy vết tiếp xúc,
và phong tỏa tại chỗ. Tính tới đầu tháng 5, Việt Nam đã ghi nhận dưới 4.000 ca
nhiễm và 35 ca tử vong.
Nhưng giờ đây, biến thể Delta đang gây hỗn loạn
tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Cả nước đã ghi nhận 299.429 ca
nhiễm và 9.758 ca tử vong trong tháng vừa qua. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ
tử vong chiếm 4,2% trên số ca mắc. Hàng ngày có hơn 200 người chết và 5.000 ca
nhiễm mới được báo cáo tại thành phố. Tỉnh Bình Dương lân cận cũng có con số
tương tự.
Khi các quy định hạn chế nghiêm ngặt hơn được
dần áp dụng kể từ đầu tháng 6, người nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Các nhà máy và chợ được lệnh đóng cửa, kéo theo hàng ngàn việc làm. Tài xế
taxi, những người bán hàng rong, công nhân nhà máy và thợ xây dựng vốn đã cận
nghèo nay không thể kiếm tiền trong nhiều tháng và bị mắc kẹt trong những khu
nhà tạm bợ đông đúc tại các điểm nóng Covid.
Số liệu thống kê chính thức cho thấy chỉ tính
riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có 3-4 triệu người rơi vào tình trạng khó
khăn tài chính do đại dịch.
Các tổ chức dân sự đang bị ngập đến cổ vì hàng
chục ngàn yêu cầu thực phẩm mỗi ngày và không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Food Bank
Việt Nam, một doanh nghiệp xã hội của ông Nguyen Tuan Khoi, người dù có công việc
kinh doanh riêng, cũng đang hỗ trợ 10.000 người mỗi ngày. Trang web và các kênh
truyền thông xã hội nhận được yêu cầu nhiều hơn gấp đôi hoặc gấp ba lần khả
năng cung ứng.
Số yêu cầu bắt đầu tăng vào tháng trước, nhưng
đã tăng vọt trong hai tuần qua, ông Nguyen cho biết. “Đại dịch này đã ảnh hưởng
đến khả năng phục hồi của mọi người. Phong tỏa hoàn toàn đã làm đứt gãy việc
cung ứng thực phẩm. Chúng tôi và các tổ chức từ thiện khác đang rất khó khăn để
tiếp cận được những người dân đang cần. Nhu cầu là rất lớn”.
Trong suốt 20 năm làm từ thiện, ông chưa bao
giờ trải qua chuyện như thế này. “Trong vài tuần qua, người Việt đã trải qua những
ngày khó khăn nhất”, ông nói. “Tôi chưa bao giờ thấy số lượng người chết và mất
mát đến như vậy, và tôi nghĩ sẽ không bao giờ thấy thế nữa. Trước đại dịch, dù
chúng tôi có đói nghèo, nhưng dễ dàng có thức ăn cho mọi người. Tôi sinh ra sau
chiến tranh, vì vậy, chúng tôi chỉ nghe và đọc về đói nghèo qua sách vở. Bây giờ
tôi mới hiểu nghèo khổ thực sự.”
Saigon Children, tổ chức giúp đỡ những thanh
thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn được học hành và đi làm, bàng hoàng bởi nhu cầu
này. Damien Roberts, giám đốc tổ chức từ thiện, đã nói: “Thông thường, chúng
tôi xây dựng trường học, hỗ trợ những nhu cầu đặc biệt. Bây giờ 90% công việc của
chúng tôi là cứu trợ Covid. [Đói] đang lan rộng vào lúc này.
“Tôi không biết con số chính xác nhưng chúng
tôi đã giúp 16.000 người trong tám tuần qua và chúng tôi hầu như chưa làm được
gì.”
Các ứng dụng nhắn tin Zalo và SOSmap.net đưa
tin hàng chục ngàn người có nhu cầu trên toàn thành phố.
Tính đến ngày 26 tháng 8, chính quyền thành phố
đã báo cáo hỗ trợ 1,2-1,5 triệu đồng (khoảng 40 bảng Anh) và một túi thực phẩm
thiết yếu cho hơn 1,2 triệu người gặp khó khăn. Họ đang đề xuất chi thêm 9,2 tỷ
đồng để hỗ trợ người dân bị phong tỏa.
http://www.viet-studies.net/kinhte/Guardian_3.jpg
Bệnh nhân Covid-19
đang được thở ôxy tại phòng bệnh tạm thời trong một bệnh viện dã chiến ở Thành
phố Hồ Chí Minh, khi Việt Nam đang phải hứng chịu làn sóng vi rút corona thứ
tư. Ảnh: AFP / Getty
Song song với nạn đói là hệ thống y tế trở nên
quá tải. Các bệnh viện đang thiếu nhân lực, thiếu thuốc, cung cấp ôxy chỉ cầm
chừng. Các phương tiện truyền thông xã hội tràn ngập những câu chuyện về những
người kêu cứu mà không được giúp đỡ, cũng như những hình ảnh và video kinh
hoàng về những hàng dài chờ hỏa táng và những người nằm gục trên đường phố.
