NHÀ
NƯỚC CHỐNG RA ĐƯỜNG- LÀM THẾ NÀO?
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1483357305366946&id=100010780718014
Muốn không có lũ thì phải làm sao để nước
không hợp lại thành những dòng lớn ngay từ đầu nguồn.
Để người ra đường tạo thành những dòng lớn
chen chúc, rồi bị chặn ùn lại kiểm tra giấy tờ thì khác nào tạo điều kiện cho
Covid-19 lây lan.
Để không có những dòng lớn người chen chúc đi
ngoài đường trong thời kỳ giãn cách, thì phải ngăn người ra đường ngay từ “đầu
nguồn”.
Chính sách lớn của công an Việt Nam bây giờ
là: “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, và xã bám cơ sở” rất thích hợp cho việc
ngăn chặn những dòng lớn người trên đường ngay từ “đầu nguồn”.
Dịch bệnh là một vấn đề đề an ninh phi truyền
thống và ta đã xác định chống dịch như chống giặc, cho nên Thủ tướng Phạm Minh
Chính đã có thể lựa theo chính sách đó và xác định đó để đề ra chủ trương mỗi
xã, phường là một “lô cốt”, à quên “pháo đài” phòng chống dịch bệnh.
Vậy xã, phường không phải là nơi làm thủ tục cấp
giấy đi đường mà phải là nơi kiểm tra, ngăn chặn ngay từ đầu nguồn để không cho
tạo thành dòng lũ người lớn trên đường.
Chặn người ra đường không cần thiết với những
giấy phép bất chính hoặc giấy phép không cần thiết phải được tiến hành ngay từ
những nơi cấp giấy phép và đặt yêu cầu ra đường cho người dân- đó là những cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Nên nhớ hệ thống chính trị của ta đã “len lỏi”
vào từng ngõ ngách. Vậy tại sao không phát huy cả hệ thống chính trị trong trường
hợp này? Trước hết là phải tuyên bố kỷ luật bất kỳ đảng viên nào cấp phép hay đặt
ra yêu cầu không cần thiết để người dân phải ra đường. Vai trò của mặt trận tổ
quốc, công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ, hội luật gia, liên đoàn
luật sư… chưa thấy được phát huy vào câu chuyện này rõ nét. Vậy cái gọi là “sức
mạnh của hệ thống chính trị” của ta để đâu hay nó chỉ có tác dụng chống cái gọi
là “các thế lực thù địch, phản động”?
Ta luân chuyển cán bộ về địa phương để người
cán bộ được luân chuyển gần dân hơn, hiểu dân hơn và biết sử dụng hệ thống
chính trị vào mục đích quản trị quốc gia, chứ không phải luân chuyển để sau đó
lên chức to hơn và tạo điều kiện cho họ làm quen, mở rộng quan hệ và “thu hoạch”?
Muốn cho dòng lũ không mạnh thì phải thoát nước
nhanh. Kiểm tra giấy tờ bằng tay giữa dòng lũ người thì làm sao mà thoát nhanh?
Cái gọi là “hướng tới cách mạng công nghiệp lần thứ tư” để đâu rồi? Cái thành
thạo trong việc chia các luồng giao thông để đâu? Kinh nghiệm chống dịch của thế
giới và các tỉnh, thành trong nước có tác dụng gì không?
Nhẽ ra “lãnh đạo thủ đô”, à quên lãnh đạo Hà Nội
không thể bỏ qua những thứ tối thiểu đó để suy xét. Cứ sáng ban hành cái gọi là
“công văn” hay “công điện” này, rồi tối lại sửa ngay chúng để có cái mới khác
như kẻ đẽo cày giữa đường thì đúng là không ai chịu nổi.
Trên đây là vài suy nghĩ của tôi, không phải
là một đảng viên, cũng không phải là người có chuyên môn chống dịch và càng
không phải là công dân ưu tú mà chỉ là một tay có rất nhiều khuyến điểm, nhưng
muốn mọi người thảo luận đưa ra các sáng kiến giúp cho lãnh đạo “thủ đô”, à
quên lãnh đạo Hà Nội.
Xin cảm ơn!
No comments:
Post a Comment