Bác sĩ Tran Hoang Dang Khoa, bác sĩ hồi sức
tích cực trong một bệnh viện điều trị những ca Covid nặng nhất, phụ trách 14 bệnh
nhân trong mỗi ca và đã kiệt sức. Ông cho biết, 700 giường luôn kín chỗ, mỗi
ngày lại có thêm nhiều ca; một nửa trong số những ca ông điều trị đã tử vong.
“Hệ thống y tế của chúng tôi không được chuẩn
bị sẵn sàng cho việc này, và chúng tôi vẫn chưa đạt đỉnh dịch”, ông nói, “Chúng
tôi thiếu mọi thứ - nhân viên, thuốc men, và máy thở - nhưng tôi không biết phải
đổ lỗi cho ai.”
Tình hình hiện tại cũng phản ánh chương trình
tiêm chủng của Việt Nam bị chậm trễ, theo Bác sĩ Nguyen Thu Anh, một chuyên gia
y tế công cộng của Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Hà Nội, nói. “Tỷ lệ chấp
nhận tiêm vắc xin cao,” cô nói, “nhưng chúng tôi không có đủ vắc xin cung cấp
trong nước. Cho dù các nhà cung cấp vắc xin đã cam kết, cũng như có chương
trình Covax, số lượng vắc xin thực nhận thấp hơn so với dự kiến ”.
Tính đến ngày 1 tháng 9, theo Bộ Y tế, Việt
Nam đã triển khai được 20 triệu liều vắc xin Covid-19. Chỉ 3,6% trong số 75 triệu
người trưởng thành đã được tiêm hai liều. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số
ước tính từ 10 đến 13 triệu, chỉ 5,8 triệu người trưởng thành đã tiêm liều đầu
tiên và 337.134 người đã tiêm đủ cả hai liều. Chương trình tiêm chủng bị bao
vây bởi bộ máy quan liêu cồng kềnh, dẫn đến sự chậm trễ, theo Bộ tuyên bố vào
tháng Sáu.
Các nỗ lực đang tập trung vào Thành phố Hồ Chí
Minh, nhưng như ông Nguyen nói, vi rút đã lan rộng. “Vấn đề là chúng tôi đang cố
gắng phân bổ vắc xin cho Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng phân bổ cho các tỉnh
khác rất ít, vì thế đó lại là một thách thức khác.”
Ngoài các thành phố lớn, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe và cơ sở hạ tầng còn tồi tệ hơn nhiều, và các bác sĩ cũng như các nhà
chuyên môn đang lo ngại ảnh hưởng của Covid đối với các cộng đồng ở đó.
Trở lại với căn phòng 15 mét vuông ở Thành phố
Hồ Chí Minh, Tran, chồng cô và cậu con trai tám tuổi đang mắc kẹt trong khu nhà
cùng với hàng trăm công nhân nhà máy khác nữa. Cô đang tuyệt vọng để trở lại
làm việc. Kỳ nhập học mới lại sắp bắt đầu trực tuyến nhưng cô không có máy vi
tính, và bây giờ, việc học hành của con trai cô sẽ phải dời lại.
“Bây giờ tôi không còn tâm trí nào để nghĩ đến
việc học hành của con trai tôi nữa,” cô nói. “Tôi đang lo kiếm bữa ăn tiếp theo
cho chúng tôi và tiền thuê tháng này”.
Phía bên kia thành phố, Nguyen Lam Ngoc Truc,
21 tuổi, cũng cần kiếm tiền trở lại. Cô sống trong một khu ổ chuột bên bờ sông
cùng với 30-40 gia đình khác. Cô bán hàng rong cho sinh viên nhưng không thể đi
bán từ tháng 6. Mẹ, cha và anh trai cô cũng đã thất nghiệp. Họ sống sót nhờ các
tổ chức từ thiện và hàng xóm phát gạo và mì gói.
Trong khu cô sống có rất nhiều dân nhập cư của
thành phố, nhiều người trong số đó chưa đăng ký và do đó không được quản lý và
vô hình đối với chính quyền.
“Chính phủ nên giữ lời hứa khi họ nói rằng sẽ
hỗ trợ mọi người. Cô nói: “Họ nên đưa thức ăn đến cho tất cả mọi người. Không
ai nói cho chúng tôi biết chuyện gì đang xảy ra.”
------------
* Tên đã được thay đổi để bảo vệ danh tính.
No comments:
Post a Comment